Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh
Nằm tọa lạc số 9 Phan Thúc Duyện (phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM) có khu mộ của cụ Phan Châu Trinh đã tồn tại gần 100 năm nay...
Năm 1930, Hội Trung ký ái hữu và gia đình đã xây dựng đền thờ Phan Châu Trinh tại đường Gallimard (nay là 23 Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1). Năm 1993, đền này được dỡ bỏ, xây lại đền mới, nằm cạnh mộ phần của cụ Phan Châu Trinh ở số 9 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình.
Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh ở TP.HCM gồm một tòa nhà văn phòng đã cũ, một nhà kho đã hỏng, nhà thờ và khu lăng mộ. Khuôn viên của cụm di tích rộng 2.500 m2, có tường rào bao bọc. Từ ngoài vào, có tượng bán thân lớn của cụ Phan Châu Trinh.
Phía sau bức tượng là đền thờ Phan Châu Trinh. Đền thờ xây dựng mô phỏng theo kiến trúc đền cũ ở Đa Kao với nền hình bát giác, mái ba tầng kiểu cổ điển. Nội thất của đền thờ trên cao là bức hoành phi ghi bốn đại tự “Phan Tiên Sinh Từ”, nghĩa là đền thờ Phan tiên sinh. Chính giữa nhà là bàn thờ Phan Châu Trinh, phía sau có bức đại tự ghi “Cách Mạng Tiên Khu”, nghĩa là người làm cách mạng gian nan đầu tiên. Bên trái bàn thờ là nơi thờ phu nhân và các con của Phan Châu Trinh, bên phải là bia ghi công đức của Phan Châu Trinh và tủ trưng bày các tác phẩm nghiên cứu về cụ Phan. Hiện nay, theo ý nguyện của gia đình, khách đến chỉ được tham quan chứ không chụp ảnh trong đền thờ.
Mộ phần cụ Phan có từ năm 1926, sau khi cụ mất. Ban đầu là ngôi mộ nhỏ, nay được tu bổ theo kiểu một ngôi nhà mồ rộng rãi, có mái ngói che nắng, có hai dãy ghế đá hai bên để khách đến thăm viếng nghỉ ngơi.
Tấm bia lớn trước mộ đề là “Quốc dân đồng phụng lập” (nghĩa là nhân dân cả nước góp tiền để lo đám tang cho ông), dưới bia ghi tên ba người lập bia là Hồ Tá Bang, Trần Đình Phiên, Huỳnh Đình Điển. Trước bia mộ là đỉnh hương bằng xi măng màu trắng.
Mộ phần của cụ Phan nằm giữa, hình chữ nhật.
Sau mộ là tấm bia đá bằng cẩm thạch cao 3,6 m, rộng 3 m, nói về thân thế sự nghiệp của cụ Phan do Huỳnh Thúc Kháng soạn ngày 2-8-1926.
Trên bia có ghi: “Than ôi! Non sông nặng gánh, son sắt một lòng, trong 20 năm hết xứ này qua xứ khác, khỏi nạn nọ đến nạn kia, biết bao nguy hiểm đắng cay mà nghị lực hùng tâm vẫn trước sau như một, đến lúc tóc bạc răng long còn muốn thiệt hành cái chủ nghĩa dân chủ để cứu vớt đồng bào”.
Anh Dương Sinh (36 tuổi) hằng ngày vừa trông coi vừa làm cỏ, trồng cây kiểng tạo không gian xanh cho di tích cụ Phan Châu Trinh.
Nhà lưu niệm nằm ở bên trái đền thờ, là nơi trưng bày những di vật, di bút, trước tác của cụ và những tư liệu, hiện vật về hoạt động cách mạng của cụ Phan Châu Trinh. Trong ảnh:Bức ảnh cụ Phan Châu Trinh được treo trong phòng tiếp khách.
Ngày 12-12-1994, Bộ Văn hóa công nhận Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh là di tích lịch sử. Hằng năm, vào ngày 24-3, gia đình đều tổ chức lễ giỗ cho cụ với sự tham gia của thân bằng quyến thuộc và những người Việt Nam yêu mến, kính trọng cụ Phan Châu Trinh.
Phan Châu Trinh, hiệu là Phan Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872 tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam trong một gia đình võ quan triều Nguyễn.
Năm 1900, Phan Châu Trinh đỗ cử nhân, năm sau đỗ Phó bảng. Năm 1902, Phan Châu Trinh vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau ông từ quan, dấn thân vào các hoạt động yêu nước.
Năm 1905 và 1911, Phan Châu Trinh sang Nhật Bản rồi sang Pháp để học hỏi, tìm con đường thoát khỏi ách cai trị của người Pháp.
Các năm 1906, 1919 và 1920, Phan Châu Trinh ba lần gửi một bức thư yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi chính sách cai trị ở Việt Nam và Đông Dương.
Năm 1907, Phan Châu Trinh từng vào Nam Trung Bộ, rồi ra Hà Nội giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục và diễn thuyết nhiều lần về con đường cứu nước.
Năm 1917, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành thành lập Hội Người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt tại Hà Nội và bị đày đi Côn Đảo. Năm 1910, Phan Châu Trinh được ân xá, bị quản thúc ở Mỹ Tho. Năm 1914, tại Pháp, Phan Châu Trinh lại bị bắt giam vào ngục Santé.
Đầu năm 1926, Phan Châu Trinh bệnh nặng và mất lúc 21 giờ 30 ngày 24-3-1926 tại khách sạn Chiêu Nam Lầu ởSài Gòn.
Năm 2007, lần đầu tiên giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh được trao tặng cho những cá nhân có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu văn hóa, Việt Nam học và dịch thuật.
Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh do bà Nguyễn Thị Bình (cháu ngoại của cụ Phan Châu Trinh), nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, làm chủ tịch và GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, làm phó chủ tịch sáng lập.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015