Chúng ta của hiện tại

Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM
09:37 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Hai, 2021

“Chúng ta của hiện tại” là tên MV mới của Sơn Tùng M-TP. Vì cái tên quá “trendy” nên người, viết định mượn để đặt tựa cho bài viết của mình. Tuy nhiên, với những diễn biến mới sau vài giờ/ngày công bố, MV trở thành viện dẫn chính cho bài viết này.

NHANH “NGAY VÀ LUÔN”?

1,5 triệu người theo dõi trực tiếp khi "Chúng là của hiện tại” được công bố trên YouTube vào lúc 20 giờ ngày 2012 là tuột (01 số khá ấn tượng, đưa MV này lọt vào tốp các MV tring khu vực được theo dõi trực tiếp nhiều nhất. Chưa đầy 30 phút sau, số lượt người xem đã vượt mốc 2 triệu và tiếp tục tăng mạnh.

Một lần nữa, điều này đủ để minh chứng rằng Sơn Tùng tiếp tục là một cái tên rất nóng. Nhưng quan trọng là, cũng như những gì đã diễn ra trên các kênh YouTube, những con số nhảy múa như trên đủ để phản ánh “thành quả” một cách nhanh chóng nhất có thể. Nói theo ngôn ngữ của hiện tại thì “ngay và luôn” là một đòi hỏi đã được tiêu chuẩn hóa nhằm xóa bỏ thời gian “chết” và có thể là vô số bước, quy trình lọc, công bố kết quả. Bỏ qua yếu tố cảm xúc, “nhanh” rõ ràng còn để cắt giảm chi phí.

NHƯNG PHẢI THỰC VÀ CHẤT

Khi thế giới được minh định là tương đối thì nhu cầu về sự hoàn hảo không phải dễ dàng để đáp ứng. Bất kỳ một quy trình đánh giá nào cũng sẽ để lộ gót chân Achilles. Điều quan trọng là quy trình xét duyệt đó hướng đến điều gì, và bản thân người vận hành có muốn khắc phục những điểm yếu đã lộ diện để hoàn thiện hay không. Cho nên, đã quyết định sử dụng một quy trình, thì phải chấp nhận nó, tránh tình trạng khi được thì viện dẫn còn khi mất thì bài trừ, công kích.

YouTube cũng cần được đón nhận một cách bình tâm như vậy. Nhìn vào lượt view cao ngút của một MV, người ta có thể mường tượng đến lực lượng “cày” gieo.

Thì đã sao, có người bỏ công cày view cũng là thành quả của người nghệ sĩ. YouTube thì cũng chẳng gì phải ngại. YouTube vẫn dựa vào đó để đẩy ranking.  YouTube biết chứ, nhưng họ vẫn... để vậy, chấp nhận và thậm chí còn trả tiền cho YouTuber theo số lượng lượt view đó.

Thực ra, chẳng có gì là lạ. Anh có “cày” hay không thì anh vẫn phải bật MV hay clip và để màn hình ở chế độ “play”. Bất kể thái độ của anh là gì, màn hình “chạy” là tôi sẽ ghi nhận, vì với tôi như thế đã đạt được mục tiêu. Nói vậy thôi, chứ YouTube nào phải dạng vừa, chịu yên trước những tay... “cày đểu”. Ai là tín đồ của “kênh truyền hình” mới này đều rõ chuyện lượt view tăng rồi lại giảm. Mấy cô cậu robot của YouTube đủ thông minh để phát hiện các view không thực và chất để loại bỏ, để tổng view cuối cùng phải... thực và chất. Thời của hiện tại, mọi thứ đâu dễ... ảo được.

CHÚNG TA CỦA HIỆN TẠI PHẢI KHÁC

Thời hiện tại của chúng ta rõ ràng đã khác. Chúng ta vì vậy phải khác, trong những sắp đặt mới, cho một cuộc sống mới.

Xã hội hẳn nhiên phải khác. Từng cá nhân cũng phải khác.

Nhưng có lẽ, nhà nước và chính quyền cần phải khác trước tiên, vì nhà nước và thể chế là lực lượng, đơn vị quản lý và dẫn dắt xã hội. Đặc biệt, để số hóa thì phải khác, không phải chi trong cách nghĩ, lời nói mà phải trong hành động.

Mấy chục năm tạo dựng nền pháp lý nước nhà, chúng ta không còn lạ cảnh Chính phủ và các cơ quan hành chính “nợ” văn bản hướng dẫn. Nhưng sau bao nhiêu năm đổi mới, cải cách và không ít lần tuyên bố mục tiêu 4.0 hóa nền hành chính quốc gia, “nợ xấu” này vẫn còn. Doanh nghiệp đương nhiên phải... trả giá như phản ánh của TBKTSG.

"Dầu ngày trước có thế nào thì thời này đã khác nên chúng ta cần phải khác cho hiện tại. Để khác, chúng ta buộc phải lựa chọn: đứng yên hay thay đổi? Nếu đã thay đổi thì phải thay đổi theo phong cách “bốn chấm”: nhanh, thực và chất."

Hơn cả thế, Chính phủ “nợ” củ cơ quan thi hành Luật Cạnh tranh hơn một năm qua trong khi xây dựng và thực thi chính sách cạnh tranh tốt đã kịp phủ kín các cam kết quốc tế, từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho đến Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Nói đúng ra, sau phiên bản Luật Cạnh tranh 2004, Việt Nam đã có Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh gánh vác sứ mệnh này. Tuy nhiên, hai cơ quan này được miễn nhiệm và xem như đã hoàn thành trọng trách khi Luật Cạnh tranh mới được ban hành vào năm 2018, có hiệu lực từ ngày 1-7-2019. Theo quy định mới, một Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thống nhất sẽ được thành lập để tiếp tục sứ mệnh đó. Nhưng cho đến nay, cơ quan này vẫn chưa ra đời, đồng nghĩa không có ai gánh vác việc thực thi sắc luật. Trong tình thế đó, Bộ Công Thương tiếp tục giao Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng theo dõi, giám sát các động thái của nền kinh tế nhưng dù có giao gì đi nữa thì cơ quan này vẫn không thể danh chính ngôn thuận có được quyển “tài phán” cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh có dấu hiệu phản cạnh tranh vì vậy cũng chỉ có thể nhận được... cảnh báo từ cơ quan này.

Sau gần 15 năm ban hành và thực thi, Luật Cạnh tranh Việt Nam coi như bước từ cuộc sống lên bàn giấy rồi nằm yên ở đó để chờ tiếp cơ quan thực thi mới. Thời 4.0 đâu thể chậm đến như thế!

Cùng với nhiều thành tựu khác của thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã có thể xây dựng và ban hành các bộ luật có đến vài trăm điều, dày đến vài trăm trang giấy. Nhưng để đáp ứng nhịp sống cấp bách của thời đại, Việt Nam cũng có thể ban hành các văn bản luật chi một vài điều.

Thể chế cần ổn định, luật pháp cần chắc chắn, khái quát để ít sửa đi sửa lại. Nhưng nếu cần, một văn bản luật còn sai sót có thể bị sửa đổi, thay thế ngay lập tức.

Dẫu ngày trước có thể nào thì thời này đã khác nên chúng ta cần phải khác cho hiện tại. Để khác, chúng ta buộc phải lựa chọn: đứng yên hay thay đổi? Nếu đã thay đổi thì phải thay đổi theo phong cách “bốn chấm”: nhanh, thực và chất.

Lựa chọn trong ngôn tình có thể là sự hy sinh, còn lựa chọn trong kinh tế học là đánh đổi. Hy sinh hay đánh đổi thì suy cho cùng cũng vì một mường tượng khác hơn về một tương lai khác hơn. Cho nên, trở ngại, khó khăn và thậm chí là cả sự trả giá nếu có thì cũng có cái giá của nó.

LÀM TỐT CÔNG VIỆC CỦA CHÍNH MÌNH CŨNG LÀ ĐỦ

Trong MV “Chúng ta của hiện tại” Sơn Tùng thực ra đã rất khác với một Sơn Tùng trước. Cái khác lớn nhất là anh đã bỏ qua câu hát điệp khúc có thể trao “trend” để đặt tên một ca khúc như thường thấy. Lần này, tên ca khúc anh chọn không có từ nào có trong lời bài hát. Và cái khác này đã... bị trả giá bằng những con số mà chúng ta đã thấy.

Người ta có thể cho rằng, Sơn Tùng chỉ là một ca sĩ, dù là một ca sĩ có độ nóng bậc nhất đi chăng nữa. Nhưng phải chăng chúng ta cũng đã từng quen với thông điệp: để xã hội này tốt hơn thì mỗi người, mỗi tổ chức chỉ cần làm tốt công việc của chính mình.

Sơn Tùng rõ ràng đã làm tốt vai trò người nghệ sĩ bằng những kết nối của quá khứ, hiện tại và tương lai qua một... tình khúc. Phải chăng, việc còn lại là chúng ta hãy làm tốt công việc của chính mình? Chỉ cần mỗi người làm tốt công việc của chính mình cũng là đủ để thời hiện tại của chúng ta sẽ khác!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạng xã hội chán chữ, ngán hình

    15/06/2020Trúc AnhMột mạng xã hội chỉ có tiếng con người trao đổi, trò chuyện với nhau chứ không có hình ảnh, video hay chữ nghĩa gì đang thu hút giới đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon. Một mô hình mới hay chỉ là trò vui phù phiếm?
  • Thư gửi robot Citizen: Sử dụng mạng xã hội thế nào?

    12/11/2019Xuân AnMặt mạnh của mạng xã hội thì ai cũng biết cả. Nhưng có một điều ai cũng thừa nhận, đó là việc “lướt mạng”cũng rất mất thời gian...
  • Mạng xã hội là nơi người ta sống đãi bôi với nhau

    24/10/2019Mai Xuân NamNếu bạn chia sẻ tâm trạng là vào động viên ngay: Bạn làm sao thế? Có chuyện gì vậy? Anh buồn gì à? Cố lên mọi chuyện sẽ tốt?
  • ​Không thể né tránh mạng xã hội

    09/08/2019Lê Quốc MinhTôi còn nhớ vụ rơi máy bay quân sự cách đây nhiều năm. Một tai nạn thảm khốc! Khi đó, mạng xã hội chưa phát triển như bây giờ nhưng thông tin râm ran khắp nơi, cho dù có chỉ đạo không đưa tin về vụ này.
  • Tất cả chúng ta đều đang bị đầu độc

    25/04/2019Phi TuyếtVâng, tất cả chúng ta, ít hay nhiều, đều đang bị đầu độc… Câu hỏi đặt ra là, chúng ta chấp nhận để bản thân mình chịu cảnh này tới khi nào?
  • Khi giới trẻ bị lệ thuộc vào mạng xã hội

    13/03/2018Tân KhoaGiới trẻ đang nghiện nặng việc sử dụng mạng xã hội và thậm chí sẵn sàng nhịn ăn, nhịn tiêu để mua được cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Đây chính là vật bất ly thân với nhiều sinh viên và không ít người lo ngại là mạng xã hội đang khiến sinh viên không tập trung học hành...
  • Bí ẩn tâm lý con người trên… “cõi mạng”

    12/02/2017Bích Ngọc tổng hợpSự ra đời của mạng xã hội đã làm thay đổi diện mạo đời sống xã hội. Chưa bao giờ con người có thể sở hữu nhiều mối quan hệ như hiện nay và cũng chưa bao giờ nghiên cứu tâm lý con người trở nên đa chiều như hiện tại với những tác động chưa từng được biết đến...
  • Trên mạng, người ta quên nhau là con người

    11/12/2016Vũ Viết Tuân thực hiệnNguồn cơn nào hình thành những “cơn bão lăng nhục” khổng lồ trên mạng xã hội hiện nay? Và liệu có cách nào để các công dân mạng dừng “ném đá” vô lý và theo phong trào mà không biết hậu quả của mỗi con chữ là vô cùng lớn?
  • Mạng xã hội lượng nhiều, chất ít

    02/04/2016Hải AnhSinh vội vã, sống vật vờ - các mạng xã hội Việt Nam đang loay hoay tồn tại, phát triển và nỗ lực tìm hướng đi riêng để thoát khỏi tình trạng ảm đạm, nhất là trước động thái cạnh tranh mạnh mẽ sắp tới đây của Yahoo! (nâng cấp dịch vụ Yahoo!360o)...
  • Mạng xã hội đang chôn vùi ký ức

    03/03/2016Sacha SeganCác dịch vụ mạng xã hội đang tách rời chúng ta bằng cách phân tán cuộc đời chúng ta thành những ngăn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy chúng không có ở đó...
  • Sống sao cho giá trị?

    12/09/2015Kim Yến thực hiệnĐây là diễn đàn hàng tuần bàn về giá trị sống của nhân vật được chọn của Báo Sài Gòn Tiếp Thị, đồng thời chia sẻ cách nhận diện những giá trị ảo đang ngày càng xâm thực dữ dội vào môi trường sống...
  • Văn hóa mạng - con dao hai lưỡi và những hệ lụy khôn lường

    25/10/2014Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là những hệ lụy từ việc quá lạm dụng mạng xã hội. Không ít người, nhất là giới trẻ do bị cuốn sâu vào mạng xã hội mà quên đi cuộc sống thật của mình, tìm thú vui qua những dòng bình luận, thích thú khi được nhiều người “like”...
  • Mạng xã hội - kết nối hay chia rẽ con người?

    19/07/2011Vương ĐỗNhững mạng xã hội như Twitter hay Facebook không giúp kết nối người ta với nhau – thay vào đó chúng cách ly con người với thế giới thực. Đây là lời cảnh báo mới nhất từ giới học giả về trào lưu sử dụng mạng xã hội hiện nay...
  • “Văn hóa chợ” trên Facebook

    12/06/2013Tiểu QuyênMạng xã hội đang tồn tại, phát triển cùng với những biến tướng đầy hệ lụy đã phơi bày một “bộ mặt xấu thời đại” đáng báo động..
  • Mạng xã hội và công nghiệp quảng cáo

    03/07/2009Nguyễn TrungMarketing truyền thống cho rằng, cần phải bán cái thị trường cần, còn với mạng xã hội, lý thuyết được viết lại: bán cái mình có. Một đỉnh cao mới của marketing? Không ai dám chắc câu trả lời, nhưng có một thực tế là không phải quảng cáo sẽ được triển khai ra sao trong môi trường mạng xã hội, mà là mạng xã hội đang làm thay đổi phương thức quảng cáo như thế nào.
  • Thế giới ảo GO @

    01/06/2009Linh LinhCon người ta lắm khi không thể biết được mình đang sống trong mơ hay sống thực bởi những chuyện ập đến quá bất ngờ, hoặc hạnh phúc quá đỗi, hoặc đau thương tột cùng. Một phương pháp dân gian hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém nhất là cấu tai, cắn tay hoặc tự véo mình để kiểm tra, nếu thấy đau tức là thật, còn nếu sực tỉnh tức là giấc mơ.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • Ai sẽ cứu những mạng xã hội tiên phong?

    26/10/2008Nguyễn Ngọc PhươngĐại đa số mạng xã hội mở rộng hệ thống để thu hút người dùng nói chung, nhưng những người này, những tính năng đó có bao nhiêu phần trăm đóng góp vào lợi nhuận của hệ thống thì mù mờ hơn cả đỉnh núi Pan xi phăng, nơi mây vờn núi, mây bay ngang trời...
  • Thế giới ảo xâm lấn truyền thống kiểu cũ

    13/12/2006Thụy KhaCơn lốc thế giới ảo với blog, chia sẻ video, hình ảnh... đã cuốn theo các hãng truyền thông kiều cũ, áp đặt và định hình những kênh giao tiếp, tiếp nhận thông tin mới...
  • xem toàn bộ