Ai sẽ cứu những mạng xã hội tiên phong?
Đại đa số mạng xã hội mở rộng hệ thống để thu hút người dùng nói chung, nhưng những người này, những tính năng đó có bao nhiêu phần trăm đóng góp vào lợi nhuận của hệ thống thì mù mờ hơn cả đỉnh núi Pan xi phăng, nơi mây vờn núi, mây bay ngang trời...
Cách đây 2 năm sau khi Y! 360 xuất hiện, thị trường Internet Việt Nam bắt đầu dấy lên làn sóng Blog. Cùng với sự trợ giúp đắc lực của giới truyền thông, ai cũng dễ dàng nhận ra trào lưu Blogging đang dần len lỏi vào cuộc sống của thanh thiếu niên Việt Nam. Và từ đây hàng loạt Blog Platform ra đời nhằm đón đầu nhu cầu đang bùng phát. Có những công ty mong muốn thu lợi quảng cáo từ việc phát triển dịch vụ này, có những công ty tính thu phí sử dụng dịch vụ Blog của doanh nghiệp trong khi nhiều người muốn thoả mãn cái tôi của họ. Tất cả những nỗ lực đó khiến năm 2007 là năm hưng thịnh của Blog tại Việt Nam. Báo chí, truyền hình ngày đêm thủ thỉ khiến nhiều đơn vị hào phóng hơn trong việc chi tiền đầu tư, và giờ đây, khi dịch vụ Blog trở nên bão hoà, họ mới nhìn thấy mô hình kinh doanh Blog không dễ kiếm lợi như họ tưởng. Nhiều dự án Blog đã lặng lẽ ra đi không kèn không trống.
Trời bắt đầu se se lạnh, những làn gió Tây lại vuốt ve người dùng Internet Việt Nam, trong những cơn gió đó thoang thoảng vị mạng xã hội, nhưng chừng ấy cũng đủ để thanh thiếu niên Việt Nam hứng khởi đón chào. Cuối năm 2007 và năm 2008 đánh dấu giai đoạn đón chào hàng loạt mạng xã hội với nhiều mô hình khác nhau như Cyvee, Tamtay, Yobanbe, Clipvn,…. Đại đa số các mạng xã hội Việt Nam đều là kết quả của sự chắp vá các đặc điểm của các mô hình thành công và đặc thù nhu cầu của nhóm 1% trong mạng.
Bản thân việc chắp vá thể hiện những nỗ lực không ngừng của đơn vị chủ quản, tuy nhiên chúng cũng thể hiện sự thiếu kiến thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược sản phẩm mới. Và giờ đây, khi cuộc đua lượng truy nhập gắt gao hơn bao giờ hết, hầu hết các mạng xã hội có xu hướng dịch chuyển dịch vụ cốt lõi về nội dung, mạng nào to cây thì sắm một trang riêng về âm nhạc hoặc video hoặc tin tức như Tamtay, Yume, Zing; mạng nào lực bé thì tích hợp vào như một tính năng gia tăng.
Ai đã từng đầu tư mới thấm thía sự tham lam của mạng xã hội định hướng nội dung, việc giữ chân người dùng và cạnh tranh với đối thủ luôn thúc doanh nghiệp phải bơm tiền để giành giật vị thế. Suy nghĩ chiến đấu để giành giật lượng truy nhập lớn vẫn ăn sâu trong tiềm thức từ nhà đầu tư tới những người triển khai các dự án thay vì chiếm thị phần trên phân khúc thị trường mục tiêu. Và đó là cuộc chiến của những tượng đài được dựng lên bởi tiền và tiền.
Một vài mô hình như Faceviet, Cyvee, Cyworld, … vẫn giữ nguyên dáng hình của người hùng đã nổi danh ở trời Tây, tuy nhiên bên trong dáng vẻ oai hùng đó là một cơ thể yếu ớt và cần một sợi dây để buộc mỗi khi lướt qua cầu. Nhớ ngày anh mới sinh, nào hoa, nào rượu, nào báo chí, mọi thứ đều chỉ nhằm tôn lên một ngôi sao mới trên bầu trời Việt Nam. Trong ngày chào đời của anh, người vui mừng là toàn thể anh em kề vai sát cánh với dự án, sau vài tháng, nếu anh có ra đi ly rượu tiễn biệt có hay chăng chỉ là cô đơn mình chủ đầu tư. Nếu bạn ngã ngựa, cũng không ai chê trách khi tiền của bạn đã cạn. Nhưng sự gục ngã của bạn là dấu hiệu đáng mừng cho mạng xã hội Việt Nam, những kẻ tiên phong gục ngã sẽ mang lại những bài học quý giá cho những kẻ kế cận, giúp những cơn sóng sau lớn hơn cơn sóng trước. Và những kẻ như tôi lại không thất học khi theo dõi con đường kinh doanh của các mạng xã hội.
Trong nhóm những kẻ tiên phong còn tồn tại, thấp thoáng những gã tiền đầy túi và lực đầy mình và đầu rất cứng. Với sức mạnh tài chính, dựa trên những phát hiện về nhu cầu mới của người dùng trẻ và đặc điểm thành công của đối thủ, những gã này đã tuỳ tiện mở rộng tính năng của hệ thống không dựa trên một giá trị cốt lõi, nghiên cứu tính khả thi nào. Hệ thống bỗng chốc phình to lên với đủ loại tính năng khai thác nhiều loại nội dung. Dễ dàng nhận thấy mặt trái của hệ thống là không nền tảng hóa, kém linh hoạt và không mở cũng như tiêu thụ nhiều băng thông, dung lượng lưu trữ và CPU nhưng không khai thác được người dùng mục tiêu. Đại đa số mở rộng hệ thống để thu hút người dùng nói chung, nhưng những người này, những tính năng đó có bao nhiêu phần trăm đóng góp vào lợi nhuận của hệ thống thì mù mờ hơn cả đỉnh núi Pan xi phăng, nơi mây vờn núi, mây bay ngang trời.
Trong tình thế như vậy, ai sẽ cứu những mạng xã hội tiên phong. Các mạng xã hội cần những con người có tầm nhìn dài hạn với những mô hình lợi nhuận khả thi. Những con người này phải có năng lực quản trị, đủ kiến thức về marketing, bán hàng & công nghệ và hơn hết những người này đủ quyền để thực thi những kế hoạch của họ với nguồn tiền được bơm dài hơi. Những mạng xã hội được họ tạo ra phải phù hợp với văn hoá Việt Nam và tập trung vào những phân khúc người dùng không là long tail của các khách hàng mục tiêu.
Có người hỏi tôi, tại sao bạn lại viết về những vấn đề này trên Y! 360, nơi có rất ít người quan tâm so với các hệ thống Blog khác. Tôi vẫn là anh chàng bảo thủ với mong muốn chia sẻ và xây dựng nhận thức cho Việt Nam, do vậy tôi lựa chọn Y!360, dịch vụ Blog gần gũi người Việt nhất và nhiều trong số họ không có kiến thức về CNTT. Đây cũng là một cách để hỗ trợ những mạng xã hội tiên phong phải không nhỉ?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005