“Chiêu hiền đãi sĩ” bằng cách nào?
Ở các nước phát triển nhanh, các nhà lãnh đạo cũng phải tốn nhiều công sức để thu hút và sử dụng nhân tài. Chẳng hạn, Singapore đã động viên và đãi ngộ những người tài vào làm việc trong bộ máy công quyền nên họ đã có được chính quyền giỏi giang, hiệu quả tốt, đưa đảo quốc nhỏ bé và nghèo nàn này trở nên hùng mạnh với thời gian không bao lâu.
Hàn Quốc khi còn là quốc gia yếu kém mọi bề, chính quyền đã gửi các thanh niên ưu tú đi du học tại các nước tiên tiến nhất để trở về phục vụ trong bộ máy công quyền và nước này đã đạt được thành quả phát triển đáng tự hào.
Vị trí đặt quảng cáoChính phủ Trung Quốc cũng đã và đang làm mọi cách để thu hút Hoa kiều ở khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng đất nước. Họ còn bố trí cả người ngoài đảng vào đảm nhận các vị trí quan trọng (bộ trưởng) trong chính phủ. Trung Quốc phát triển nhanh cũng nhờ cách sử dụng nhân tài khôn khéo đó!
Còn ở Việt Nam, sau năm 1975, tại rất nhiều địa phương một bộ phận không nhỏ thanh niên đã có cách tiến thân không giống ai: nhờ vào lý lịch, với trình độ lớp 8, lớp 9 chen vào làm việc tại các cơ quan cấp xã. Sau đó họ đi học bổ túc văn hóa và chẳng phải tốn nhiều công sức cũng có bằng tốt nghiệp. Tiếp theo, họ sẽ được lên chức rồi ghi tên học đại học tại chức và cũng lại chẳng cần học bao nhiêu mà vẫn có được tấm bằng đại học. Sau đó họ tìm cách lên huyện làm cán bộ phụ trách... Rồi lại tìm cách quanh co (kể cả việc mua bằng) để có được cái bằng thạc sĩ (và tiến sĩ) và lên tỉnh làm cán bộ... Thế là bộ máy công quyền đã thu hút không ít những người kém cỏi để giao phó trách nhiệm quản lý, điều hành.
Ở một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mới đây đã phát hiện hơn 200 cán bộ dùng bằng tú tài giả. Những người kém tài, thiếu đức nhưng khôn khéo này, bằng quyền lực, lại cản trở, loại trừ những tài năng khác trong bộ máy công quyền. Việc “chiêu hiền đãi sĩ”, vì lẽ đó, đã trở thành khẩu hiệu sáo rỗng ở không ít địa phương!
Tại sao đến hôm nay, Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực? Những điều phân tích trên là nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả này. “Nhân sự là khâu quyết định cho mọi thành bại của các công việc lớn, nhỏ”. Chân lý này mãi mãi sẽ còn nguyên giá trị.
Nguồn:Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá