Chẩn bệnh người trẻ trong công việc

Công ty TNHH Loan Lê
10:45 SA @ Thứ Ba - 16 Tháng Sáu, 2009

6 căn bệnh người trẻ thường mắc phải khi đi làm dưới mắt một chuyên gia đào tạo nhân sự.

1/ Làm qua loa cho xong việc

Trong thực tế, rất nhiều bạn trẻ không thật sự tận tâm với công việc của mình. Do một số nguyên nhân chính:

- Không yêu thích công việc của mình: thường gặp ở những người đồng ý nhận công việc một cách miễn cưỡng, tạm thời vì chưa tìm được việc làm phù hợp.

- Không tìm hiểu rõ công việc mình sẽ nhận làm: khi vào làm mới nhận ra mình không phù hợp với công việc đã nhận.

- Không có tinh thần trách nhiệm, thường đùn đẩy hoặc đổ lỗi cho đồng nghiệp: nhiều bạn trẻ thích công việc của mình, nhưng lại không đủ trách nhiệm để thực hiện công việc một cách trọn vẹn. Một số bạn hay dựa dẫm, ỷ lại vào đồng nghiệp hay cấp trên sẽ hoàn chỉnh nốt phần còn lại cho mình.

- Không có thói quen làm việc đến nơi đến chốn.

2/ Làm việc không có kế hoạch

Bạn trẻ được đào tạo nhiều kiến thức trong nhà trường nhưng lại thiếu phần hướng dẫn kỹ năng mềm để làm việc một cách có kế hoạch.

3/ Thiếu tầm nhìn tổng thể

Căn bệnh này thường gặp ở một số vị trí quản lý trẻ: nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, thường theo chủ quan của mình.

4/ Thiếu khả năng làm việc độc lập, sáng tạo

Đây là một điểm yếu có lẽ xuất phát từ cách giáo dục mà nhiều cá nhân đã trải qua:

  • Trong gia đình, khi còn bé mọi thứ phải làm theo lời cha mẹ, không được có ý kiến riêng. Khi đi học, mọi thứ phải trả lời răm rắp theo sách. Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng thay vì nhiều đáp án đúng nếu nhìn ở những góc độ khác nhau.
  • Bị cười chê nếu không trả lời đúng ý người trên mình, đúng sách vở.
  • Từ đó, cá nhân sẽ luôn mong đợi có người/sách hướng dẫn, gợi ý thay vì tự suy xét và quyết định độc lập, sáng tạo.

5/ Mức độ linh hoạt chưa phù hợp

Do thiếu kỹ năng sống, một số bạn trẻ loay hoay không biết có thể được linh hoạt trong xử lý công việc ở mức độ nào. Từ đó dẫn đến việc một số bạn quá tùy tiện, một số bạn lại quá cứng nhắc.

6/ Không có thời gian nâng cao nghiệp vụ

Nâng cao nghiệp vụ có thể được thực hiện qua công việc hoặc qua học hỏi. Nhiều bạn đã để các hoạt động không quan trọng chiếm hết thời gian nâng cao nghiệp vụ. Một số bạn lại quá mệt mỏi để học hỏi thêm. Và đơn giản hơn, một số bạn lười.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm đúng việc tốt hơn là làm việc đúng

    01/05/2019Trong một đợt tập huấn về quản lý thời gian cá nhân để nâng cao hiệu quả công việc, một giám đốc dự án đã rất bực bội khi thấy kết quả kiểm tra không như mong đợi. Các nhân viên xuất sắc nhất của ông không đạt kết quả cao về tính hiệu quả trong quản lý thời gian....
  • Thế nào đối với những kẻ chây lười?

    16/01/2018Trương Thị Hoàng GiangKhông một "sếp" nào muốn có nhân viên chây lười trong tổ chức của mình. Nhân viên chây lười không chỉ làm đau đầu "sếp" mà còn khiến cho các đồng nghiệp "ngán ngẩm". Biểu hiện của những kẻ chây lười thường là: đùn đẩy việc cho người khác, giải quyết công việc một cách qua quýt, làm lấy lệ hoặc làm việc với một thái độ miễn cưỡng, hoặc cố ý "câu giờ”...
  • Hãy lao động đi!

    07/07/2016Chungta.com sưu tầmĐi làm việc đi, đồ nhác ! Đừng có ăn không nữa, quân ăn bám. “Hãy tìm nghề mà sinh nhai, làm một công việc, thực hiện một bổn phận, mày không muốn à ? Làm việc như mọi người mày cho là chán phải không ? Làm việc là một quy luật. Kẻ nào chốn tránh lao động vì cho là buồn chán thì sẽ phải lao động như một hình phạt...
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Học cách làm việc

    26/05/2015Hải VănNước Mỹ mỗi năm bị mất khoảng 588 tỉ USD tương đương 5% GDP do tình trạng người lao động Mỹ không tập trung hoàn thành dứt điểm từng công việc một mà cứ đang làm dở việc A lại ngừng lại để suy nghĩ về việc B hay xử lý một việc C chen ngang...
  • Stress trong công việc và Văn hóa nơi công sở

    09/04/2006Việc điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa nơi công sở hay văn hóa công ty là một bước quan trọng trong việc giải tỏa stress mà có liên quan tới bất cứ nghề nghiệp hay sự thay đổi công việc nào. ...
  • Những người trẻ nói về "làm việc chuyên nghiệp"

    04/02/2006Nguyễn Ngọc LinhChỉ cần đi bộ với người nước ngoài, cũng có thể biết là chúng ta vẫn còn chậm lắm” - Một cô gái 8X, đang làm việc trong ngành PR - đã nói như thế về “làm việc chuyên nghiệp” ở Việt Nam...
  • 9 kỹ năng “mềm” để thành công

    25/12/2005Phạm Thu ThúyBạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”...
  • Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

    19/12/2005Trương Thu HàCác nhà điều hành thường đặt ra câu hỏi “Làm sao tôi có thể thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn?” Đó là câu hỏi phổ biến nhất mà tôi thuờng được hỏi. Đây là một câu hỏi sai, thay vào đó hãy hỏi “Làm cách nào tôi có thể tạo ra một môi trường làm việc mà trong đó các cá nhân có thể quyết định việc được thúc đẩy về mục tiêu làm việc hoặc các hoạt động?”...
  • 10 kĩ năng dẫn đến thành công

    12/10/2005Ngoài trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay chính bản thân họ cần phải có. ...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Sắp xếp tài liệu công việc khoa học

    19/03/2005Người ta thường nói “cách sắp xếp tài liệu và công việc sẽ nói lên tính cách và hiệu quả công việc của bạn”. Bàn làm việc lộn xộn cùng một loạt công việc cần làm nhưng không biết việc gì làm trước, việc gì làm sau, thể hiện rằng hiệu quả làm việc của bạn chưa tốt. Để khắc phục căn bệnh này, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây...
  • Phương pháp đánh giá nhân viên

    27/01/2004Khi bạn đã biết cách thúc đẩy nhân viên làm việc thì bạn cũng cần phải biết quản lý quá trình làm việc của họ. Các nhân viên đóng vai trò lớn nhất trong các hoạt động của bạn. Quản lý nhân viên một cách hiệu quả sẽ mang lại cho nhà quản lý vô số ích lợi.

    Thông thường, quy trình đánh giá nhân viên kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm. Nên đánh giá công việc với hai mục đích cơ bản là đưa ra nhận xét và ước lượng công việc...
  • xem toàn bộ