Stress trong công việc và Văn hóa nơi công sở

09:41 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Tư, 2006

Việc điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa nơi công sở hay văn hóa công ty là một bước quan trọng trong việc giải tỏa stress mà có liên quan tới bất cứ nghề nghiệp hay sự thay đổi công việc nào.

Công việc đầu tiên hay chuyển sang làm một công việc mới rõ ràng là một trong những thời gian căng thẳng nhất trong cuộc đời làm việc của bạn. Mọi thứ dường như một mớ rối tung và có thể là bạn sẽ băn khoăn tự hỏi rằng mình ở vị trí chính xác nào trong cái khung cảnh ấy. Để giảm bớt căng thẳng của bạn trong thời gian này hãy dành chút thời gian quan sát và phân tích văn hóa tại nơi làm việc mới của bạn.
Vậy văn hóa nơi công sở chính xác là gì? Văn hóa công ty hay văn hóa nơi công sở cũng giống như bất cứ một loại hình văn hóa nào khác là một loạt những hành vi và qui ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác. Văn hóa này bao gồm cả những quy định chính thức, được ghi thành văn bản của một công ty và cả những quy định bất thành văn mà bạn học được bằng kinh nghiệm.

Chuyển từ một loại hình văn hóa công ty sang một loại hình văn hóa khác có thể làm tăng những căng thẳng vốn có trong công việc mới của bạn. Chẳng hạn như nếu bạn đang từ một công ty lớn luôn bắt buộc phải mặc comple và đeo cravat nghiêm chỉnh chuyển sang làm ở một công ty nhỏ năng động hơn nơi mà mọi người chỉ mặc quần jeans và gọi nhau bằng tên một cách thân mật thì bạn sẽ phải có những điều chỉnh trong việc ăn mặc cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Lúc này ăn mặc theo qui định như trong công việc trước kia của bạn có thể khiến cho bạn bị các đồng nghiệp mới gán cho cái một cái tên là kẻ xa lạ và lạnh lùng.

Tương tự như vậy nếu như bạn sắp dời khỏi ghế nhà trường thì bạn cũng sẽ phải tập làm quen với rất nhiều lễ nghi và sự phân cấp bậc khác nhau trong giao tiếp khi mà bạn đang trong một tư cách mới của mình.

Ở vào bất cứ hoàn cảnh công việc mới nào, bạn cũng nên dành cho mình thời gian để phân tích văn hóa ứng xử ở nơi làm việc mới và nếu cần thiết thì cả thời gian để thay đổi những thói quen tương ứng nhằm hạn chế những căng thẳng đến mức tối thiểu. Để đánh giá chính xác văn hóa công ty hay văn hóa nơi công sở bạn nên xem xét những vấn đề sau đây tại nơi bạn làm việc:

1. Cách giao tiếp:
Các thông tin trong công ty bạn có được thông báo một cách chính thức dưới dạng văn bản hay tại các cuộc họp, hội nghị đã được nên lịch không? Hay người ta thích cách truyền miệng hơn? Nếu bạn muốn đưa ra những ý kiến của mình thì bạn có gửi chúng qua thư điện tử, in ra thành các tài liệu cho đồng nghiệp hay bạn chỉ chia sẻ chúng với những ai mà bạn bất chợt gặp ở ngoài hành lang? Việc giao tiếp có hiệu quả sẽ là nền tảng tốt cho việc giải tỏa stress và có thể mọi người trong công ty bạn sẽ cần phải có những thỏa thuận với nhau để đạt được phương thức giao tiếp phù hợp, có hiệu quả.

2. Hệ thống cấp bậc chức vụ:
Cụm từ “dây chuyền mệnh lệnh” được định nghĩa như thế nào ở công ty bạn? Các đồng nghiệp của bạn tôn trọng cái cơ cấu cấp bậc chức vụ cứng nhắc đến mức nào? Vị trí chính xác của bạn trong hệ thống này là ở đâu? Bạn có được người khác cho rằng sẽ đào tạo họ hay đưa cho họ những lời khuyên không? Nếu có, mối quan hệ của bạn với những người dưới quyền bạn sẽ phải nghiêm túc đến đâu?

3. Công việc tập thể:
Các dự án và mọi thông tin ở công ty bạn có được chia sẻ một cách tự do hay người ta cho rằng bạn chỉ nên làm việc hoàn toàn độc lập? Những ý kiến đóng góp được đưa ra thảo luận tại các buổi họp toàn thể công ty (chính thức hoặc không chính thức) hay là chỉ được đưa ra trong những cuộc họp từng cá nhân với ông chủ công ty? Các đồng nghiệp của bạn vẫn cảm thấy vui vẻ hay cảm thấy bị xúc phạm khi bạn đưa ra một số gợi ý về công việc của họ? Nếu tất cả những điều này không được rõ ràng cho lắm thì bạn nên cân nhắc tới việc thảo luận với các đồng nghiệp của mình về mức độ hợp tác công việc. Thường thì ngăn ngừa những cuộc bất hòa và nguyên nhân gây stress tại nơi làm việc từ trước khi chúng xuất hiện bao giờ cũng dễ dàng hơn là việc giải quyết khi mà chúng đã xảy ra.

4. Đội ngũ lãnh đạo:
Vai trò của ông chủ công ty bạn là gì? Những lời đánh giá và phê bình được các vị lãnh đạo đưa ra như thế nào – trong những bản báo cáo chính thức định kì hay trong những lời nhận xét bất chợt của họ? Điều này phần lớn phụ thuộc vào tính cách của người lãnh đạo và cách điều hành quản lý của người ấy. Chắc chắn sẽ là thỏa đáng nếu bạn nói với cấp trên mới của mình điều mà bạn mong đợi về thông tin phản hồi từ phía họ và tính thường xuyên của chúng.

5. Trang phục:
Ở công ty bạn có quy định về trang phục khi đi làm? Chúng được ghi trong các văn bản chính thức? Nếu không thì đầu tiên bạn nên có cách ăn mặc giống các đồng nghiệp trong phòng trước khi mặc đồ gì đó mà bạn còn nghi ngờ liệu nó có phù hợp hay không. Dù cho tính cách cá nhân và sự sáng tạo có thể được đánh giá cao trong công việc của bạn thì cũng nên xem xét liệu điều này có được áp dụng với trang phục cá nhân không. Nhờ đó mà bạn sẽ tránh được những căng thẳng vì trở thành chủ đề của những cuộc đàm tiếu của những người đồng nghiệp mới.

6. Không gian làm việc:
Người ta có để ảnh gia đình, tranh vẽ của lũ trẻ hay các chậu cây cảnh trong các phòng làm việc, trên bàn ghế và thậm chí cả trong phòng ngủ nhỏ tại nơi làm việc ở công ty của bạn? Vậy hãy dành cho mình một chút thời để gian xem xét điều này khi tiến hành trang trí không gian làm việc của bạn. Những người khác trong phòng của bạn có ăn snack hay ăn trưa ngay tại bàn làm việc của họ hay không? Và bạn có thể ghé qua phòng làm việc của một đồng nghiệp khác để tán gẫu một chút mà không báo trước chứ? Thậm chí những chi tiết dường như rất nhỏ nhặt như đóng cửa khi đi ra khỏi phòng hay là cứ để cửa phòng mở toang có thể biểu hiện những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác trong phòng.

7. Tình bạn nơi công sở:
Công ty của bạn có phải một đại gia đình hạnh phúc? Liệu việc bạn biết được chi tiết của cuộc phẫu thuật xương hông của người hàng xóm của mẹ của một đồng nghiệp của bạn có được coi là bình thường? Nói cách khác thì trong công ty bạn giữa các đồng nghiệp với nhau họ có sự cởi mở hay là khép kín những vấn đề cá nhân hay không? Sau giờ làm việc bạn có cùng đi chơi, đi ăn trưa với các đồng nghiệp hay tổ chức những cuộc gặp mặt làm quen? Tình bạn như vậy có vượt qua ranh giới cấp bậc chức vụ hay sự khác biệt giữa các phòng ban không? Tuy nhiên cũng có nhiều người thích tách bạch rõ ràng giữa công việc và đời sống riêng tư của họ. Nếu bạn thuộc tuýp người này thì việc chuyển tới làm việc tại một công ty mà giữa mọi người có không khí thân mật như trong gia đình sẽ đòi hỏi bạn phải ứng xử một cách khéo léo và phù hợp với mỗi một tình huống giao tiếp nhất định.

Sau khi bạn đã có những đánh giá, nhận xét về văn hóa tại nơi làm việc mới của mình thì giờ đây bạn đang ở trong vị trí quan sát xem điều này có phù hợp với phong cách riêng và những hy vọng của cá nhân bạn như thế nào.

Để tránh những căng thẳng tại nơi làm việc bạn sẽ phải lựa chọn một vài khía cạnh trong công việc mà ở đó bạn phải điều chỉnh những thói quen của chính mình. Đương nhiên điều này không đồng nghĩa với việc người ta sẽ phải che dấu những nét mới mẻ thú vị của riêng mình hay phải biến mình thành một nhân viên bình thường như bao nhân viên khác. Nhưng nếu được trang bị một vốn hiểu biết về văn hóa ứng xử nơi làm việc thì bạn sẽ tự tạo được cho mình những sự lựa chọn đã được cung cấp thông tin về cách cư xử cũng như thói quen làm việc và sẽ ngăn ngừa được đáng kể những mối bất hòa hay những tình huống gây căng thẳng trong công việc của bạn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Công việc và tình yêu

    15/10/2005Ngọc LanLàm thế nào để chú chuột tham lam mang tên công việc không thể ngang nhiên gặm nhấm nham nhở chiếc bánh kém Tình yêu, bằng hàm răng nhọn hoắt và bộ móng vuốt sắc nhọn mà người ta quen gọi bằng những cái tên như họp hành, đi công tác xa, làm thêm giờ…
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Thuốc chống cô độc

    24/08/2005Thời hiện đại nhiều người cô độc, thậm chí đại cô độc. Người đông như kiến mà chẳng chơi được với ai. Tự "đóng cửa" làm họ trở nên cộc cằn, rồi dần dà chính họ trở thành nạn nhân của làn sóng "căn bệnh xã hội" thời đại mới. Phải làm sao đây?
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • xem toàn bộ