Nhiều ý kiến ví von việc vào WTO cũng như chuyện “dựng vợ, gả chồng” vậy. Vì đơn giản để mọi người đều hiểu và đỡ nhọc công phân tích, ít mệt mình. Nhưng có lẽ nên biết nhiều hơn đằng sau cuộc vui đình đám đó.
"Đã qua rồi cái thời "phở quát, lại càng nên cho vào câu chuyện Diễm xưa "cháo chửi"... Tất cả chỉ được công nhận khi chất lượng đòng nghĩa với lương tâm cống hiển cộng với một mong muốn kiếm tiền tử tế".
Cũng giống như lễ cưới hỏi theo nếp sống văn minh thì sẽ không có cỗ lạt linh đình triền miên. Thay vào đó, niềm vui sẽ là một trách nhiệm mới đầy cao cả với tổ ấm, tổ chức cuộc sống, phân công công việc và sẽ chỉ là một gia đình hạnh phúc nếp - tẻ đàng hoàng khi vợ chồng đều tử tế biết điều. Người xây kẻ giữ quan trọng và cơ bản nhất là nền tảng hiểu biết và tôn trọng những cam kết (của gia đình) mà cụ thể ở đây chính là WTO.
Việt Nam không nằm ngoại lệ của tính mạnh tínhyếu.Vào WTO nghĩa là đã ra "đại dương" mà tất cả đều được đi lên từ thế mạnh - yếu của mình. Bấy lâu nay, may mắn là ta đã không còn được nghe nhiều mĩ từ trong sách giáo khoa hay sách tham khảo từ bậc tiểu học dạy học sinh rằng nước ta "rừng vàng biển bạc", bề dày lịch sử, văn minh kỳ vĩ... Điều nguy hiểm đó đã được thay thế bằng những minh chứng cụ thể và chính xác hơn. Nước ta là nước nhỏ về quy mô diện tích, dân số đông (top thứ 13 thế giới), mật độ dày, % độ tuổi lao động cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp lớn... Xét về tính nối tiếp thì không chắc đã hay nhưng tại thời điểm này, phương châm đi tắt đón đầu của kẻ đi sau chưa hẳn là không mang tính cạnh tranh so sánh.
Với tiêu điểm "thế và lực", hiện điểm yếu của Vệt Nam nhiều hơn điểm mạnh. Điều này giống như đưa một học sinh vào học lớp chọn trong khi khả năng chưa đủ đáp ứng được hết các đời hỏi khắt khe. Có hai khả năng xảy ra. Một học không theo nổi, càng ngày khoảng cách càng xa mà không trả bài được, chán nản và dễ bỏ. Hai, lúc đầu học với sau đó nhờ môi trường cộng với tinh thần cầu tiến sẽ khá lên, chưa bằng các bạn trong lớp ngay được nhưng so với bản thân thì đã có tiến bộ nhiều.
Như những nhà nghiên cứu khác nhận định, Việt Nam đang là một cơ thể yếu, có bệnh (tham nhũng, thành tích, giả đối...) cộng thêm tính "thiếu máu” nên "mặt lúc nào cũng xanh", ra gió là xây xẩm mặt mày hết cả. Những điểm yếu này rồi sẽ được chữa chạy nhờ một tổ chức chung (WTO) nhưng cũng nên mạnh dạn biết bệnh mà trị liệu trước. Con bệnh tự nguyện tiêm chủng sẽ bớt đau đớn đi rất nhiều so với việc bác sĩ giữ chân tay, đè chặt trên bàn mổ mà cắt bỏ đi những u thừa đi căn.
Nói vậy không có nghĩa là Việt Nam toàn tử huyệt. Hàng nghìn năm với lịch sử đặc biệt đã tôi luyện cho cả dân tộc nhiều đức tính đáng kể. Sự độ lượng, dễ tha thứ quá khứ đôi khi xuề xòa được miêu tả rất rõ trong chính sách làm bạn với mọi quốc gia nên dễ được lòng của nhiều bạn bè. Sự mến khách đến mức "nồng nàn" (như lời của nhiều vị khách du lịch nước ngoài) đã xoá bỏ được nhiều khoảng cách của bè phái, tính co cụm - cái mà một phần do lịch sử, một phần do hoàn cảnh và vị trí địa lý đặc biệt. Thêm vào đó, là tư duy chính trị linh hoạt, khéo léo giúp đất nước tìm được chỗ đứng tương đối "khuất gió và an toàn".
Theo nội dung hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ bước vào cuộc chiến mới với nhiều cam kết và luật chơi rõ ràng. Cạnh tranh khốc liệt là điều đương nhiên, từ giày dép cho cho đến hàng điện máy, từ cốc cafe cho đến bát phở đều tham gia vào chiến cuộc này. Không nên mơ hồ về kết quả chung cuộc kiểu như "đôi bên cùng thắng” (win-win) mà là sẽ là ta thắng, địch thua, ta được mùa hoặc ngược lại mà thôi. Kể cả phở truyền thống như phở Thìn, Nam Định,Vuông hay Phở 24 sẽ phải đăng ký thương hiệu một cách bài bản rồi gắng sức lên mà chiến đấu với Thai Pho Noodles, PHO Instant Noodles có nhãn "Made in Malaysia" hay những nền kinh tế khác. Các thương hiệu Việt Nam cần phải được bảo hộ, thực hiện quy chuẩn hoá, đề cao tính tiện ích và qui trình tải lên mạng (uploading) cần được chăm chút với sự cầu tiến mạnh mẽ. Đã qua rồi cái thời "phở quát", lại càng nên cho vào câu chuyện Diễm xưa "cháo chửi"... Tất cả chỉ được công nhận khi chất lượng đồng nghĩa với lương tâm cống hiến cộng với một mong muốn kiếm tiền tử tế.
Càng ngày, hai chữ ước mơ càng xuất hiện với tần suất lớn. Sinh viên giờ đã biết và có nhiều điều kiện để ước mơ tới những thứ cao cấp hơn về vật chất và giá trị hơn về tinh thần. Điều này đặc biệt quan trọng khi thế hệ cha chú chỉ cầu mong sao cho hôm nay nồi cơm ít sắn hay đi xếp hàng lấy được ít gạo hẩm mốc thôi. Nghĩa là, suy nghĩ của những thế hệ mới ít bị bó buộc, những tưởng tượng đã bị tằn tiện và ước mơ đẹp đã ít mùi khổ sở đi rất nhiều. Hơn nữa do nghèo lâu quá nên ý chí kiềm tiền đổi đời của thanh niên là tương đối mạnh mẽ. Đó là một lợi thế.
Năm 2007 là một thời khắc tiêu điểm. Dẫu chưa là dấu son chói lòa ghi danh sử sách về chiến công gì mà nó đơn giản là thời điểm phóng pháo hiệu báo rằng Việt Nam đã bước vào một mái nhà chung của pháp lý, của bình đẳng, của sự chơi đẹp và cạnh tranh lành mạnh.