Cảnh báo trên thị trường chứng khoán
Từ hơn một tháng nay, thị trường chứng khoán (TTCK) của chúng ta nóng lên về cả hai mặt: chỉ số chứng khoán tăng vọt và cả xã hội như cuốn hút vào làn sóng đầu tư ngắn hạn. Nếu cho rằng lòng tham và nỗi sợ hãi là hai yếu tố thường có của nhà đầu tư cá nhân thì hình như yếu tố thứ hai đã bị lấn át. Thị trường chứng khoán là nơi hội tụ nhiều yếu tố rủi ro nhất, vậy mà người ta chẳng hề e sợ, có người còn liều lĩnh vay mượn tiền để mua cổ phiếu, trong khi về nguyên tắc đồng tiền đổ vào thị trường này thường phải là đồng tiền nhàn rỗi.
Thậm chí có Công ty chứng khoán còn tận dụng ưu thế là con đẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần đã vay những khoản tiền lớn để đầu tư chứng khoán. Đây là việc làm rất phiêu lưu, khi dùng đồng tiền huy động được trong xã hội (ngắn hạn) để đưa vào thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn) là lĩnh vực luôn có nhiều rủi ro.
Tuần qua, TTCK của chúng ta lạichứng kiến chỉ số Việt Nam Index tăng đáng ngại, lên đến con số 1.076,55 điểm là mức tăng kỷ lục.
Trong khi đó TTCK Việt Nam ra đời năm 2001và chỉ trong sáu năm chỉ số Việt Nam Index đã tăng từ 100 lên đến 1.000, tức tăng gấp 10 lần. Đúng là TTCK của chúng ta lớn nhanh như Phù Đổng, mà hậu quả là thị trường nóng lên với sự tham gia của rất đông nhà đầu tư ngắn hạn mua cổ phiếu
Ngoại trừ những quy đầu tư và một số Công ty Chứng khoán có điều kiện nắm bắt phần nào thông tin của các Công ty đã và sắp niêm yết, hầu hết các nhà đầu tư ngắn hạn đều khó biết được thật chính xác tình hình hoạt động của các Công ty , do ở nước ta số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh chưa được công khai và minh bạch hoàn toàn và nhiều lý do khác nhau, mặc dù đó là yêu cầu cơ bản của sân chơi chứng khoán.
Giải thích cho sự nóng bỏng của TTCK, nhiều nhà phân tích cho rằng chủ yếu là do cầu đang vượt cung khiến cho giá chứng khoán bị đẩy lên cao ngất. Những thông tin đáng tin cậy cho thấy đến nay TTCK nhỏ bé của chúng ta đã tiếp nhận khoản tiền đáng kể lên đến 2 tỉ USD của 30 qũy đầu tư nước ngoài mua các cổ phiếu có triển vọng trên cả hai thị trường tập trung và phi tập trung.
Một trong những biểu hiện của cơn sốt TTCK là tỷ số P/E (Price/earning Ratio) đang cao bất thường. P/E là tỷ số giữa giá thị trường của cổ phiếu hiện hành và cổ tức có được từ cổ phiếu ấy. Tỷ số này trong điều kiện thị trường vận hành bình thường chỉ ở mức từ 15 đến 18 lần, thế nhưng trên TTCK của chúng ta khoảng mấy tháng nay tỷ số P/E ở một vài cổ phiếu có lúc đã lên đến 40 lần.
Cơn sốt chứng khoán của chúng ta hiện nay tương tự như cơn sốt thị trường kỹ thuật tin học ở Mỹ hồi năm 2000, khi đó P/E cũng vút lên đền 40 và bị đánh giá là phát triển bong bóng. Chỉ một năm sau, khi bong bóng vỡ tan thì chì số Nasdag trên TTCK Mỹ từ 5.000 điểm xuống chỉ còn 1.000 điểm.
Hiện nay, ở Trung Quốc các TTCK với tỷ số P/E trên 30, cũng đang lên cơn sốt như TTCK của Việt Nam và người ta e ngại đến lúc nào đó bong bóng chứng khoán sẽ vỡ.
Nhiều nhà phân tích đã bày tỏ sự lo ngại tình hình như vậy cũng sẽ xảy ra ở nước ta và khi ấy các qũy đầu tư nước ngoài sẽ ồ ạt bán chứng khoán đang sở hữu để thu hồi vốn đầu tư. Và rất có thể nền kinh tế của chúng ta phải gánh chịu một đòn trí mạng.
Cảnh giác trước tình hình này, tuần qua Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ đề án thành lập một tổ chức có quyền hạn và đủ khả năng giám sát hoạt động của TTCK, thị trường tiền tệ ngay trong quý I này. Theo chỉ đạo của Chính phủ, các hoạt động cần giám sát là hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, hoạt động môi giới, Tư vấn đầu tư, Tư vấn định giá doanh nghiệp.
Hai tuần lễ trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã có một quyết định rất đúng theo đó các Ngân hàng không được cho các Công ty chứng khoán có đồng vốn của mình hoặc do mình kiếm soát, vay và bảo lãnh vượt quá 10% vốn tự có. Quyết định này của Ngân hàng Nhà nước nhằm quản lý và hạn chế việc các Công ty trực thuộc Ngân hàng Thương mại lấy tiền huy động của người dân để mua chứng khoán, đồng thời quản lýluồng tiền của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào TTCK nhằm ngăn chặn rủi ro có tính hệ thống trên thị trường này.
Rõ ràng các động thái trên đây cho thấy đã có một sự cảnh giác cao độ của Chính phủ và các cơ quan chức năng trước cơn sốt TTCK. Thế nhưng về lâu dài, biện pháp khả dĩ đưa TTCK của chúng ta vận hành lành mạnh là tái lập cân bằng cung cầu cổ phiếu bằng cách sớm cho các Công ty lớn, trong số đó có nhiều Công ty làm ăn hiệu quả, lên sàn. Ở đây còn có vai trò của Chính phủ trong việc ban hành thêm các chính sách đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước trong vai trò thực hiện. Nhưng liệu điều này có dễ thực hiện hay không khi việc chuẩn bị lên sàn của các Tổng Công ty sau cổ phần hóa vẫn đang ì ạch, tiến độ cổ phần hóa vẫn chậm chạp như lâu nay vì những vướng mắc tưởng chừng như đã được giải quyết. Có ý kiến cho rằng, việc đưa cổ phiếu của các "đại gia" vào TTCK nên thực hiện ở sàn giao dịch tập trung, nơi có khả năng làm nhẹ cơn sốt của TTCK. Nói như vậy cũng có nghĩa là trên thị trường phi tập trung (OTC) vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn cho TTCK. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường