Cách nghĩ rất quan trọng

10:34 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Mười Một, 2018

Tôi gặp rất nhiều người đề cao sự thông minh theo các nghĩa : học giỏi, bằng cao, tinh khôn, hơn người, tuyệt kĩ, thần đồng, chức trọng, trình độ...

Nhiều phụ huynh nỗ lực sớm nuôi dạy con mình theo hướng đó...

Tôi không bao giờ đủ ‘thông minh như thế’ để tranh luận hay khuyên ai...

Einstein có câu ‘cảm xúc quan trọng hơn thông minh’! Còn ở bài này tôi chia sẻ về CÁCH NGHĨ , theo đó là : não trạng (mặc kiến thiết lập thường trực trong não) dẫn lối tư duy hành động ( dù trình thấp hay cao về học vấn ).

.


Tôi không tin sự thông minh dù kiệt xuất của ai đó tự nó làm nên sự nghiệp lớn! CÁCH NGHĨ để khai phóng được những giá trị Nhất của mỗi người ( chinh phục được những vấn đề của cuộc sống, tìm được chân lý ở chính hành trình đường đời của mình ) là rất quan trọng

Dưới đây chỉ là vài câu hỏi đặt ra để ví dụ phản tỉnh :

. Nghĩ là có trình độ thuyết phục cao sẽ làm giàu được nhờ kéo người chơi hụi ?

. Nghĩ có ngàn năm kinh nghiệm trồng lúa thì đứng đầu nông nghiệp ?

. Nghĩ là dùng thông minh tin học nên sửa điểm thi sẽ không ai phát hiện ra ?

. Nghĩ mình giỏi làm kinh doanh làm ra nhiều tiền thì làm gì cũng được ?

. Nghĩ mình là vua Toán thì dùng nó để lý giải được mọi điều của đời sống ?

. Nghĩ mình đọc hiểu thông sách kinh dịch thì phán xét được các số phận ?

. Nghĩ mình tu học được thành bác sĩ giỏi thì cứu được bệnh mình ?

. Nghĩ rằng viết nên nhiều bài thơ tình thì ắt là sở hữu được nhiều tình yêu ?

. Nghĩ mình đã đánh bại bao nhiêu giặc ngoại xâm lớn thì thắng ‘nội xâm’ ?

. Nghĩ mình quyền chức ‘đến Trời’ mà đi thao túng Nhân gian bằng quyền lực ?

...


HLV Hàn Quốc Park Hang-seo suy tư tìm đấu pháp thi đấu cho đội tuyển Việt Nam

.

Tôi luôn cho rằng CÁCH NGHĨ VỀ NĂNG LỰC ỨNG XỬ VÀ HÀNH ĐỘNG THEO PHÂN SỐ: ( QUY TẮC / ĐẠO LÝ ) KHAI PHÁT LƯƠNG TRI của mỗi người ( ở cương vị của họ, từ bản thân ra Thiên hạ ) là quyết định, hơn rất nhiều sự thông minh !!!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thay đổi 4 nguyên tắc cơ sở trong tư duy khoa học cổ điển và hiện đại

    12/02/2017Sau năm 1900, tư duy khoa học đã chuyển từ tư duy cơ giới sang tư duy khoa học mới...
  • Sự suy thoái của Thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch Hệ hình tư duy?

    29/08/2019Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ là một thế hệ vứt đi, văn hóa đọc xuống cấp, nghệ thuật – tư tưởng đang trên đà suy thoái. Điều này có đúng hay không? Đó có thể chỉ là góc nhìn tiêu cực đầy định kiến. Book Hunter đã có dịp thực hiện một bài phỏng vấn PGS – TS phê bình văn học Đỗ Lai Thúy...
  • Tư duy tích cực hay Câu chuyện về Nửa cốc nước đầy

    04/09/2018Chân Từ PhươngCuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá, hoặc ít nhất qua cách nhìn về tư duy tích cực của tác giả, biết đâu bạn sẽ tìm được chiếc chìa khoá mở cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình.
  • Nghệ thuật ảo hóa của tư duy

    14/08/2018Ngôn ngữ tự nhiên vốn mơ hồ. Tính mơ hồ đó biểu hiện ở chỗ cùng một câu mà ý nghĩa biểu đạt khác nhau. Thuật Giải thích câu theo ý khác là phương pháp giành chiến thắng trong tranh luận...
  • Chất lượng tư duy phụ thuộc vào trí tâm, chứ không phải tuổi tác

    25/07/2018Trường GiangCoócnây, một nhà văn nổi tiếng của Pháp trong tác phẩm “Lơ xít” của mình đã viết: “Tài năng không chờ đợi tuổi tác”. Chất lượng tư duy, một biểu hiện tài năng đầu tiên của con người cũng không phụ thuộc vào tuổi tác. Tâm và trí là hai yếu tố nền tảng quyết định mọi chất lượng tư duy của người...
  • Thế hệ kế tiếp và cuộc canh tân tư duy

    19/07/2018Lê Ngọc Sơn thực hiệnLàm sao xây dựng được thế hệ kế tiếp, kể cả thế hệ lãnh đạo lẫn thế hệ trẻ, những người có chí lớn, đưa con thuyền dân tộc vượt qua những thác ghềnh trước mặt. Người Đô Thị đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Cao Huy Thuần về những suy tư, trăn trở của ông về vấn đề này…
  • Đáng sợ nhất là những cách nghĩ tưởng như rất có lý

    12/06/2018Vương Trí NhànKhi hành động, suy cho cùng, con người ta ít hay nhiều, gián tiếp hay trực tiếp, đều đã bộc lộ một triết lý về hành động. Và không vì triết lý đó còn mang đậm tư duy dân gian, còn ở dạng tự phát...
  • Sự thoái hóa của tư duy

    27/11/2017Nguyễn Vũ DiệuNgười ta lại tỏ ra quá quan tâm đến cái gọi là "công trình khoa học" của ông Bùi Hiền, mà tôi kết luận là cực dốt nát và làm thoái hóa ngôn ngữ Việt. Để chứng minh cho tính chất làm thoái hóa ngôn ngữ Việt, tôi chứng minh với các bạn như sau...
  • Tư duy nồi cơm điện

    31/08/2017Phạm Phương ĐôngTôi có vợ chồng người em đi du học rồi sống nhiều năm ở Nhật. Gần đây, vợ chồng cậu quyết định về nước làm việc. Trong hành trang hồi hương, ngoài những thứ đã nằm trong... đầu, vợ chồng cậu có một số đồ đạc, trong đó có cái nồi cơm điện.
  • Why - Lối tư duy tôi học được ở Anh

    27/08/2017Nguyễn Đức TâmVì sao tôi lúng túng? Vì tôi không quen với câu hỏi Why. Trước một sự kiện, phản xạ tự nhiên của tôi là What, Who và cũng chỉ dừng ở đó. Nhưng với người Anh thì khác. Tiếp ngay sau What? Who? sẽ là Why?
  • Người Việt hiện đại và tư duy logic, tư duy triết học

    12/02/2017Nguyễn Thu Phương thực hiệnRất nhiều bài học về tư duy logic, PGS Hồ Sĩ Qúy đã học từ bà nội mình, một bà cụ nông dân không được học tập bài bản qua các trường lớp. Theo ông, bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái...
  • Cách nghĩ của những người làm việc lớn

    24/09/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi đọc nhiều sách về các nhân vật lớn trong lịch sử các nước từ cổ đại đến hiện đại. Rút ra 10 đặc điểm chung và chính của họ cũng như làm nên sự nghiệp của họ. Họ là 'thủ lĩnh' bởi 10 điều như vậy ! Chỉ có hai điều khiến họ vĩ đại hay không là Sứ mệnh và Thành tựu của họ có thuộc về Nhân dân hay không!
  • Cách nghĩ phải theo thời

    24/05/2006Nguyễn Hải Hoành… Tôi rất khoái câu của Đức Uy - một trong những nguyên nhân sâu xa nhất đẻ ra sự nghèo khổ... là do chúng ta đã luôn được dạy dỗ rằng đức hạnh cao nhất là “cho" chứ không phải là “tạo"… May thay, tù khi đổi mới, mở cửa, cánh trẻ nhận nhanh ra chân lý này và ít bị tiêm nhiễm nặng nề như cánh già.
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • xem toàn bộ