Biến động văn hoá thập kỷ đầu tiên

11:01 SA @ Thứ Tư - 13 Tháng Năm, 2015

1. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ trước (1900-1909), nền văn hoá Việt Nam biến động dữ dội như chính xã hội và chính trị lúc bấy giờ. Xu hướng phương Tây được áp đặt và thống trị trong giáo dục của người Pháp ở các thành thị, còn nông thôn vẫn mù mịt cho đến hơn nửa thế kỷ sau. Trí thức Việt Nam lúc đó biết dùng văn hoá hiện đại vào việc cách tân đất nước trong những phạm vi nhất định, nên có thể nói, nền văn hoá hiện đại có khuynh hướng dân chủ và dân tộc đã hình thành, cùng với một nền văn học nghệ thuật mới có ảnh hưởng đến văn hoá xã hội Việt Nam đến tận cuối thế kỷ.

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 này, sự biến động văn hoá có vẻ lặp lại như trước, trong hoàn cảnh đất nước đi vào nền kinh tế thị trường mang một màu sắc hoàn toàn khác, đầy những lo âu, nhất là sự suy thoái về đạo đức bởi các tệ nạn xã hội được bình thường hoá trong đời sống hàng ngày, nhất là sự tranh đoạt hiển nhiên của cơ chế thị trường; nạn quà cáp, phong bì, tham nhũng như là một thứ bôi trơn các hoạt động kinh tế và xã hội. Văn nghệ sĩ và trí thức nói chung không còn là những người nhập cuộc như đầu thế kỷ trước, mà một phần tham gia vào hoạt động kinh doanh ở mức độ cho phép thị trường hoá nghệ thuật, một phần ngâm vịnh ba lăng nhăng, còn lại đứng ngoài cuộc chê trách những tiêu cực xã hội. Sự bộc lộ các quan điểm cá nhân, lối sống cá nhân- trong đó phô diễn đời sống ái tình được coi như một thủ pháp nghệ thuật, các trình diễn giật gân tràn lan trong văn hoá.

Nhiều người quan tâm đến hệ luỵ của văn hoá 10 năm qua sẽ có tác động không tốt đến thế hệ trẻ, những truyền thống nhân ái và tế nhị của văn hoá Việt Nam, muốn tìm ra nguyên nhân của từng phần và tổng thể.

Đầu thế kỷ và cuối thế kỷ, hoàn cảnh là hoàn toàn khác nhau. Mục tiêu của đầu là độc lập dân tộc, mục tiêu của cuối là phát triển kinh tế, hai cái đó đòi hỏi những hy sinh khác nhau, mà người ta tưởng là làm ăn trong hoà bình thì chỉ là rất vui vẻ, không chết người như chiến tranh. Trên thực tế thì chết chóc vì tai nạn giao thông, bệnh tật nặng, và thanh toán nhau do mâu thuẫn cũng khốc liệt không kém.Vấn đề chủ quyền, tự cường dân tộc cũng đặt ra khi vay nợ nhiều, cho thuê mướn đất, và vấn đề Biển Đông. Tính chất phát triển dân tộc cũng hoàn toàn khác với một thế giới mở, tưởng là bình đẳng nhưng không hề, nếu không giành được các vị trí kinh tế trọng yếu. Tính chất mở cũng làm cho nội hàm văn hoá thay đổi mạnh mẽ. Học thuật Việt Nam nhiều khi không đủ đào tạo một cán bộ, một công nhân trong một văn phòng quốc tế, một nhà máy liên doanh, chất lượng con người chưa thích ứng với tổ chức của xã hội đông dân có nhu cầu hiện đại hoá.

2.

Văn hoá đại để gồm hai phần rõ ràng, phần thượng tầng nó bao gồm cái tam giác triết học- nghệ thuật- tôn giáo, phần hạ tầng là đạo đức- ứng xử xã hội- hội lễ cộng đồng. Từng mặt một đều có quan hệ với những mặt còn lại, cái này là nguyên nhân, cái kia là hệ quả, cứ như thế mà tại ra nền văn hoá nào đó. Không có nền văn hoá của dân tộc nào được gọi là thấp, dù chỉ là một bộ lạc, mà chỉ có nền kỹ nghệ cao thấp của các nền văn hoá khác nhau, nhưng những giai đoạn văn hoá suy đồi, làm tụt dốc một dân tộc là luôn có thật. Khi một nền văn hoá tụt dốc thì hai cái tam giác kia rất lỏng lẻo và đảo ngược các giá trị nội tại. Ví dụ triết học mờ mịt, tôn giáo mê muội, nghệ thuật đồi truỵ là một cách tụt dốc. Đương nhiên bao giờ cũng có sự cố gắng khắc phục từng phần đó là bản chất nhân văn của văn hoá.

Cái bản lĩnh dân tộc rõ ràng phai nhạt trong nghệ thuật Đương đại, không chỉ nó học đòi sâu hơn nền nghệ thuật phương Tây đương thời, mà cả nền nghệ thuật Trung Quốc, vốn đang dị ứng với một số người Việt. Trong nghệ thuật đang có cái thùng đựng nước thải cơm thừa của rất nhiều nghệ thuật nước ngoài du nhập vào Việt Nam, kể cả phần kinh phí tài trợ. Người phương Tây coi đó là biểu hiện ngoại vi của văn hoá theo mô hình phương Tây, khi khả năng tự lựa chọn và xây dựng phong cách riêng rất yếu.

10 năm qua có thể nói là các nhà văn trẻ, các nghệ sĩ trẻ đã chiếm lĩnh thị trường văn nghệ, dù các tiền bối cố giữ cái ghế hội đồng nào đó, nhưng không còn sáng tác được nữa, cũng không hiểu các ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phải là nghệ thuật hay không. Mấu chốt phần chính là nghệ thuật không chuyển được vào cơ chế thị trường, không thành một phần quan trọng trong thị trường văn hoá, và lạc lõng trước một dân tộc đông đức người không quan tâm đến văn nghệ đương đại.

Văn hoá không thể nào chỉ là trà dư tửu hậu của nền kinh tế, mà chính kinh tế phải là khí huyết của văn hoá xã hội. Văn hoá nghệ thuật không phải là một thứ không có cũng được, làm sau cũng được, mà rất cụ thể là vỏ bọc lên mọi sản phẩm được sản xuất, là nội dung sử dụg và cách sử dụng của con người. Tầm vóc của một công ty bao gồm vốn, cộng với phương thức sản xuất và vai trò văn hoá của nó trong thị trường. Cái vai trò văn hoá ấy buộc nó không thuế, không phá hoại môi trường, không làm hàng giả, khong đàn áp công nhân. Nếu không có vai trò văn hoá, đương nhiên công ty kinh doanh theo kiểu chủ nghĩa tư bản sơ khai.

3.

Thập kỷ 1990, 10 năm cuối cùng của thế kỷ, khi bao cấp xoá bỏ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật lao đao. Trước đó vai trò của các đội văn nghệ, cục, vụ nghệ thuật, nhà xuất bản là rất lớn đối với nghệ thuật, thậm chí quyết định hướng đi của nó. Nhưng bây giờ văn nghệ sĩ có thể tự hoạt động ngoài các cơ quan, cỏ thể lập những nhóm ca nhạc tư nhân, nhà sách tư ( xin- mua giấy phép), hãng phim tư nhân, triển lãm cá nhân…

Sự quản lý văn hoá cũng được mở rộng theo quá trình xã hội hoá này, và vô hình chung vẫn có một hoạt động mà Nhà nước vẫn bao cấp, như tượng đài, phim kỷ niệm, triển lãm mỹ thuật toàn quốc, nhưng ít hiệu quả nghệ thuật, chạy song song với nghệ thuật xã hôij hoá, đặc biệt là các triển lãm của giới mỹ thuật, nhà văn nhà thơ tự bỏ tiền in, xuất bản trên các blog cá nhân, Fa-cebook, trên internet nói chung, trên cơ sở tự điều chỉnh với quy chế văn hoá.

Hội hoạ là nghệ thuật duy nhất đại diện cho văn nghệ thời đổi mới ra nước ngoài, cũng chút văn học dịch, nhưng sau 10 năm phần lớn bị thị trường đánh bẹp chất lượng nghệ tuhật. Sau 10 năm khó khăn, các nghệ thuật tìm đường đi cho mình trong khán giả nước nhà, như âm nhạc, văn học, điêu khắc, các nghệ thuật mới như trình diễn, sắp đặt, video art… Có nhiều hoạt động hoàn toàn phi thương mại, và cũng không thể tìm được thị trường, như sắp đặt, trình diễn, văn học trên mạng… thế nhưng nó vẫn phát triển mạnh mẽ, kéo theo một thế hệ trẻ đông đúc, chứng tỏ vai trò của văn hoá là cần thiết và nội tại, bất kể nghệ sĩ không thu được đồng nào từ tác phẩm của mình, nếu không nói là may mắn không gặp phiền toái. Các nghệ sĩ thị giác trẻ đã lập riêng một trang Web Soi.com.vn để viết về nghệ thuật theo cách của mình, không có nhuận bút, không ai chịu trách nhiệm về ai cả.

Một số cuộc trùng tu di tích cổ đã nhấn chìm hoàn toàn các di sản vào lớp xi măng mới, bởi người ta không trùng tu mà làm mới, nên mới có chuyện biến di tích 500 năm thành di tích 1 tuổi. Những người cai quản những ngôi đền chùa cổ góp phần tân trang cho các di sản biến mất thêm lần nữa, tượng Phật bị tô vẽ loè loẹt, tượng Quan âm trắng đứng khắp nơi trong các chùa cổ Bắc bộ, sàn chùa được lát đá hoa, các toà ngang dãy dọc hoành tráng cũng nhiều như sự dị đoan. Nhà dân, khách sạn, khu công nghiệp tiến đến sát các di tích, văn hoá làng xã cổ truyền biến thành văn hoá tiểu thị trấn, tiểu đô thị. Nhân dân không dùng đến nghệ thuật của các nghệ sĩ nước nhà, mà xem phim tình Hàn Quốc, phim cổ trang Trung Quốc. Các bộ phận văn hoá hoạt động riêng lẻ thiết những liên kết chuyên ngành và quan hệ giữa nghệ sĩ các giới.

Bản quyền là vấn đề mới khi nghệ thuật đi vào thị trường, khi trước đây người ta tự do dùng tác phẩm của nghệ sĩ mà chi trả một lần nhuận bút. Nghệ thuật nào kunh doanh được thì có sự vi phạm bản quyền ở đó. Hội hoạ lại đi đầu, các hoạ sĩ tự chép tranh của mình thành nhiều bản, gal-lery, nhà sưu tập cũng thế, đến Bảo tàng Mỹ thuật cũng đầy tranh chép, chưa kể các cửa hàng công khai chép tranh kinh doanh trong, ngoài nước bán giá rẻ. Âm nhạc lại có cách vi phạm bản quyền khác, người ta biểu diễn trên sáng tác của một nhạc sĩ mà không trả cho nhạc sĩ ấy mỗi lần, rồi dang băng đĩa lậu. Các nghiên cứu, nhà văn có tác phẩm bán chạy cũng vậy, một tác phẩm có tiếng lập tức hàng đống sách lậu in ra, chất lượng thấp hơn một chút. Tuỳ theo mỗi một ngành nghệ thuật mà cách vi phạm khác nhau.

Nghệ sĩ, nhà xuất bản chịu thiệt, tức là cơ hội phát triển văn hoá, và thị trường văn hoá mất đi, ai viết chuyện hay, nghiên cứu sâu sắc thì coi như biếu không cho xã hội. Khu vực nghiên cứu sa sút nguyên nhân một phần như vậy. Nhưng chính cái này đã phản ánh văn hoá nghệ thuật hoàn toàn có thể thoát thai bao cấp, bước vào thị trường, nếu thị trường ấy lành mạnh, cơ hội phát triển văn hoá nội địa cũng có. Văn nghệ sĩ có thể sống bằng lao động nghệ thuật, thậm chí giàu có, bởi số tiền chính đáng mất đi không nhỏ. Bản quyền được đảm bảo thì Nhà nước bớt tiền bao cấp văn nghệ, tính chuyên nghiệp được đẩy cao, thêm một bước nữa đẩy nghệ thuật Việt Nam vào trường nghệ thuật thế giới, thay vì chỉ giới hạn trong giới thiệu văn hoá.

4.

Internet thực sự là một môi trường văn hoá mới, và ngược lại cũng có thể dẫn đến sự phi văn hoá. Tính hai mặt của nó chưa được biết đến khi người ta đã sử dụng phổ biến. Internet đầy lùi chiếm chỗ bưu điện, thư viết tay, báo chí, sách vở, làm cho người ta học hỏi nhanh chóng nhiều kiến thức nhân loại, và ngược lại cũng trở nên lười nhác khi không học gì mà tra cứu trên đó. Chắc chắn có cả một thế hệ sống và biến đổi theo internet, nên ở phương tây đã có trào lưu từ chối internet. 10 năm cuối thế kỷ trước là bước đi chập chững của văn hoá nghệ thuật vào thị trường. 10 năm làm quen với internet. Nhưng 10 năm đầu thế kỷ , nước ta đã có đầy rẫy những hacker giỏi, bởi người Việt có tố chất tò mò, khéo tay và thích đập phá. Thông tin là phần chuyển tải văn hoá và chuyển tải tất thảy hoạt động xã hội dưới dạng ảo, nhưng đã trở nên mỏng manh trước virut máy tính và hacker. Thế giới ảo là cái có thật trong một bộ phận thanh niên, rồi họ cũng bước ra đường với các ảo tưởng thu nhận từ máy tính.

Tiếng Anh và nghệ thuật hậu hiện đại, hậu công nghiệp chi phối văn hoá Việt thường nhật. Graffiti trong đám nghệ sĩ đường phố, hip- hop, nhạc Jazz với thanh niên được chấp nhận như lòng hâm mộ văn hoá Mỹ. Đời sống tình dục và ăn nhậu trở nên thái quá như là sự phản hồi những năm khổ hạnh trong chiến tranh.

Rất nhiều thứ là kết quả của toàn cầu hoá đối với Việt Nam và của sự thiếu chuẩn bị khi bước vào nền kinh tế thị trường. Song một lần nữa chính văn hoá mới có thể cân bằng xã họi, hỗ trợ những khiếm khuyết tinh thần.Các gia đình tốn kém không ít tiền cho đời sống tinh thần và thẩm mỹ, như nhà đẹp, đồ tốt, con cái học hành cao, phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhưng lại chưa thấy văn hoá cao xuất hiện ở đâu trong các phương tiện đó, mà kết quả là nhiều tiền thì xa hoa, phù phiếm, chứ không mấy bình an. Với dân tộc cả thế kỷ này đã được đặt ra chỉ bởi 10 năm đầu tiên.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản

    18/10/2013Vương Trí NhànQua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình .
  • Hai bước ngoặt trong lịch sử văn hóa Việt

    11/01/2011Hoàng Thư NgânTrong lịch sử hình thành văn hóa Việt nam, nổi rõ hai bước ngoặt lớn, có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến văn hóa Việt, và do đó, đến đời sống của dân tộc Việt nam, trong đó có lối sống và văn học nghệ thuật, kéo dài hàng thế kỷ cho đến tận thời đại ngày nay. Đó chính là sự xuất hiện của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ...
  • Nghĩ về phương Nam trong văn hóa Việt

    04/12/2009Nguyên NgọcMở đầu Cuốn Việt Nam văn hoá sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt không mẫu đất nào là không có dấu vết thảm đạm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt
  • Nho giáo và văn hóa Việt Nam

    24/11/2009Trần Quốc VượngKhi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thông - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai:
  • Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”

    26/10/2009Hoàng Ngọc HiếnCái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, đặc biệt nó thể hiện ở “ lòng tin “của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…).
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam

    08/08/2008Bùi Hoài SơnCó thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống...
  • Một cuốn sách bổ ích về văn hóa và văn hóa Việt Nam

    19/05/2007Nguyễn HòaCó thể coi cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam của GS TS Ngô Đức Thịnh là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • Thay đổi văn hóa công ty

    31/03/2006Trong nghiên cứu khảo sát của chúng tôi về văn hóa công ty, chúng tôi đã phát hiện thấy một vài giá trị cốt yếu - đó là sự đổi mới, tính công bằng, sự tôn trọng, khả năng thích ứng với những thay đổi, chú trọng vào khách hàng và tinh thần trách nhiệm. ...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • xem toàn bộ