Bí mật không ngờ của hạnh phúc và thành công
Trong cuốn sách mới mang tên “The Happiness Track” của Emma Seppala – giám đốc khoa học của Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Chủ nghĩa Vị tha và Lòng trắc ẩn thuộc ĐH Stanford, một bí ẩn mới được hé lộ...
Seppala cho rằng hạnh phúc là con đường dẫn tới thành công, đồng thời nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc tự phê bình và giá trị của sự bao dung với bản thân.
Seppala là người đầu tiên thừa nhận rằng khái niệm “bao dung” nghe có vẻ nhẹ nhàng và phi khoa học. Tuy nhiên, bà trích dẫn một nghiên cứu cho thấy mối quan hệ của bạn với bản thân mình cũng quan trọng như mối quan hệ của bạn với người khác nếu muốn phát triển sự nghiệp.
Nếu bạn đối xử tệ bạc với chính mình bất cứ khi nào bạn vấp ngã hay thất bại, bạn sẽ khiến mình tiếp tục thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn tử tế với bản thân, bạn sẽ có động lực để làm tốt hơn trong những lần sau.
Vì thế, Seppala đã đề xuất quan điểm: mỗi người hãy đối xử với bản thân mình giống như đối xử với một người bạn hoặc một đồng nghiệp vừa thất bại.
“Thay vì tự mắng mỏ và chỉ trích bản thân khiến thất vọng càng tăng, bạn có thể nói “Thất bại không sao đâu, nó không có nghĩa là bạn là người xấu hoặc bạn làm việc đó rất tệ”.
Hai là, hãy hiểu rằng ai cũng có thể sai lầm, và những gì bạn đang trải qua là bình thường.
Ba là - và có lẽ là yếu tố khó khăn nhất- hãy tự nói với bản thân rằng “Chuyện này thực sự khó khăn” hoặc “Mình hiểu bạn đang rất khó khăn”.
Cuốn sách “The Happiness Track” của Emma Seppala
Bằng cách luyện tập bao dung với bản thân thường xuyên, Seppala cho rằng bạn sẽ gặt hái được những lợi ích về mặt tâm lý và sinh học như: tăng cường sức khỏe, giảm bớt lo lắng và trầm cảm. Bạn cũng sẽ dễ dàng vượt qua những tình huống căng thẳng để quay trở lại cuộc sống bình thường hơn – một đặc điểm mà các nhà tâm lý học gọi là “phục hồi”.
Trong cuốn sách, bà đã vạch ra 4 chiến lược để tự bao dung hơn với bản thân:
- Thay thế những cuộc trò chuyện tiêu cực với bản thân. Thay vì nói “Mình đã làm gì vậy? Mình thật ngu ngốc”, thì hãy nói “Mình đã có một khoảnh khắc mất trí, nhưng không sao”.
- Hãy viết cho mình một bức thư. Một lần nữa, hãy giả vờ là bạn đang viết cho một người bạn cũng có lỗi sai tương tự. Bạn sẽ thấy ít sự tức giận và nhiều sự an ủi hơn.
- Hãy nghĩ đến những câu thần chú như thế này khi gặp phải tình huống đầy thách thức “Đây là một khoảnh khắc đau khổ. Đau khổ là một phần của cuộc sống. Mình có thể tử tế và bao dung với bản thân ngay lúc này được hay không”.
- Mỗi ngày hãy lập ra một danh sách gồm 5 điều mà bạn cảm thấy biết ơn. Thậm chí, hãy thêm vào 5 thành tích cá nhân mà bạn tự hào về bản thân.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh