12 chuyện nhỏ về học tập

10:14 CH @ Thứ Sáu - 05 Tháng Chín, 2014

1. Núi cao và đồng bằng

Nếu đường đời có núi cao, có đồng bằng thì lúc hoang mang nhất là khi ở đồng bằng chứ không phải ở núi cao. Bởi khi trước mắt là núi cao, chúng ta chỉ phải lo nghĩ cách leo lên; còn khi ở giữa đồng bằng mênh mang, chúng ta lại phân vân không biết theo hướng nào.

Cũng như thời chúng ta đi học, hằng ngày chỉ nghĩ tới đối phó với các bài kiểm tra và bước vào được cửa đại học nhưng học xong chúng ta lại không biết làm gì! Vì thế, lúc còn đang leo núi, chúng ta nên lập kế hoạch đường đi sau này, thời học sinh càng cần lập chí hướng.

2. Trách nhiệm với cuộc sống

Thỉnh thoảng thấy trên báo tin một ông già đăng ký đi học, có thể chúng ta nghĩ: Họ học thì dùng được mấy năm?

Thật ra không ai biết được mình sẽ sống bao lâu nhưng giả sử trời bắt chúng ta ngay ngày mai rời bỏ thế giới này, chúng ta vẫn nên sống nỗ lực, bởi ý nghĩa của cuộc đời là: Chỉ cần chúng ta sống một ngày thì cũng phải có trách nhiệm với đời mình ngày hôm đó.

3. Buông lơi tinh thần

Thời học sinh, đọc sách trước khi thi một tuần cho đến lúc thi cũng khó có thể quên, nhưng sau khi thi xong chỉ hai ba ngày là quên sạch.

Buông lơi tinh thần thường là nguyên nhân thất bại lớn nhất của chúng ta, một phút buông lỏng, lơ là có thể khiến bao công lao khó nhọc trước đó trôi sạch. Nghĩ như thế, chúng ta sao không luôn tự cảnh tỉnh bản thân nhỉ?!

4. Học cổ

Khi dạy thư pháp, tôi nhận thấy nhiều học sinh viết chữ trên thiệp rất đẹp, nhưng rời thiệp ra chữ lại như gà bới. Lý do là họ chú ý bắt chước người xưa, còn không thì quên sạch. Nó cũng như nhiều người học vẽ mười mấy năm, đến khi rời thầy, rời sách vở ra thì không có cách gì sáng tác.

Học theo người xưa là học cái hay, cũng chính là để dùng cho ngày hôm nay. Bất cứ học vấn gì cũng không để thỏa mãn nhất thời mà là vốn để phát triển. Còn nếu cứ loanh quanh với kiến thức cũ, không chịu sáng tạo độc lập thì khó nói chuyện nên nghiệp.

5. Đọc ngẫu nhiên

Nhiều thành tựu lớn được bắt đầu từ hứng thú mà hứng thú thường bắt đầu từ tự tin; lòng tự tin phần lớn bắt đầu từ việc mình có điểm hơn người; phần lớn những người có điểm hơn người đều bắt đầu từ việc đọc sách ngoài lề. Từ cấp một tới cấp ba, phần lớn học sinh đọc sách giống nhau, người có được sự khác biệt thường là nhờ đọc sách ngoài lề và kinh nghiệm ngoại khóa, mà sự khác biệt đó dễ gây hứng thú, là nguyên nhân để họ tự tin và thành đạt.

Sách giáo khoa, kiến thức trường lớp dĩ nhiên quan trọng, thu thập kiến thức bên ngoài càng không thể bỏ qua.

6. Chọn sách

Nhà văn Trung Quốc Hạ Chí Tôn trong cuốn "Mười hai ngọn đèn cho bạn trẻ" viết: "Đọc một cuốn sách tồi chính là mất thời gian và tâm trí để đọc một cuốn sách tốt". Không thể đọc hết sách trên đời, vì thế chúng ta phải lựa chọn. Không chỉ đọc sách có giá trị, mà cần hơn là chọn sách phù hợp với trình độ mình, bởi sách có giá trị học thuật không nhất thiết có giá trị với mọi độc giả, ví như sách triết học nói chung không giúp gì cho học sinh tiểu học.

Vì thế tôi muốn nói: "Nên chọn sách mà đọc, chọn sách có giá trị cho bạn".

7. Cất trăm năm

Người ta mua đồ thường vì cần thiết hay vì đẹp, vì thích; như mua đồ ăn là để nuôi cơ thể hoặc vì ngon, mua quần áo để giữ ấm hay làm đẹp, mua sách vì tìm tri thức hay giải trí.

Nhưng người mua đồ ăn, chẳng mấy chốc đã ăn hết; người mua quần áo biết mình mặc chẳng được bao lâu nên cũng vội mặc, còn người mua sách lại có thể đặt ở đầu giường hay cất trên gác xép.

Đồ ăn không ăn sẽ hỏng nên phải nhanh chóng dùng; quần áo không mặc cũng lỗi mốt nên phải vội trưng; riêng sách không dễ hỏng, trừ lúc cần gấp vẫn có thể cất đấy. Đâu biết rằng, trên đời này có bao nhiêu người bỏ sách như thế mà sách lưu lại trăm năm.

8. Nuôi sách nghìn ngày, dùng một lúc

Tôi có người bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền chỉ để mua sách, thấy sách vừa mắt là trả tiền không đắn đo, vì thế sách trong nhà ông ta bằng một thư viện nhỏ.

Khi tôi hỏi mua nhiều sách thế để làm gì, ông đáp: "Mua sách về, tôi lật qua một lượt; nếu không có thời gian thì chỉ cần cố nhớ mục lục là được. Vì lúc nào cũng có sẵn sách, gặp vấn đề đột xuất, người khác chưa có cách giải quyết, tôi đã lập tức tìm ra".

Chúng ta hay nói: "Nuôi quân nghìn ngày, dùng một lúc", với sách cũng có thể nói: "Nuôi sách nghìn ngày, dùng một lúc".

9. Sách cũ

Có vị giáo sư rất uyên bác, được học sinh vô cùng mến phục. Lần nọ, sinh viên đến nhà ông, thấy sách trên giá không nhiều, bèn hỏi: "Chẳng lẽ thầy chỉ đọc có vậy, với từng ấy sách mà có được kiến thức rộng sao?". Giáo sư cười, lấy xuống một quyển, nói: "Điều khác biệt duy nhất của tôi với các bạn là sách của các bạn thường có mấy trang đầu cũ, còn những trang sau lại mới; còn sách của tôi càng về cuối càng nát".

Câu nói đơn giản nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Cũng có thể hiểu là sinh viên thường thiếu lòng kiên trì, đầu voi đuôi chuột. Thầy giỏi vì nghiêu cứu sâu, có được kiến thức phong phú.

10. Học giỏi là quan sát giỏi

Tôi dạy vẽ, có lúc chỉ dạy cho một học sinh. Thế nhưng cũng có khá nhiều học sinh vẫn đến nghe giảng. Tôi nhận ra, những học sinh đến sớm về muộn chỉ để "học ké" này tiến bộ rất nhanh. Bởi trong quá trình học ké, họ nhận ra sai lầm của người khác và biết tránh sai lầm đó; những học sinh đã học rồi thì "ôn cũ biết mới", nhận thức càng sâu sắc.

Vì thế tôi thường nói: "Người học giỏi là người quan sát giỏi".

11. Tiêu hóa tri thức

Nếu chúng ta xem phim làm từ mấy chục năm trước, so với phim thời bây giờ sẽ cảm thấy phim bây giờ có nhịp độ nhanh hơn hẳn. Cùng một sự việc, trước kia phải mất một thời gian mới rõ thì người thời nay đã nhanh chóng hiểu ra.

Tri thức ngày một nhiều lên mà thời gian thì vẫn như cũ, nó khiến ta mỗi giây phải thu nhận kiến thức gấp nhiều lần, thậm chí gấp hàng chục lần so với xưa. Vì thế ngoài tranh thủ thời gian, sử dụng từng giây một, chúng ta còn cần phải tự bồi dưỡng năng lực tiếp thu và tiêu hóa tri thức.

12. Hấp thụ và tiếp nhận

Ăn ít chưa chắc đã gầy, ăn nhiều chưa chắc đã béo, quan trọng là có hấp thụ được hay không.

Đọc ít sách chưa chắc đã dốt, ngày nào cũng cầm sách ê a chưa chắc đã uyên thâm, quan trọng là có năng lực tiếp nhận hay không.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Học hỏi là học... Hỏi!

    23/04/2015Nguyễn Bỉnh QuânHai chuyện vui: Giờ khoa học, cô giáo khuyến khích các em "động não", đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Cả lớp im lặng cho tới khi trò Z hỏi: "Thưa cô tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà mặt trời nó lại không quay quanh quả đất?".
  • Sự học & đại học

    18/09/2013Tô Vĩnh Hà (ĐH Khoa học Huế)Liệu Cổng trường Đại học có nhất thiết phải là Con đường Duy nhất? Đây là một câu hỏi không phải là quá khó để trả lời, nếu xét theo cách duy lý của cuộc đời, nhưng là câu hỏi cực khó với thân phận của con người.
  • Học để làm người và học để sống với nhau

    23/05/2007Sự mở rộng kinh tế thị trường vừa tạo điều kiện vật chất cho con người nhưng cũng đang tạo ra những thách thức gay gắt về đạo lý, về cách hưởng thụ văn hóa và thành tựu của văn minh, khoa học kỹ thuật. Đổi mới giáo dục ở nước ta nhất thiết phải bắt đầu từ bên trên, từ chuyển động ở cấp vĩ mô...

  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Học những gì và học thế nào?

    06/07/2005Trần Trọng Gia VinhMột doanh nhân trẻ, chủ một doanh nghiệp tư nhân có tinh thần cầu tiến. Và mặc cho áp lực công việc hằng ngày, anh vẫn thu xếp để tham gia vào một chương trình đại học tại chức vào buổi tối. Tuy nhiên, anh luôn cómột câu hỏi: “Liệu sẽ ứng dụng những cái gì học được vào công việc quản lý như thế nào?”. Câu hỏi đó từ hơn hai năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Học để thi hay học để làm, học để sáng tạo?

    11/01/2004Nhìn vào hiện trạng của các “sản phẩm” của nền giáo dục CĐ-ĐH hiện nay có thể thấy rằng, hình như xã hội “không mê” các sản phẩm này. Sở dĩ có thể nói như thế là bởi vì qua một cuộc thống kê nho nhỏ về trình độ của những người tìm việc làm ở một tờ báo TPHCM trong tháng 3-2003 thấy được những con số quá giật mình về trình độ học vấn của những ứng viên tìm việc...
  • Tại sao học sinh chúng ta học dở?

    28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
  • Từ học để biết đến học để biết làm

    14/02/2003Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo...
  • Học hỏi từ phương pháp thực hành tốt nhất

    11/02/2003Nguyễn Lê HoaĐổi mới công nghệ, phát triển công nghệ thông tin, sự toàn cầu hoá, khai thác hiệu quả kiến thức, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đáp ứng những mong muốn của khách hàng là những yếu tố then chốt quyết định sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường ngày nay. Tính cạnh tranh đã trở thành một chuẩn mực quốc tế và tất cả các tổ chức đều mong muốn trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn, sáng tạo hơn, năng suất hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
  • xem toàn bộ