Với cái sai
Cái sai đầu tiên không quan trọng, cái sai thứ hai cũng chẳng quan trọng đến cái sai thứ ba thì cần phải xem lại, vì như thế có nghĩa là bạn để cái sai dẫn đường một cách cố ý. Mọi sai lầm của bạn đều có thể tha thứ, đến như tội giết chúa còn được tha huống hồ những nhỏ nhặt thường ngày, tất nhiên kèm theo đó là điều kiện quan trọng, bạn phải thực sự hối lỗi. Người ta đánh kẻ chạy đi, nào ai nỡ đánh kẻ chạy lại. Nếu bạn ngoan cố khi không biết mình sai thì nó sẽ đi một nhẽ, bạn thuộc loại bảo thủ, gàn. Nhưng nếu bạn biết mình sai mà vẫn cố cãi cho bằng đúng, chả những thế mà còn đổ lỗi cho người khác thì quả thực phải coi lại nhân cách của bạn.
Trong kinh doanh, anh làm sai hẹn với thời gian ghi trong hợp đồng thì hiển nhiên anh phải chịu hậu quả và phải đứng ra giải quyết hậu quả đó. Thế nhưng đằng này anh lại gân cổ cãi, cãi chày cãi cối, cãi lấy được bảo rằng không phải anh lỡ hẹn mà bởi vì người khác lỡ hẹn với anh, cho nên hà cớ gì lại trách anh. Ô hay, tôi ngạc nhiên quá, anh ký hợp đồng với tôi là đến ngày này, ngày kia ra sản phẩm, còn anh liên kết ở đâu tôi thèm gì biết. Ai sai hẹn với anh tôi thèm gì biết, tôi chỉ biết tôi với anh ký với nhau và anh sai. Vậy thì anh phải nhận lỗi với tôi chứ. Sao anh lại lôi cái đối tác sau anh ra, nó thuộc về phần hậu trường của anh cơ mà. Thế nhưng anh vẫn cố tình không hiểu. Chả những thế, nhân thể anh còn lu loa rằng như thế là xúc phạm anh, không tin anh và anh vờ bực tức phá bỏ luôn hợp đồng. Nghĩa là anh cố cãi để chuyển bại thành thắng, chuyển sai thành đúng. Cái kiểu làm ăn như thế của anh thì chắc chắn với tôi chỉ được một lần, còn lại thì cạch tới già. Trên đời này không ai lại có thể hợp tác với loại chuyen đi đổ lỗi cho người khác. Giá như anh xin lỗi đàng hoàng, thành thực tôi có thể bỏ qua cho và cả hai cùng giải quyết hậu quả. Nhưng cái hành động cả vũ lấp miệng em của anh khiến tôi nghĩ mình đúng là ngờ nghệch cho nên đã đâm đầu vào cái kẻ vốn đã làm ăn bê bết, chả ra gì mà còn giỏi đổ lỗi vấy vạ.
Cái sai đâu phải là cái dễ dàng tuyệt diệt chúng ta, nó chỉ là cái hại tạm thời, có thể khắc phục được, không những thế nó còn là cái mảnh đất để từ đó nảy sinh ra cái đúng. Giống như thất bại là mẹ của thành công vậy. Sai không có gì đáng sợ, nó nào phải quái vật, nào phải vi trùng dịch bệnh chết người. Vì thế đừng thấy sai mà hốt hoảng chạy trốn, hãy dũng cảm nhìn thẳng vào nó, bình tĩnh xem xét nó, chấp nhận nó, một lần, bạn sẽ khống chế được nó. Cái sai giống như con chó nhà hàng xóm hay sủa bóng, cắn càn, bạn hoảng sợ, bấn loạn bỏ chạy thì nó càng lấn tới, bạn bình tĩnh, đàng hoàng thì nó sẽ cúp đuôi ngoan ngoãn.
Đứng trước cái sai, chỉ có hai cách xử lý: ta sẽ lấp liếm nó và nó sống âm thầm để đến lúc có thời cơ nó lại trồi lên và ta lại phải tìm cách lấp liếm nó. Hoặc ta sẽ kết liễu nó bằng cách đối diên với nó một cách trực diện, bằng sự sáng suốt và phục thiện của ta. Cách thứ hai xem ra có vẻ nặng nề hơn, khó khăn hơn nhưng lại không để lại di chứng nguy hại cho ta.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh