Có phải một sự sai lầm
Thói hư, tật xấu bao giờ cũng là kẻ thù của sự tiếnbộ và phát triển.Cái tốt đẹp và xấu xa cao cả và thấp hèn, thiện và ác... giống như cặp song sinh luôn đồng hành cùng cuộcsống con người.
Mấy ngàn năm dựngvà giữ nước, nhiều đức tính quý báu của người Việt Nam được tôi luyện, khẳng định và trở thành truyền thốngtuôn chảy từ thế hệ này qua thế hệ khác.Đó là sức mạnh nội lực của dântộc, là niềm tự hào chính đáng màmỗi người dân đất Việt phải biết gìn giữ, giương cao.
Nhưngsẽ chỉlà “ở nhà nhất mẹ nhì con" nếu chúng ta không biết và không dám nhìn vào cái nửatối của mình.
Các nhược điểm trong tâm lý, tính cách và lốisống của dân tộclà một lực cảnvô hình rất lớn. Cần phải thẳng thắn nhìn lại chính ta, đánh thức khả năng phản tỉnh tiềm tàng trongmỗi con người. Người xưa chẳng từng dạy "biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng"đó sao.
Tự nhận thức cái xấu, tự phê phánkhông phải là nhạo báng, hạ thấp nhân cách, mà là bước đầu của quá trìnhvượt lên chính mình, vươn với sự hoàn thiện.Đây chẳng phảiviệc gì mới lạ. Các nước như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp,
Là dân tộccó tính cách mềmdẻo, dễ thích ứng với hoàn cảnh, người Việt
Tinh thần tự phán được thể hiện đặc biệt sâu sắc trong tư tưởng
Từsố 2/2006, Người đọc sách mở chuyên mục mới: “Nhìn lại ta". Chúng tôihy vọng, đây là nơi traođổi những ý kiến, tâm huyết, kiếngiải về góc khuất của con người, góp một tiếngcó vũ sự phản tỉnh trongmỗi con người. Mở đầu chuyên mục xingiới thiệu một câu chuyện của TS Vũ Gia Hiền.
Thời gian chẳng hẹn ai, mà cũng chẳng có ai giữ được thời gian,nó đến và đi vô tình, vội vã. Trong sự vô tình của thời gian, có những người hữu ýlàm một việc gì đó để lại cho đời, có những người sống vội vã, sợ thời gian không còn, có người phải vất vả sửa chữa một sai lầm, có người trốn chạy sợ ban mai đến. Thời gian chỉ có một, thế mà con người có nhiều tâm tư quá. Có người thời gian là ngàn năm, là muôn thuở và cũng có người bị chìm khuất bởi thời gian.
Thời gian với một con người là một cuộc đời, cứ lấy gang tay mà đo để thấy cuộc đời dài ngắn ra sao mà có thái độ với đời. Có khó quá chăng? Bởi lẽ người ta cũng có thể phạm sai lầm vào phút chót!
Tôi biết ông từ cách đây 20 năm, một con người sống đạo đức, ăn chay, tu thiền. Mỗi lần khó khăn do rối nhiễu tâm trí là tôi tìm đến ông như một chỗ dựa tinh thần, ông nói cho tôi biết sự vô ngã, nói cho tôi biết phải sống thuận hòa với thiên nhiên, với conngười... Từ những ngày ấy tôi thực sự khâm phục triết lý cao siêu về vô thức và vô sở cầu mà qua sự hướng dẫn của ông tôi ngộ ra được nhiều điều. Khi đó nhà ông ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh 30km trong một khu vườn khá rộng với người vợ hiền lành hay lo xa, còn các con ông ở Thành phố Hồ Chí Minh trong một căn nhà cấp4 có diện tích khá rộng. ít lâu sau, ông bán toàn bộ khu vườn để về thành phố, ông xây sửa lại căn nhà khang trang và để lại một ít tiền dưỡng già. Khi xây nhà ông đã tính đến việc phân chia cho các con như thế nào cho hợp lý, để các con không bất hòa khi ông bà qua đời. Một sự tính toán khá chu toàn. Thế mà gần đây, không hiểu nghĩ thế nào, ông đã quyết định làm hợp đồng để lại toàn bộ căn nhà cho một người con đứng tên, trong khi những người con khác không có. Và điều không tránh khỏi, sự bất hòa sâu sắc đã xảy ra trong gia đình ông.
Ở tuổi 85, hơn nửa thời gian cuộc đời, ông tu thiền, ăn chay, đến nay tưởng là toàn vẹn, ấy thế mà để lại cho con cháu sự bất hòa và ông trở nên bất an.Thăm ông vào dịp Tết Bính Tuất, ra về tôi cứ bâng khuâng về một con người, một hiện tượng tâm lý xã hội.
Từ góc độ nhà tâm lý, tôi không thể không xem đó là một hiện tượng tâm lý cần được phân tích và xem xét dưới góc độ tâm lý học.
Tôi kể ra câu chuyện có thật trên để phân tích về chuẩn hành vi xã hội mà đôi khi chúng ta không tự xác lập được.
Tâm lý con người không đồng nhất
Câu chuyện của ông bạn tôi xuất phát từ tâm lý của người tu thiền.
Khi xử lý vấn đề của cuộc sống, tùy hoàn cảnh mà vận dụng. Như người cha được kể trong bài viết này đã lệch chuẩn về công bằng mà gây ra bất hòa, để lại góc cửa sổ thiếu ánh sáng trong nắng ấm bình minh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường