Về ứng xử của Nhà nước hiện đại

05:30 CH @ Thứ Hai - 08 Tháng Mười Hai, 2014

Trong một số lần làm việc với các cá nhân và tổ chức khác nhau, tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến cách hành xử của Nhà nước hiện đại ( xét theo phương diện luật pháp ). Tuy không phải là chuyên gia về lĩnh vực này, nhưng thực ra một trí thức thực thụ trong lĩnh vực xã hội thì đương nhiên cần hiểu biết về luật pháp nói chung và Nhà nước hiện đại…


Câu hỏi 1: Khái niệm ‘Nhà nước Pháp quyền’ tuy không mới nhưng theo khảo sát xã hội của chúng tôi thấy chỉ một bộ phận ít ỏi công dân hiểu về nó, nhưng rõ ràng đó là Nhà nước hiện đại . Ông có thể trả lời rõ ràng, ngắn gọn như thế nào?

Trả lời: Nhà nước hiện đại tất yếu phải thực thi được 5 điều của ‘Nhà nước pháp quyền’ , đó là :

  • Nhân đạo là gốc căn bản của cách ứng xử phổ quát xã hội. Hệ thống pháp luật phải tôn trọng, tính đến và hiện thực được điều đó ( ví dụ bỏ tử hình )
  • Mọi điều luật đều có thể được phát xuất từ bất kỳ pháp nhân nào trong xã hội ( ví dụ từ một công dân là nhà báo đề xuất ). Hiệu lực khi Quốc Hội thông qua, phê chuẩn
  • Mọi hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước chỉ dựa trên luật pháp và bằng luật pháp. Các cá nhân và tổ chức khác có trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ
  • Nhà nước phải đảm bảo và phát triển quyền con người, quyền công dân gắn với các tiêu chí văn minh định hướng phục vụ dân sinh
  • Sự tương tác với xã hội khác, giữa các Quốc gia dựa trên việc tìm kiếm và thiết lập sự tương thích về luật pháp, không xung đột với thông lệ và chuẩn mực quốc tế

Câu hỏi 2: Thưa ông, có thể nói vắn tắt cách hiểu về Nhà nước hiện đại như thế nào, từ đó định vị cách ứng xử đúng với Nhà nước như thế?

Trả lời:
Nhà nước hình thành, nhưng trên thực tế phải ‘vay’ của nhân dân nước mình rất nhiều thứ từ ( của cải, không gian sống, tài nguyên chung…đến sinh mạng của họ ) để có được những năng lực xây dựng và bảo vệ Quốc gia…. Sự ‘chiếm đoạt’ là đại lưu manh không thể tồn tại được nữa, và thời hiện đại, ngay cả sự ‘chiếm hữu’ của Nhà nước ( với bất cứ điều gì thuộc người dân, thuộc chung của Đất nước ) là điều không thể chấp nhận được ! Vì là khái niệm ‘đi vay / cho vay’ nên hai bên ( Nhà nước và người dân ) có sự bình đẳng đưa ra những điều kiện chính đáng. Có thể dùng Tiền để thực hiện việc đó thay cho những hình thức khác mỗi bên cần / phải / nên thực hiện nghĩa vụ với nhau ( ví dụ: trái phiếu Chính phủ …, xây dựng vùng kinh tế mới… hay đi lính nghĩa vụ, ai khi kết thúc được nhận tiền phụ cấp phục viên – là sự trả lại của Nhà nước…. ). ( Ở đây cần hiểu Tiền là hiện kim của giá trị lao động chính đáng mà người dân có được trong cơ chế thị trường lành mạnh ) .

Còn về ‘quyền lực Nhà nước’ có được trên cơ sở ‘đi vay’ những quyền công dân của nhân dân nước mình để có năng lực thực thi pháp luật với toàn xã hội, xử sự với các vấn đề quốc tế…. Nhà nước phải trả bằng các cam kết kiến quốc và phát triển dân sinh. Không được 'lạm vay' quyền con người . Do vậy từng người dân trưởng thành phải tự nguyện hoặc phải bớt đi’ một số quyền của mình cho sự nghiệp chung, nhưng sẽ được nhận lại không chỉ là phúc lợi mà còn sự có thêm các cơ hội bản thân, của gia đình họ trong tương lai. Vì là ‘đi vay’ nên Nhà nước phải có chữ ‘TÍN’, khẳng định tư cách chính danh chính trị, chứng minh sự ‘chi dùng' và khả năng ‘hoàn trả’. Đồng thời người dân ‘cho vay – phải nhịn nhu cầu ’ thì có được quyền ‘định đoạt hợp pháp’ của ‘chủ nợ’ . Việc ‘con nợ’ dùng quyền mà nhân dân tạm ứng, cho nó vay để quỵt, quay trở lại dùng những phương cách khác nhau làm hại ‘người cho vay’ hiển nhiên là phạm pháp

Câu hỏi 3: Thời gian qua ở Nước ta có những cải cách về công tác điều tra xét hỏi và thủ tục tố tụng…Trong thời lượng ít ỏi hôm nay, xin ông cho biết những nguyên tắc cốt lõi nhất cần tuân thủ trong quá trình đó là gì?

Trả lời:
Điều này liên quan đến quyền con người ( trong mọi hoàn cảnh quyền này không thể bị mất, không ai được mặc nhiên cho mình quyền tước bỏ nó ở người khác ). Nên tiến bộ chính trị, văn minh quản trị, văn hóa ứng xử xã hội… đi vào quá trình này : cần tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản trong điều tra xét xử một công dân ‘bị nghi ngờ là có tội’ thì :

- Mỗi người dân trong quá trình đó đều được mặc nhiên ‘suy diễn vô tội’ trước khi bị tòa án chính thức kết tội
- Người tuy bị xem là đối tượng nghi vấn, nhưng họ có quyền giữ im lặng, mà không bị truy bức hoặc dùng nhục hình
- Việc tìm chứng cứ, chứng minh một người nào có tội là việc của các cơ quan nhà nước có chức năng giữ gìn và bảo vệ luật pháp

Với chủ đề hôm nay chúng ta đề cập, với ba câu trả lời của ông đã giúp chúng tôi hiểu hơn được nhiều, trân trọng cảm ơn ông!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức

    16/09/2014Đỗ Kim ThêmĐể khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, hai khái niệm này dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa giải đáp thỏa đáng như nhiều người mong đợi. Đây là một nan đề cần được đặt ra và thảo luận nghiêm chỉnh hơn. Vấn đề mà giới học thuật luôn quan tâm theo dõi là Việt Nam cần phải hiểu thế nào về hai khái niệm này.
  • Thử tìm hiểu triết học pháp quyền của Hegel (*)

    19/09/2013Mai SơnCác nguyên lý của triết học pháp quyền của Hegel là một trong vài tác phẩm kinh điển trong lịch sử của triết học chính trị, bàn luận về hầu hết mọi chủ đề liên quan đến đời sống thực hành của con người. Chính vì tính chất “thực hành” đó mà cuốn sách thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà phê bình, và cũng bị phê phán từ đủ mọi hướng...
  • Pháp quyền và Hiến pháp

    04/03/2012David WilliamsTrong
    một xã hội pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền cơ bản là quyền lực của
    chính quyền phải chịu ràng buộc trong khuôn khổ các nguyên tắc pháp lý
    bền vững, được bảo vệ bởi một bản hiến pháp khó thay đổi. Để pháp quyền
    trở thành hiện thực, hệ thống tòa án cần được đào tạo về chuyên môn,
    trung thành với pháp luật, và đặc biệt phải được đảm bảo tính độc lập
    cao...
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp

    29/10/2010Đỗ Kim ThêmPháp là một quốc gia dân chủ, văn minh, tiến bộ, tôn trọng nhân quyền và có tinh thần thượng tôn luật pháp. Từ nhận định này chúng ta dễ suy đoán rằng khái niệm về nhà nước pháp quyền chắc hẳn đã có một truyền thống trong văn hoá cũng như dân trí của nước Pháp. Đây là một cảm nhận sai lầm. Thực tế cho thấy là nước Pháp không hề có thuật ngữ État de droit trong học giới mà chỉ là phiên dịch từ Rechtsstaat của Đức. Khác với các quốc gia dân chủ phương Tây, chính thể lập hiến không làm nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị tại Pháp trong cả một thời gian dài...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học

    07/11/2009Trần Ngọc LiêuTrong bài viết này, tác giả đã xuất phát từ góc độ triết học để phân tích nhằm góp phần làm rõ thêm khái niệm “nhà nước pháp quyền" trên một số khía cạnh cơ bản: định nghĩa khái niệm, nội dung và bản chất của nhà nước pháp quyền. Theo tác giả, nhà nước pháp quyền là một trình độ phát triển tất yếu đạt tới của nhà nước...
  • Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam

    05/08/2009Nguyễn Minh TuấnGần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • xem toàn bộ