Về sức mạnh của kẻ sĩ
Thái sư Trần Thủ Độ - người có vai trò quyết định đối với cơ nghiệp nhà Trần. Ông nổi tiếng về tính chính trực, liêm minh ít người có.
.
Thái sư Trần Thủ Độ:
- Suy cho cùng, tôi vẫn ngại cái bọn nho sĩ, nó đóng đinh mình vào sử xanh như một tên tội đồ. Thực tình, tôi ngại bọn họ lắm bà ơi!
.
Trần Thị Dung (phu nhân):
- Ông mà cũng ngại cái bọn trói gà không chặt ấy nữa à. Tay ông làm ra lịch sử, ông sợ gì họ nào. Phu nhân chép miệng: - Mấy lại họ chỉ cao đạo thế thôi, chứ anh nào cũng nhát, cũng tham cả đấy. Ông cứ đe nẹt xong, thí cho mỗi tên mươi mẫu đất để dưỡng già, lại không tranh nhau mà chép:
“THÁI SƯ TRỌNG KẺ SĨ MÀ THỰC CÓ LÒNG NHÂN”
Chỉ có mười chữ để đổi lấy mười mẫu đất, tôi đố anh nho sĩ nào dám cứng lòng. Nếu không thế, ông cứ chặt đầu tôi. Phu nhân mỉm cười mặt hơi vênh, vẻ như thách thức.
.
Thái sư đi đi lại lại trong đại sảnh, đầu hơi cúi, vẻ trầm tư. Thoắt ông đứng trước phu nhân nói:
- Tôi đã nghĩ kỹ rồi bà ạ. Nhân cách kẻ sĩ thời nay, đúng như bà nói. Nếu tôi đe nẹt họ, rồi lại vờ kính trọng họ, và thí cho họ một chút lợi lộc, là họ lăn xả vào chân tôi như một lũ chó đói nịnh chủ. Trong một trăm đứa, ắt hơn chín chục đứa sẽ làm như vậy. Nhưng nhất định sẽ có dăm bảy đứa khinh tôi, và nhổ toẹt vào các thứ mà tôi đem ra phỉnh dụ chúng.
.
- Thế thì ông chém cổ chúng đi. Ông vẫn là người phách lực lắm kia mà.
.
Trần Thủ Độđăm chiêu suy nghĩ, đoạn ông đứng phắt dậy nói dằn từng tiếng:
- Dẫu tôi có dùng gươm chém chúng thì chỉ chém được một đời nó thôi. Còn như nó mà dùng bút chém tôi, thì nó chém tới cả muôn đời con cháu tôi nữa kia.
.
Trần Thủ Độ lắc đầu, vẻ như người đã biết kính sợ. Ông nói tiếp:
- Chớ có dại mà coi thường sức mạnh của chữ nghĩa, được viết ra từ những kẻ sĩ có nhân cách cao. Thái sư hạ giọng: - Điều mà tôi sợ là sợ ở chỗ đó, bà có hiểu không?
.
Ngưng một lát, thái sư lại tiếp:
- Còn bà cứ nhắc đi nhắc lại cái chuyện tay tôi làm ra lịch sử để làm gì? Bà nói thế, cũng có phần đúng. Nhưng tôi lại không thể dùng chính cái bàn tay ấy mà che lấp được lịch sử…
.
(Trích trong “Bão táp cung đình” – Tập 1 – Nhà văn Hoàng Quốc Hải,
tr.315 – 316, NXB Phụ Nữ, 2016)
tr.315 – 316, NXB Phụ Nữ, 2016)
.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015