’Cái liêm sỉ của kẻ sĩ hiện đại không còn’
Nếu thu nhập của bộ máy công chức chỉ là lương và một số bổng hợp lý nào đó bảo đảm tốt đời sống ổn định của họ thì chắc người muốn đi làm Nhà nước cũng có nhưng chẳng nhất thiết phải đi mua giá cao; đồng thời quan chức cũng không thấy cần thiết phải bán chức thì mới đủ cho thu nhập...
Xung quanh vụ việc chạy 100 triệu đồng/suất để để được thi và đỗ công chức xảy ra ở một số quận, huyện của Hà Nội như ông Trần Trọng Dực – Trưởng Ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi thảo luận sáng 7/12 của HĐND TP, Phunutoday đã nhận được góc nhìn thẳng của ĐBQH Dương Trung Quốc:
Xung quanh vụ việc chạy 100 triệu đồng/suất để để được thi và đỗ công chức xảy ra ở một số quận, huyện của Hà Nội như ông Trần Trọng Dực – Trưởng Ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi thảo luận sáng 7/12 của HĐND TP, Phunutoday đã nhận được góc nhìn thẳng của ĐBQH Dương Trung Quốc:
Thông tin mà vị lãnh đạo ngành nội vụ của TPHN chỉ có giá trị ở người nói ra là một quan chức và tại diễn đàn HĐNDTP. Cần ghi nhận đó là một thái độ dũng cảm và có trách nhiệm.
Điều tra, đánh giá hay xếp hạng của các tổ chức quốc tế cũng đã khẳng định một cách khách quan. Còn ngay mỗi người dân chúng ta, dù chưa có cơ hội phải chạy chức hay chạy quyền cho mình thì mỗi lần xin học hay xin việc cho người thân đều biết cả.
Chỉ có điều là tệ nạn ấy luôn được nêu lên ở tình trạng “vô nhân xưng”, không thể chỉ rõ rằng ai đút và ai nhận, ai mua và ai bán vì nó đã “điêu luyện” và “thành tinh” rồi. Nhưng điều đáng nói không chỉ là thủ đoạn tinh vi mà còn vì hiện tượng này “có lý do tồn tại” như một tất yếu, dù rằng sẽ có nhiều người lương thiện không chấp nhận cái gọi là “sự tất yếu ấy”.
Nếu thu nhập của bộ máy công chức chỉ là lương và một số lương bổng hợp lý nào đó bảo đảm tốt đời sống ổn định của họ thì chắc người muốn đi làm Nhà nước cũng có nhưng chẳng nhất thiết phải đi mua giá cao; đồng thời quan chức cũng không thấy cần thiết phải bán chức thì mới đủ cho thu nhập. Các nước phát triển lành mạnh là như vậy (cho dù vẫn có một bộ phận nhỏ nào đó vì tham lam mà vẫn mua bán).
Tuy nhiên, khi đã có một đa số lành mạnh thì chắc chắn họ sẽ giám sát cái thiểu số hư hỏng kia. Với lương bổng như ở ta thì việc mua bán là điều ai cũng thấy nhưng không ai dám nhận về mình và cũng không ai thấy sự tố cáo là cần thiết.
Và nguy hiểm hơn là nảy sinh một quy trình khép kín: nếu phải mất một số tiền để mua chức hay một vị trí làm việc thì với lương bổng như bây giờ thì phải tìm mọi cách để gỡ vốn (người có quyền thì dùng quyền lực, người không có quyền thì làm việc cơ quan vừa phải tranh thủ làm ngoài để kiếm thêm).
Sau khi gỡ vốn rồi mới tính chuyện kiếm chác. Với các chức vụ có nhiệm kỳ thì phải mất thời gian đầu gỡ vốn, tranh thủ vơ véy kiếm chác để có đủ tiền bạc “tái đầu” tư để giữ chức hay chạy chức cao hơn...
Bộ máy Nhà nước bị băng hoại theo cái sự vận hành ấy và không thể nào chấm dứt vì bắt buộc phải đầu tư cho xin việc hay chạy chức chạy quyền.
Số tiền đó là bao nhiêu thì có trời biết, nhưng mỗi người đều biết từ trải nghiệm của chính mình (mua hoặc bán) nhưng chẳng ai nói ra và tự kỷ ám thị nó như một lẽ tất nhiên, không hề băn khoăn, xấu hổ. Cái liêm sỉ của kẻ sĩ hiện đại cũng không còn.
Mà trong việc này thì quyền chức tỷ lệ thuận với cương vị chính trị vì đảng viên là một điều kiện tiên quyết, nên sự băng hoại bộ máy này cũng trước hết lại nhằm vào...Đảng lãnh đạo! Đó là một sự thực không thể nào khác được và sự băng hoại xã hội và đạo lý sẽ là cấp số nhân.
Còn giáo dục đạo lý, đạo đức cũng rất cần nhưng chắc không nên đặt hy vọng quá cao trước khi có được một hệ thống giá trị lao động hợp lý.
Nhân tiện nói thêm về tệ nạn “hối lộ” tôi lại nhớ đến một viên quan có tư tưởng canh tân của triều Nguyễn là cụ Đăng Huy Trứ. Tổng kết cuộc đời làm quan của mình cũng như của các đồng liêu, Cụ cho rằng ở đời khó nhất với nghiệp làm quan là “nhận hay không nhận” dùng chữ Nho là “Thụ” hay “Từ”.
Là người rất thực tế và trung thực, Cụ phân tích rằng với đồng lương và cả bổng lộc vua ban thì một ông quan ở xứ ta không thể sống một cách “thanh liêm” như Thánh hiền đã dậy. Ngay ở triều đình phương Bắc, lương bổng lớn hơn nhiều mà làm quan chỉ có lương cũng không đủ chi tiêu.
Vì vậy phải có những khoản thu nhập mà theo các nói ngày nay là “nhờ hiệu quả” mang lại cho người dân, được người dân chia sẻ thì mới đủ sống lại khích lệ việc làm quan có hiệu quả với dân.
Cụ Đặng đã dành 10 năm cuối đời, lại nằm trên giường bệnh, tra cứu sách vở, ghi chép những trải nghiệm và sự quan sát của mình đối với quan trường mà tổng kết thành 108 điều nhất quyết phải “từ” vì thực chất đó chỉ là “hối lộ”; và gạn ra được 5 điều có thể “thụ” được căn cứ vào cái tiêu chí “lễ nghĩa”, ví như học trò lễ Thày, người hàm ơn lễ người ra ơn... lại có cả người được lợi nhờ quan điều hành có hiệu quả v.v...
Vậy mà, cụ Đặng viết thành sách dầy đến mấy trăm trang phân tích rất cặn kẽ rồi cuối cùng Cụ cũng phải nhận rằng sách này viết chỉ để lên bàn thờ cho con cháu ngẫm ngợi thôi chứ nếu mang ra ngoài đời thì rồi chẳng chóng thì chày cũng bị thiên hạ biến báo thành chuyện ngang tắt mà thôi. Đúng là nan giải nhưng cũng không thể buông xuôi.
Tuy nhiên nó không có gì mới vì hiện tượng “chạy chức chạy quyền” hay “mua chức mua quyền” đã có nhiều vị lãnh đạo cao hơn rất nhiều đã phát biểu. Không ít văn kiện đã nêu lên và nó nằm trong phạm trù của “tham nhũng-hối lộ” đã được nhận là “phổ biến”, “nghiêm trọng”.
Điều tra, đánh giá hay xếp hạng của các tổ chức quốc tế cũng đã khẳng định một cách khách quan. Còn ngay mỗi người dân chúng ta, dù chưa có cơ hội phải chạy chức hay chạy quyền cho mình thì mỗi lần xin học hay xin việc cho người thân đều biết cả.
Chỉ có điều là tệ nạn ấy luôn được nêu lên ở tình trạng “vô nhân xưng”, không thể chỉ rõ rằng ai đút và ai nhận, ai mua và ai bán vì nó đã “điêu luyện” và “thành tinh” rồi. Nhưng điều đáng nói không chỉ là thủ đoạn tinh vi mà còn vì hiện tượng này “có lý do tồn tại” như một tất yếu, dù rằng sẽ có nhiều người lương thiện không chấp nhận cái gọi là “sự tất yếu ấy”.
Nếu thu nhập của bộ máy công chức chỉ là lương và một số lương bổng hợp lý nào đó bảo đảm tốt đời sống ổn định của họ thì chắc người muốn đi làm Nhà nước cũng có nhưng chẳng nhất thiết phải đi mua giá cao; đồng thời quan chức cũng không thấy cần thiết phải bán chức thì mới đủ cho thu nhập. Các nước phát triển lành mạnh là như vậy (cho dù vẫn có một bộ phận nhỏ nào đó vì tham lam mà vẫn mua bán).
Tuy nhiên, khi đã có một đa số lành mạnh thì chắc chắn họ sẽ giám sát cái thiểu số hư hỏng kia. Với lương bổng như ở ta thì việc mua bán là điều ai cũng thấy nhưng không ai dám nhận về mình và cũng không ai thấy sự tố cáo là cần thiết.
Và nguy hiểm hơn là nảy sinh một quy trình khép kín: nếu phải mất một số tiền để mua chức hay một vị trí làm việc thì với lương bổng như bây giờ thì phải tìm mọi cách để gỡ vốn (người có quyền thì dùng quyền lực, người không có quyền thì làm việc cơ quan vừa phải tranh thủ làm ngoài để kiếm thêm).
Sau khi gỡ vốn rồi mới tính chuyện kiếm chác. Với các chức vụ có nhiệm kỳ thì phải mất thời gian đầu gỡ vốn, tranh thủ vơ véy kiếm chác để có đủ tiền bạc “tái đầu” tư để giữ chức hay chạy chức cao hơn...
Bộ máy Nhà nước bị băng hoại theo cái sự vận hành ấy và không thể nào chấm dứt vì bắt buộc phải đầu tư cho xin việc hay chạy chức chạy quyền.
Số tiền đó là bao nhiêu thì có trời biết, nhưng mỗi người đều biết từ trải nghiệm của chính mình (mua hoặc bán) nhưng chẳng ai nói ra và tự kỷ ám thị nó như một lẽ tất nhiên, không hề băn khoăn, xấu hổ. Cái liêm sỉ của kẻ sĩ hiện đại cũng không còn.
Mà trong việc này thì quyền chức tỷ lệ thuận với cương vị chính trị vì đảng viên là một điều kiện tiên quyết, nên sự băng hoại bộ máy này cũng trước hết lại nhằm vào...Đảng lãnh đạo! Đó là một sự thực không thể nào khác được và sự băng hoại xã hội và đạo lý sẽ là cấp số nhân.
Giải quyết việc này ai cũng thấy là khó, rồi lại xoay quanh cái công thức “con gà hay quả trứng có trước” để xem phải bắt đầu từ đâu (nâng thu nhập trước hay phẩm chất trước).
Nhưng cũng thấy không khó nếu nhìn sang khu vực tư nhân hay nước ngoài. Vì lợi ích sát sườn họ phải tuyển được người có năng lực, làm việc có hiệu quả, vì tiền bạc của họ không phải là của “chùa” nên họ quản lý thật chặt; vì quyền của họ không phải là đặc quyền ai ban phát mà là thực quyền nên họ đưa ra hệ thống giá trị chuẩn và quản lý đồng tiền năng động có hiệu quả v.v...
Vì thế cách khắc phục ngoài việc xây dựng hành lang pháp luật chặt chẽ thì cứ thu gọn dần cái khối ăn lương nhà nước (mà ta vẫn gọi là biên chế) bằng cách giao dần những gì nhà nước không cần cho tư nhân (kinh doanh, dịch vụ...) và phải có lộ trình quản lý tài chính theo cách hiện đại, điều thiên hạ làm từ lâu là kiểm soát chặt và hạn chế dần thanh toán giao dịch bằng tiền mặt.
Còn giáo dục đạo lý, đạo đức cũng rất cần nhưng chắc không nên đặt hy vọng quá cao trước khi có được một hệ thống giá trị lao động hợp lý.
Nhân tiện nói thêm về tệ nạn “hối lộ” tôi lại nhớ đến một viên quan có tư tưởng canh tân của triều Nguyễn là cụ Đăng Huy Trứ. Tổng kết cuộc đời làm quan của mình cũng như của các đồng liêu, Cụ cho rằng ở đời khó nhất với nghiệp làm quan là “nhận hay không nhận” dùng chữ Nho là “Thụ” hay “Từ”.
Là người rất thực tế và trung thực, Cụ phân tích rằng với đồng lương và cả bổng lộc vua ban thì một ông quan ở xứ ta không thể sống một cách “thanh liêm” như Thánh hiền đã dậy. Ngay ở triều đình phương Bắc, lương bổng lớn hơn nhiều mà làm quan chỉ có lương cũng không đủ chi tiêu.
Vì vậy phải có những khoản thu nhập mà theo các nói ngày nay là “nhờ hiệu quả” mang lại cho người dân, được người dân chia sẻ thì mới đủ sống lại khích lệ việc làm quan có hiệu quả với dân.
Cụ Đặng đã dành 10 năm cuối đời, lại nằm trên giường bệnh, tra cứu sách vở, ghi chép những trải nghiệm và sự quan sát của mình đối với quan trường mà tổng kết thành 108 điều nhất quyết phải “từ” vì thực chất đó chỉ là “hối lộ”; và gạn ra được 5 điều có thể “thụ” được căn cứ vào cái tiêu chí “lễ nghĩa”, ví như học trò lễ Thày, người hàm ơn lễ người ra ơn... lại có cả người được lợi nhờ quan điều hành có hiệu quả v.v...
Vậy mà, cụ Đặng viết thành sách dầy đến mấy trăm trang phân tích rất cặn kẽ rồi cuối cùng Cụ cũng phải nhận rằng sách này viết chỉ để lên bàn thờ cho con cháu ngẫm ngợi thôi chứ nếu mang ra ngoài đời thì rồi chẳng chóng thì chày cũng bị thiên hạ biến báo thành chuyện ngang tắt mà thôi. Đúng là nan giải nhưng cũng không thể buông xuôi.
Nguồn:Phụ nữ Today
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý