Khách quan khoa học trong phê phán phản biện
Mở đầu
Sự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta.
Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
Đây là hai thái độ phê phán đối lập trước một hiện tượng, mà tiêu chí xem xét của mỗi bên với tư duy lịch sử khoa học khác nhau: Khoa học hiện đại là cuộc cách mạng nhận thức chân lý ngày càng sâu sắc, tính trừu tượng ngày càng cao; Còn bên kia, coi khoa học (và cả Triết học duy vật) đã đến tuyệt đích chân lý. Hiện tượng nào Khoa học cũng có thể soi rọi được. Và rằng, thực chứng và thực nghiệm là tiêu chí cao nhất của chân lý Khoa học.
Thông điệp của Newton từ thế kỷ 19, vẫn còn đúng, chẳng những trong thế kỷ 21 này, mà còn rất lâu nữa, rằng : bí mật của Thế giới Tự nhiên, mà Khoa học chưa khai mở được, vẫn là một đại dương không bờ bến. Các nhà khoa học, cùng với những khám phá vĩ đai nhất hiện nay, cũng giống như là “Những cậu bé con reo mừng khi nhặt được chiếc vỏ ốc, vỏ sò trên bãi biển”. Những gì từ chiếc vỏ ốc, vỏ sò kia làm sao có thể soi sáng được bí ẩn trong lòng đại dương, nếu chỉ dựa vào những thông tin trên chiếc vỏ ốc, vỏ sò ấy.
Thế mà, để phản biện sự hiện hữu của hiện tượng dị thường, một vài học giả thường “đại ngôn” với câu: “Ngày nay, với những thành tựu rực rỡ của Khoa học…”. Để hàm ý : Khoa học đã đạt đến “Chân lý tuyệt đối”. Tuy vậy, thông tin mà lời “đại ngôn” đó mang, không phải là không xác thực. Nhưng tính xác thực ấy, chỉ đảm bảo tính khách quan khoa học, khi để chứng minh rằng: Một cỗ máy biết đi lại, biết nói năng giao tiếp, biết ứng xử, biết biểu lộ cảm xúc với con người là có thật và đang hiện hữu. Hoặc rằng, từ một chút xíu Tế bào phôi, nhà Sinh học có thể chế tạo ra cả một con cừu! Vì đó đúng là những thành tựu Khoa học rực rỡ, mà thế hệ hiện nay chúng ta đang hưởng thụ.
Công lao đó thuộc về sự phát triển có tính cách mạng của Khoa học kỹ thuật, mà nòng cốt là Khoa học Công nghệ, trong những thập kỷ gần đây.
Còn giải mã những bí ẩn khoa học (như Công năng dị thường ở người chẳng hạn) thì không phải đối tượng nghiên cứu của Khoa học công nghệ mà phải xây dựng một lý thuyết Khoa học mới. Có thể là một sự tích hợp giữa Vật lý Sinh học và Huyền học, như đã có một số nhà Vật lý đề cập. Nhưng đó là lĩnh vực của Khoa học Cơ bản, nó bao giờ cũng gắn liền với mô hình Toán học nhất quán, có tính tiên đoán cao. Tuy thuần túy Lôgic, nhưng đó là một phương pháp luận khoa học, khách quan và nghiêm túc. Vì là vai trò dẫn đường, cho nên lý thuyết bao giờ cũng đi trước thực nghiệm kiểm chứng (hàng chục, thậm chí hàng trăm năm).
Do trừu tượng Toán học ngày càng cao, là thử thách quá khó cho khối óc của thế hệ các nhà khoa học hiện tại, nên Khoa học Cơ bản không thể phát triển vũ bão như Khoa học Công nghệ trong một thời gian ngắn dăm ba chục năm. Vậy, cho nên việc hòa lẫn lịch sử hai chuyên ngành Khoa học này, đã hàm chứa một sự thiếu khách quan khoa học trong tư duy phê phán rồi.
Với cách nhìn trên, thì hiện tượng đặc dị công năng, phát tác từ con người, khoa học hiện nay chưa thể làm sáng tỏ là điều có thể hiểu được. Và đó cũng là trọng trách đặt lên đôi vai của thế hệ các Nhà khoa học kế cận, phải tỉnh táo, khách quan, chắt lọc mà nhận lấy, chứ không phải chối bỏ vì quá tin vào “Quyết định luận”, mà không nỡ “phụ tình” những khuôn mẫu tư duy đã định hình trong quá khứ.
Huyền học, bao gồm trong nó các hiện tượng Tâm linh, Do định kiến đói lập với Khoa học,bởi Tâm linh, ít nhiều, có dây dưa với thần thánh, với lừa lọc mê tín dị đoan, nên nó bị các học giả nhân danh Khoa học bác bỏ khi coi Tâm linh như một cặp “đối xứng” với Khoa học.
Hiện tượng Dị thường, mà người ta muốn gán hoàn toàn cho sinh học, cho Tâm linh huyền bí, bằng những thuật ngữ như : Viễn di sinh học, Thấu thị, Ngoại cảm xuất thần…đã làm cho hướng tiếp cận vấn đề, vốn đã dị thường, càng trở nên huyền bí, và bị rơi vào liên tưởng “Tâm linh Tôn giáo” một cách oan uổng. Đứng trước những hiện tương dị thường, phát tích từ con Người, cũng có không ít những học giả mang máng thấy rằng, con Người, dù ở nấc thang tiến hóa tuyệt đỉnh, thì cũng chỉ là sự sắp xếp từ những Nguyên tử nhỏ xíu, với sự dẫn dắt của Cơ học Lượng tử, mà tiến hóa thành. Vậy thì rất nên tiếp tục tin rằng: Hệ Sinh học, xét về bản chất, cũng là một hệ Vật lý, vì cả hai đều tuân theo một mệnh lệnh vận động vật chất như nhau.
Dù rằng những hiện tượng dị thường chưa có bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng. Nhưng, như Giáo sư Thiên văn vật lý Trịnh Xuân Thuận đã viết một câu rất hay rằng : “Sự không có bằng chứng không phải là bằng chứng của sự không có.”
Nhà triết học Pháp Pascal, thế kỷ 17, đã viết :”Con người muốn hiểu biết Thế giới, không chỉ dựa vào nhận thức duy lý, mà còn phải dựa vào luận thức duy cảm.”
Huyền học là lĩnh vực khó áp dụng phương pháp thực chứng, cho nên phải biết áp dụng lập luận lôgic và sử dụng các sự kiện gián tiếp, sắp xếp các hiện tượng một cách Khoa học, mang tính hệ thống cao, để từ đó đưa ra một giả thuyết, có khả năng luận giải hợp lý vấn đề, thì xem như đã hoàn thành được một nửa công việc.
Phần một: Thử tiếp cận cơ chế phát sinh công năng dị thường theo con đường vật lý
Chỉ bằng đôi mắt nhìn chăm chú vào một đôi tượng xác định nào đó, có thể gây ra một sự xê dịch (chiếc cốc trên bàn), hoặc làm biến dạng ( bẻ cong một chiếc thìa kim loại) như một lực tác dụng trực tiếp hoặc phát nhiệt làm nóng đối tượng ( nướng cá bằng ý nghĩ: Một nông dân Trung quốc tên là He Tieheng thể hiện công năng đặc dị của mình trước ống kính phóng viên – VnExpress đưa tin 03 / 2008).
Chúng ta biết rằng, bất kỳ dạng vật chất nào cũng có Nội năng. Sự thay đổi Nội năng trong vật chất vô sinh là do bên ngoài tác động. Sự thay đổi Nội năng trong con người (Huyền học gọi là Tâm năng) là do chuyển hóa nội tại và được kiểm soát bỡi cái mà ta gọi là Ý chí.
Từ thực tiễn đời sống con người, cũng như từ những triết lý thường nhật, như: “Hãy lấy Ý chí để vượt lên số phận !” ; “ Lấy Ý chí mà chiến thắng bệnh tật !”; “Hãy rèn luyện Ý chí để đứng vững trước mọi thử thách, cám dỗ !” v.v.. Sẽ có thể cho phép chúng ta đi đến một khái quát lớn: Nội năng toàn phần trong mỗi con Người có thể là hòa hợp của hai trạng thái. Thứ nhất: chiếm giữ trạng thái “Trật tự” và đượcTạo hóa ban phát đều cho từng cá thể, ngay từ giai đoạn phôi thai và tăng dần theo thể trọng (khối lượng) của cơ thể. Trạng thái Nội năng này giữ vai trò duy trì sức sống - cái mà y học tâm thần gọi là “Sức khỏe nội tâm”. Biểu hiện bên ngoài là cái mà người ta gọi là “Thần sắc”. Nội năng chỉ vơi đi theo tuổi tác, làm cho “Thần sắc” cũng lững lờ vàng úa theo, với một tốc độ nào đó, mà Ý chí có thể kiểm soát được bằng sự rèn luyện trong quá trình giác ngộ và tự ý thức. Rèn luyện khuấy động tính trơ ỳ của “Trật tự”, làm nó luôn năng động và nhạy cảm.
Thứ hai là trạng thái “Hỗn độn”. Hỗn độn là một thực tai Vật lý phổ quát, là bản chất cố hữu của Vũ trụ và của giới Tự nhiên. Hỗn độn mở đường cho sáng tạo và phát triển, do nhà Toán học Pháp Poincaré khám phá vào cuối thế kỷ 19.
“Nội năng Hỗn độn” chỉ được hấp thụ và hình thành một cách đột biến trong giai đoạn cơ thể từ hình thành tới trưởng thành, không may gặp phải biến cố, dẫn đến sự phá vỡ cục bộ cấu trúc mạng Neuron: Cái tất định đã bị biến dạng. Sự tự tổ chức lại, được “Tạo hóa” chấp nhận, buộc phải tuân theo một Nguyên lý Vật lý, gọi là Nguyên lý bất định : Một trong những Nguyên lý trụ cột của Cơ học lượng tử, hiện hữu trong thế giới Tự nhiên. Ở đây, nếu không gian cấu trúc không xác định thì năng lượng được giải phóng, do phá vỡ cấu trúc đó, chuyển thành Nội năng Hỗn độn, sẽ hoàn toàn xác định. Do vậy, dù ở trạng thái chìm lẫn trong Nội năng toàn phần, thì “Nội năng Hỗn độn” vẫn được kích hoạt riêng phần một cách mãnh liệt. Đó là nguồn động lực kích phát ra hiên tượng dị thường, xuất chúng.
Khoa học về Hỗn độn chứng minh rằng, Hỗn độn không phải là hỗn loạn vì nó được kiểm soát. Ở người, phần Hỗn độn của Nội năng được Ý chí kiểm soát một cách hiệu quả.
Mặt khác, cơ năng toàn phần dù chỉ có mỗi phần “Trật tự”, thì với cường độ khổ luyện đạt tới ngưỡng nào đó, đủ để kích hoạt trạng thái trật tự chuyển dần sang trạng thái Hỗn độn, có thể đạt đến sự mãnh liệt. Điều này giống như sóng biển, khi thì cuộn trào ồ ạt, dâng cao; cũng có khi trời yên sóng lặng , nhưng mực nước biển thì vẫn thế : Vẫn bình yên trong tật tự !
Ý chí càng cao, sự tu luyện càng miệt mài, đạt đến chính quả, thì sự phi phàm càng tuyệt đỉnh. Đó là những gì đang diễn ra ở các lò võ, và cao hơn, ở thủ đô Tâm linh - Tây tạng, mà các Thiền sư ở đó đang thực hiện.
Vì dạng thức Hỗn độn là dạng xung, nên Xung năng của nó có thể phát tác ra ngoài với mật độ rất lớn, khi đượcÝ chí điều khiển. Hiện tượng này cũng giống như trong Vật lý : Khi có dòng điện biến thiên chạy trong cuộn dây, đạt tới tần số nào đó, nó sẽ bức xạ năng lượng ra không gian, dưới dạng sóng điện từ.
Cũng cần ghi nhận rằng, nguồn dinh dưỡng từ thức ăn là nguồn năng lượng bổ sung từ bên ngoài để bù lại phần năng lượng tiêu tán trong hoạt động sống hàng ngày, với ý nghĩa : “cơ thể là một hệ nhiệt động”, chứ không quyết định qui mô tồn tại của Nội năng : Giống như đoàn tàu chuyển động đều trên đường ray, năng lượng mà nó nhận được từ nhiên liệu, cung cấp liên tục cho nó, chỉ để biến thành công triệt tiêu mọi lực cản chuyển động, chứ không làm biến đỏi cơ năng toàn phần của đoàn tàu đang chuyển động.
Từ những luận giải trên đây, có thể coi Ý chí quyêt định công năng phát lực tương tác, nhưng ý chí không thuộc phạm trù Sinh học. Nó chỉ có thể thuộc phạm trù Tâm linh. Đối tượng chịu lực tác dụng ở đây là Vật chất (chiếc cốc, cái thìa, con người – trong trường hợp thôi miên), nghĩa là Tâm linh tương tác được với Vật chất. Hành trạng này chứng tỏ Tâm linh và Vật chất, tồn tại trong cùng một hệ thống tương hỗ với nhau. Bí ẩn, chắc chắn, nằm ở cơ chế chuyển tiếp từ Thế giới Tâm linh sang Thế giới Vật chất và ngược lại. Có thể đây là vùng giáp ranh, vùng xảy ra sự “chuyển pha” giữa hai Thế giới. Nó hoàn toàn giống với bí ẩn chứa trong miền giáp ranh giữa Thế giới vi mô, đầy bất định, lại có thể tạo ra Một Thế giới vĩ mô tất định, và nó cũng giống như bí ẩn trong “miền chuyển pha” giữa tỷ tỷ hạt vô tri lại có thể làm nên “khối”cơ thể có tri giác, có ý thức, có trí tuệ .
Phải chăng đây là nguyên lý “Lượng đổi → Chất đổi”, một nguyên lý phổ quát, đơn giản, nhưng lại dẫn dắt cho sự tạo dựng nên những hệ thống cực kỳ phức tạp? Nhà Vật lý Lý thuyết người Anh Stephen Wolfram cũng đã phát biểu trong công trinh gây chấn đông giới Khoa học mới đây, rằng Tự nhiên và sự sống đầy phức tạp, lại tuân theo một mệnh lệnh đơn giản, đến nỗi có thể khái quát thành sơ đồ cho một trò chơi trí tuệ. Tất cả những cái đó, phải chăng là cơ sở tồn tại cho một hệ thống tương hỗ thống nhất như vậy.
Robot Gordon. Ảnh: LiveScience. |
Một minh chứng Khoa học mới nhất với thí nghiệm robot, có tên là Gordon, được điều khiển bằng một mạng Neuron gồm 300.000 tế bào não chuột, do các nhà Khoa học Trường Đại Reading (Anh) thực hiện (VnExpress 21/8/2008 – theo Daily Mail).
Hãy lấy robot truyền thống (Công nghệ cao, công nghệ tính toán) và robot Gordon để so sánh.
Sự khác biệt giữa hai hệ thống điều khiển học này là, có và không có máy tính làm cơ quan điều khiển. Ở robot truyền thông, máy tính là “Bộ não” ứng biến tình huống để đưa ra mệnh lệnh đáp ứng thích hợp, truyền cho cơ cấu thừa hành, điều chỉnh hành vi robot. Nói là “Bộ não” nhưng thực ra nó chỉ thao tác các bước tính toán, được lập trình sẵn, theo một qui luật Toán học với các biến Lôgic đã được số hóa, với tốc độ cực cao. Ngành Toán học ấy là Lôgic Toán. Toán học là qui luật về tương quan định lượng của vận động Vật chất và Tư duy. Bản chất của Toán học là Trừu tượng.
Máy tính không có khả năng trừu tượng. Chỉ có Bộ não sinh học mới được Tạo hóa ban cho khả năng ấy.
Robot Gordon không có máy tính can thiệp vào quá trình điều khiển, tức là, không có thao tác tính toán, không lập trình. Trong trường hợp ấy, não chuột tự “suy nghĩ” và hình dung tình huống trên đường đi, nhờ bộ thu-phát sóng siêu âm (theo kiểu nhìn đêm của con dơi), để lập tức truyền thẳng lệnh điều khiển đến cơ cấu thừa hành.
Có thể có sự phản bác rằng, quá trình tính toán đã xảy ra ở não chuột. Điều đó là không thể, bởi vì với 300.000 tế bào não chuột được cô lập ra, có thấm tháp gì so với hàng trăm tỷ tế bào não ở người, thế nhưng tốc độ tính toán của người còn thua rất xa máy tính. So sánh như vậy để thấy rằng, Tạo hóa “thiết kế” bộ não sinh học (đặc biệt bộ não người), không phải để làm cái việc tẻ nhạt, là tính toán, mà là để tư duy, trừu tượng và sáng tạo.
Điều chắc chắn là robot Gordon đã sử dụng phương pháp truyền thống của não bộ là “Tư duy trực cảm” ( trình độ rất thô sơ so với Tư duy trừu tượng), tựa như phản xạ có điều kiện, để giải quyết tình huống “tại chỗ”, mà không cần thiết bị tính toán.
Tập hợp các khái niệm : Trực cảm, Tư duy, Ý thức… là những khái niệm thuộc phạm trù Tâm linh. Vậy nên, thực chất thí nghiệm của các nhà khoa học Anh, tại Đại học Reading, một lần nữa xác nhận : Tâm linh và Vật chất tồn tại trong cùng một hệ thống thống nhất. Không có "Tà giáo dị đoan" nào dung nạp được trong một hệ Vật lý thông nhất như vậy.
Gọi là “Hệ Vật lý” thì hơi cực đoan, chừng nào chưa có một Ngành khoa học mới tương xứng ra đời, nhưng tên gọi ấy vẫn có uy lực ngăn cấm một sự liên tưởng mập mờ, đậm màu tà thuật dị đoan, ngụy ẩn trong Thế giới quan Khoa học chân chính.
Với thái độ khách quan ấy, tác giả bài tiểu luận này thực sự kính trọng và ngưỡng mộ các Nhà khoa học thuộc cơ quan Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng Việt nam, bằng Thế giới quan khoa học hiện đại và trước hết là sự tiên phong đầy dũng cảm đã thành lập một Tiểu ban đặc biệt, nghiên cứu ứng dụng những công năng đặc dị, rồi thành lập cả một Hội Đồng Khoa học Giám định và Đánh giá.
Những thành quả mà Liên Hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng thu được trong hơn mười năm qua, chẳng những được Nhà nước đánh giá cao mà, quan trọng hơn, là đã tìm lại niềm an ủi, thỏa nguyện cho vạn vạn gia đình. Bất chấp hàng trăm trang viết phản biện, trong đó, hàm lượng Khoa học thì nghèo nàn mà hàm lượng “Tuyên giáo” thì thừa thãi.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn