Vẫn là vấn đề phương pháp nghiên cứu Di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh

Viện Nghiên cứu phát triển Tp. HCM
03:04 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Mười, 2009

Không thể để cho nhận thức về chủ nghĩa Mác và tư tưởng HCM bị hiểu sai lạc, hiểu giản đơn, tôi xin có bài trao đổi tiếp sau khi có ý kiến phản hồi của bạn đọc Dân Việt và bạn Hoa (lần thứ 2).Tôi thấy hai bạn Dân Việt và bạn Hoa là người có hiểu biết nhưng có lẽ có vấn đề, như vấn đề đang bàn, tôi xin lỗi, là có thể thiếu thông tin, phiến diện, hoặc thích nêu vấn để để tranh luận, hoặc biện giả có chính kiến khác. Dù cần nhiều thời gian nhưng cũng hữu ích, nên và cần phải trao đổi lại.

Xem thêm:

1- Phải chăng Lênin không đồng ý với lập trường của Ăngghen về con đường và mô hình CNXH?

Bạn Hoa cho rằng, “Cụ Lênin sinh sau Mác khá lâu, tán thành lý thuyết đấu tranh giai cấp của Mác (và Ăng ghen); và trong thời TBCN thì giai cấp công nhân sẽ bằng con đường bạo lực lật đổ nó để nắm chính quyền. Từ quen dùng cho đến nay là “cướp chính quyền” chả lẽ không nói lên điều gì? Nhưng cụ Lênin không tán thành lập trường của Ăng ghen sau khi Mác mất. Stalin đã thể hiện điều đó”.

Không thể nói chung chung “lập trường” như vậy. Lập trường của các nhà kinh điển xét về mặt triết học và chủ nghĩa cộng sản là nhất quán, chỉ có điều về phương pháp cách mạng và phương thức phát triển thì có thể rất khác nhau, tùy cơ ứng biến. Răng giai cấp công nhân ở các nước tư bàn khi có điều kiện thì “giành lấy chính quyền” (Tuyên ngôn của Đảng cộng sản), xây dựng CNXH nhưng những nước khác nhau thì biện pháp cũng phải “khác nhau rất nhiều”. Chính trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăng nghen đã nhất mạnh tinh thần đó và sau này Lênin hay Hồ Chí Minh đều như vậy.

Khi kẻ thù dùng bạo lực thì phía lực lượng cách mạng không thể trông chờ vào bầu cử dân chủ (như thời điểm cách mạng Tháng Mười Nga hay các cuộc cách mạng và kháng chiến ở VN trong thế kỷ 20).

Trường hợp Ăngghen nó về hình thức dân chủ bầu cử giành chính quyên ở Đức năm cuối những năm 90 của thế kỷ 19 là trường hợp cho phép hình thức ấy, Lênin chưa bao giờ phê phán và không đồng ý với Quốc tế Hai và nhất là quan niệm của Ăngghen về cách thúc giành chính quyền mà thực chất là Lênn phê phán “Quốc tế Hai rưỡi” (nhất là phê phán Causky và Bestanh) đã hữu khuynh khi tình thế thay đổi (CNTB đã tành CNĐQ, chuẩn bị gáy chiến tranh) và nhất là với trường hợp Nga. Lịch sử phân hóa trong phong trào CSQT và phong trào CNQT thì ai cũng biết, rất phức tạp, xin không nhắc lại ở đây.

Tất nhiên, có một số vấn đề quan trọng và cụ thể do hoàn cảnh lịch sử quy định thì giữa các nhà kinh điển có thể có ý kiến khác nhau cũng là bình thường. Chính Lênin khi nêu ra NEP đã tuyên bố quan niệm của chúng ta (ĐCS Liênxô lúc đó) về CNXH đã thay đổi căn bản. Và nếu liên hệ với ngày nay càng đúng. Nó có nguyên nhân nhân thức và nguyên nhân lịch sử của nó. Ta thấy Ăng nghen cuối đời cũng tự thấy những sai lầm của mình và của Mác về một só vấn đề của cách mạng vô sản mà các ông nêu ra trước đó, nhưng về nguyên tắc lý luận cơ bản và phương pháp luận của các công thì vẫn có giá trị phổ biến. Thậm chí có lúc các ông cho rằng cái còn lại (hay cái được cung cấp) ở chủ nghĩa Mác là phương pháp luận khoa học, biện chứng, duy vật thực tiễn.

Như vậy thì phương pháp luận của chủ nghĩa Mác cực kỳ mới và quan trọng, hơn nữa quý giá lắm thay!

Cho nên khi nói ở VN khái niệm “cướp chính quyền” là có tính lịch sử từ Cách mạng Tháng Tám, mà ai cũng biết, không nên xuyên tạc lịch sử. Hoặc không vì sai lầm trong mô hình CNXH thời chiến mà tỏ ra cay cú hay hằn học đối với CNXH hay Đảng cộng sản, như vẫn có người tỏ ra thông minh và không ngoan khi phán quyết những vấn đề lịch sử!?

2- Trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin là gì?

“Từ khi có Đảng tới nay, chưa bao giờ Đảng ta không khẳng định lòng trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch. Và chưa có dấu hiệu gì về sự cho phép nghiên cứu trong diện hẹp cái “ngả thứ hai” của phong trào CS quốc tế hiện đang có những thành tựu rực rỡ, dẫu có nhắm mắt lại vẫn phải thấy. Chính vì vậy, nói về “ngả thứ hai”, dù đã rào đón, vẫn cần thận trọng”.

Đảng ta chưa bao giờ tách Mác và Ăngghen, hay Mác - Ăngghen và Lênnin ra làm hai phái. Nói Mác là có Angghen trong đó. Chúng ta nói chủ nghĩa Mác -Lênin là trong ý nghĩa thống nhất đó. Hơn nữa, chủ nghĩa Lênin vói những nội dung gần gũi trực tiếp vói cách mạng VN. Tất nhiên chúng ta thấy trên thế giới thì có xu hướng tách rời riêng hai phái/ đảng Mác- Ăng nghen và Mác –Lênin.

Cũng cần lưu ý là bạn Dân Việt khi nói về sáng tạo của Lênin, kể ra một số điểm nhưng lại quên điểm quan trọng nhất, nhất là trong bối vảnh ngày nay là sáng tạo NEP- Chính sách kinh tế mới nổi tiếng của Người. Có thể là dụng ý quên, hay không biết đến, hay cho là không quan trọng. Thật đáng tiếc.

Còn về CNXHDC thì gần đây vừa cho đăng bài Báo cáo khảo sát của chuyên gia Trung Quốc và trong nội bộ đã có nghiên cứu và xuất bản về CNXHDC ở Đức (tuy nhiên là có sự cẩn trọng cần thiết như có người đã khuyên bảo). Tuy nhiên đúng là có sự dè đặt nào đó. Nhưng xu hướng thực tế và tình hình nhận thức đã bắt đầu rất khác trước.

Cũng cần chú ý hoàn cảnh lịch sử, địa chính trị kinh tế của Thụy Điển, để không tuyệt đối hóa nó.

Trung thành với chủ nghĩa Mác là trung thành với phương pháp luận của chủ nghĩa của Mác-Ăngghen- Lênin, vận dụng nó để khám phá, sáng tạo và thực thi các nhiệm vụ lịch sử đã và đang đặt ra.

3- Phải chăng cụ Hồ chỉ nói về mục tiêu, chưa bao giờ đưa ra lý luận về CNXH?

Có người viết “Bái phục cụ Hồ chưa bao giờ đưa ra ý kiến chính thức (về lý luận) CNXH là gì, mà chỉ nói những mục tiêu cao cả mà cụ muốn dân VN được hưởng. Đó là nước ta độc lập, dân ta tự do, đồng bào no ấm, được học hành. Cụ không phê phán ai là "bọn cải lương". Tôi cũng muốn suy luận quan niệm của Cụ về CNXH lắm, nhưng suy không nổi. ”([email protected] (chungta.com, 14/09/2009).

“Bác Hồ hầu như không nói về lý luận XHCN, mà chỉ đưa ra mục tiêu tốt đẹp (rồi bảo đó là XHCN; hoặc cũng chẳng nói rõ “đó là XHCN”). Trong Di chúc lại càng rõ. Cái chữ XHCN mà Bác dùng cho thanh niên không có nội hàm cụ thể nào hết về CNXH, trừ khi ta suy gần, ngẫm xa mà tán rộng ra. Nếu nói, với Bác Hồ, miễn là các mục tiêu tốt đẹp được thực hiện đầy đủ, còn biện pháp gì cũng được, kể cả biện pháp “tiến lên XHCN”. Đấy cũng chỉ là suy luận rồi gán cho Bác’ (chungta.com, Đ[email protected] (13/09/2009).

Nếu cho rằng, Hồ Chí Minh không đưa ra quan niệm hay lý luận về CNXH là một quan niệm không hiểu/ hoặc xuyên tạc, dỳ không dụng ý, về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh đã lập luận về con đường và nội dung bao gồm mục tiêu, phương thức, động lực, bản chất và quá trình tiên lên CNXH. Chỉ có người không nghiên cứu có hệ thống, tức nghiên cứu qua loa, nhảy cóc, thiếu thông tin cần thiết, hoặc định kiến mới có quan niệm như trên đây. Ở chiều sâu lôgích các nhà kinh điển đã luận chứng đại thể về con đường và tính chất cũng như mục tiêu và gợi ý về mô hình phổ quát lý thuyết về CNXH.
Các ông cho rằng phải tùy tình hình từng nước và trình độ phát triển từng dân tộc mà có con đường và phương thức, mô hình, phương pháp tiến hành thích hợp. Và cùng với tinh thần ấy, ở cấp độ quan niệm, Hồ Chí Minh đã vạch ra những nét cụ thể hơn về con đường, mục tiêu và phương hướng tiên lên CNXH ở VN và nói rằng phải khác với mô hình Liên xô. Chính Hồ Chí Minh có nói rằng nếu VN ta tìm con đường, cách thức đi lên CNXH không hoàn toàn giống với các nước, nên “làm trái vó Liên Xô cũng là mácxít”. Tất nhiên mong muốn đó và thực tế diễn ra còn khoảng cách.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta là khá phong phú, toàn diện, từ yếu cấu nắm vững quy luật, những đặc điểm xuất phát, thực trạng đất nước, đến những mục tiêu, bản chất, cách thức, bước đi và biện pháp, nói chung và trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, xã hội, chính trị văn hóa, môi sinh, cá nhân và cộng đồng, con người và xã hội, cải tạo và xây dựng, kiến thiết và bảo vệ (xin phép không dẫn lại cụ thể ở đây). Cho nên thật là vũ đoán và phiến diện khi cho rằng, Hồ Chí Minh hầu chỉ nếu ra mục tiêu của CNXH/ hoặc không hẵn thế/ mà thôi.

Ngày nay các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã hệ thớng hóa quan niệm khá toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường tiến lên CNXH ở nước ta (ở tầm lý luận) và hiện nay từ công cuộc đổi mới đảng ta đã có bước vận dụng và phát triển mới. (GS Song Thành trong cuốn Hồ Chí Minh- nhà tư tưởng lỗi lạc (Nxb.Lý luận chính trị, tr. 99-230) về vấn đề này). Trong công trình quy mô về tư tưởng HCM với cách nhà tư tưởng, nhà lý luận, có 3 chương 4, 5, 6 chú ý: Chương 4: Tư tưởng HCM về con đường cách mạnng VN : Đọc lập dân tộc gắn liền với CNXH; chương 5:Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất, mục tiêu và động lực của CNXH; chương 6 Tư tưởng HCM về con đường quá độ lên CNXH ở VN.(Bạn đọc có thể tham khảo và tra cứu với tư liệu về Hồ Chí Minh).

Cho rằng “Bác Hồ hầu như không nói về lý luận XHCN”, “cụ Hồ chưa bao giờ đưa ra ý kiến chính thức (về lý luận) CNXH là gì, mà chỉ nói những mục tiêu cao cả mà cụ muốn dân VN được hưởng” là một cách không thừa nhận tư tưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh với tư cách nhà tư tưởng. Và hóa ra khi Hồ Chí Minh chỉ nói về mục tiêu ‘mong muốn” (cách nói bình dân của Cụ Hồ) cho nhân dân VN và không luận lý gì về con đường, điều kiện, bản chất, động lực, phương thức… thì tư tưởng về mục tiêu ấy là không tưởng và Hồ Chí Minh là tư tưởng CNXH không tưởng!?

Trong khi đó tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH là mang tính cụ thể và hiện thực cao, dù rằng không phải mọi điều ở Hồ Chí Minh đều tuyệt đích và tuyệt đối đúng cho mọi thời kỳ lịch sử.

Nhưng nhận xét sau đây của một bạn đọc mới từ Mỹ mới gửi cho tôi là rất đáng suy ngẫm (29-9-2009): “Tôi thấy rằng Hồ Chí Minh có nhận thức, hình dung về CNXH, Dân chủ, Tự do, Bình Đẳng, Bác Ái rất cụ thể. Và đó là những ý tưởng có tính khả thi… Các nhà lãnh đạo và những nhà lý luận sau này ở VN không có được tri thức và tư duy như Hồ Chí Minh…. Nguyên nhân là Hồ Chí Minh đã có những trải nghiệm chân thực trong những năm tháng bôn ba hải ngoại. Hồ Chí Minh đã cảm nhận được sâu sắc thế nào là chế độ phong kiến, thế nào là chế độ tư bản, thế nào là đế quốc, thế nào là thuộc địa và nô lệ, văn hoá phương Đông với Nhân -Trí - Dũng - Lễ Nghĩa... Và văn hoá phương Tây với Dân chủ, Tự do, Bình đẳng, Bác ái....”

4- Phải chăng không có quan niệm về CNXH thời chiến?

Có người quan niệm: “Không có cái quan niệm XHCN "thời chiến". Không có kiểu XHCN "quan liêu, bao cấp". Không thể ghép hai nội hàm đối lập vào một cái rọ”.

Mời ban hãy đọc Tuyên ngôn của ĐCS của Mác và Ăng ghen khi các ông nói về CNXH phong kiến, CNXH tiểu tư sản, CNXH không tưởng, CNXH tư sản. Nghĩa là không phải CNXH văn minh, khoa học kiểu của chủ nghĩa Mác và CNXH qnan liêu bao cấp cũng là loại như vậy. Sự ghép nghĩa và từ này là hàm ý phản đề mà ngay cả Lênin cũng dùng Đảng ta cũng dùng khái niệm theo tinh thần ấy khi nói về các loại CNXH ấy (nguyên văn Lênin gọi là CNCS thời chiến)? Vấn đề là loại CNXH nào, xét theo mô hình và tính chất lịcḥc sử của nó? Cần phân biệt CNXH phản CNXH và mô hình đa dạng của CNXH thật sự.

5. Cụ Hồ “không phê phán ai là "bọn cải lương".

Cụ Hồ đã có không ít nhất một lần nói về việc chống chủ nghĩa hữu khuynh và tả khuynh trong qua trình cách mạng VN. Tất nhiên hào cảnh lúc đó chủ yếu là tập trung cho nhiệm vụ kháng chiến nên Bác Hồ ít đề cập tói các vấn đề mang tính phê phán hay tán thành trực tiếp các xu hướng trong phong trào cộng sản/ công nhân quốc tế. Chúng ta cũng biết tính hình quốc tế trong nội bộ phong trài CS/CNQT phức tạp như thế nào và chúng ta cần đoàn tế quốc tế như thế nào, ảnh hưởng của Liên xô và Trung Quốc như thế nào.

Hồ Chí Minh chỉ tập trung phê phán chủ nghĩa đế quôc, chủ nghĩa thực dân và tự phê phán các tệ nạn, khuyết điểm trong bản thân cán bộ và tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam. Người nói một đảng che dấu khuyết điểm sai lầm là một đảng hỏng và đảng mà giám nhận khuuyết dđểm sai lầm, giám sữa chữa nó là một đảng tiến bộ, lành mạnh.

Như vậy ở đây minh triết Hồ Chí Minh đã có hiệu quả.

Những hạn chế lịch sử trong tư tưởng về CNXH và của Đảng ta, nhất là mô hình phát triển, hay một số hình thức cụ thể (thời tập trung bao cấp 1960-1969) là khó tránh khỏi.

Nếu Hồ Chí Minh còn sống đến thời đổi mới thì chắng Người cũng nhận về minh phần trách nhiệm quan trọng của những sai lầm tả khuynh và duy ý chí của mô hình CNXH thời tập trung quan liêu bao cấp. Hồ Chí Minh cũng đã hành xử như vậy khi có sai lầm trong cải cách ruộng điất.

Cho nên không phải là “ về nguyên tắc thì tranh do Picasso vẽ ra “cái nào cũng tuyệt tác”. Đời sau chỉ có việc tán dương. Và tận dụng để chứng minh ý tưởng riêng.”. Trong thời đổi mới, đảng ta đã vượt lên chính mình và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào, có lẽ không cần nói nhiều ở đây. Và trong thử thách hiện nay, thế hệ hiện nay cũng sẽ như vậy.

6- Sự khác nhau giữa hai chế độ và vấn đề tên nước.

Bạn Dân Việt viết: “Khác nhau giữa hai chế độ chủ yếu là năng suất. Với năng suất của VN (sau 1975 đang bị nguy cơ tụt hậu đe doạ) mà đã dán cái nhãn XHCN lên tên nước thì quả là không ổn. Nó nói lên một tâm thức nào đó của các nhà lãnh đạo của đất nước ta. Cũng tâm thức này, đưa đến cấp tốc đổi tên Đảng, tên Đoàn, tên Đội. Nay thì những đội viên thuở ấy đã có người về hưu”.

Khi nước ta chưa là một nước phát triển thì chưa thể có cơ sở vật chất của CNXH thật sự và năng xuất lao động chắc rằng là cìn thấp hon nhiều nước TBCN. Nhưng nươc ta lựa chọn xu hướng đi dần lên CNXH thông qua nhiều nấc trung gian và trình độ phát triển, nhất là qua hình thức CNTB nhà nước kiểu mới, như Lênin đã chỉ ra hay hình thái chế độ DCND mà phát triển đã chỉ dẫn, hoặc những phương hướng, phương thức và bước đi mà thời kỳ Đổi mới, Đảng ta đã vạch ra.

Tuy nhiên trước đổi mới chúng ta đã sai lầm đốt cháy giai đoạn (cả nhận thức, tâm thức và hành động) mà đại hội 6 của Đảng đã tự phê phán. Sau năm 1975 có 2 khả năng, hoặc giữ nguyên tên đảng, tên nước…, nhưng vẫn là phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là CNXH thật sự còn ở phía trước. Không thể nóng vội và ngộ nhận. Nhưng những mầm mống của nó cũng đang hình thành ờ nước ta là thực tế.
Tuy nhiên, khả năng thứ hai là đổi tên Đảng, tên nước như gọi hiện nay, sau năm 1975 như nhận thức hồi đó (cứng, “đỏ quá”- chữ của cụ Hồ). Nhưng tên như hiện nay nhu Lênin trước đây cũng giải thích là nhằm vào định hướng phát triển, mục tiêu phát triển và giới hạn ở nước ngoặt chọn con đường phi TBCN, nên nó vẫn có cái lý của nó. Tên nước hiện nay đã vậy, có cần trở lại tên cũ không? Đổi lại sẽ trở thành “vấn đề chính trị”(dễ bị lợi dụng) có cần thiết không? Dù tên cũ là rất hay, nhưng tôi nghĩ là không cần thiết phải trở lại tên ấy. Vấn đề là làm rõ nội dung phát triển xã hội hiện nay như tinh thần đổi mới đã làm sáng tỏ. Và nhớ lại lời nhận xét và củng là cảnh báo của Hồ Chí Minh: khi nào tả khuynh hay hữu khuynh thì cách mạng đều thất bại.

Sai lầm cơ bản của các nước kém phát triển chọn con đường phát triển XHCN thường là tả khuynh. Hiện nay ở nước ta cơ bản đã khắc phục được khuyết điểm ấy, nhưng cũng cần đề phòng, chứ không chỉ là đề phòng hữu khuynh.

7- Vẫn là từ cách nhìn, phương pháp luận và có tâm học hỏi như thế nào?

Như đã trình bày, tóm lại, các tác giả phản biện lại qua những nội dung nói trên có vể thông thái về lịch sử và lý luận nhưng hình như qua ý kiến trình bày vẫn chúng tỏ thiếu phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh khi nghiên cứu di sản và lịch sử tư tưởng, trên một số vấn đề tỏ ra không hiểu hay cố tình không hiểu hoặc “giả đò lơ mơ” như vậy để khơi dậy tư duy tích cực của bạn đọc chăng?

Quả thật tôi nghi ngờ về sự nghiên cứu di sản của Hồ Chí Minh và di sản Ma- Ăngghen, Lênin ở các vị phản biện nói trên! Nhưng tính thẳng thắn và tranh luận ấy cũng hữu ích cho các đầu ích biết suy nghĩ, nhưng nếu đầu óc tin một chiều, thiếu suy nghĩ, hay không có điều kiện nghiên cứu sâu, toàn diện các di sản ấy thì là tai hại.

Vấn đề không phải suy luận chủ quan mà phải đặt các tư tưởng trong hệ thống của nó và quá trình phát triển của nó, chứ không thể tách ra từng cấu chữ rồi bảo “Cái chữ XHCN mà Bác dùng cho thanh niên không có nội hàm cụ thể nào hết về CNXH, trừ khi ta suy gần, ngẫm xa mà tán rộng ra. Nếu nói, với Bác Hồ, miễn là các mục tiêu tốt đẹp được thực hiện đầy đủ, còn biện pháp gì cũng được, kể cả biện pháp “tiến lên XHCN”. Đấy cũng chỉ là suy luận rồi gán cho Bác. Văn Bác rất bình dân, người trình độ thấp cũng hiểu. Vậy chớ suy luận nhiều quá”. Vấn đề là duy luận có cơ sở̉ hay không. Còn nếu quả thật chỉ hiểu như vậy thì là một quan niệm chỉ nhìn cận cảnh.

Không thấy tư tưởng HCM nói chung và tư tưởng về CNXH nói riêng, ở chiều sâu của nó là có tinh phương pháp luận, là hệ thống, mnag lý luận sâu sắc chứ không chỉ là các hoạt động chỉ đạo thực tế sẽ không thấy giá trị nền tảng tư tưởng, giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh (mà ngay trong Di chúc tuy không nói lên tất cả nhưng hết sức cơ bản)

Tự do tư tưởng và tự do tranh luận, nên tôi thật sự cảm ơn ý kiến trung thực, thẳng thắn, tâm huyết của các biện giả đã nêu lên một số vấn đề để tranh luận làm sáng tỏ thêm!

Vấn đề vẫn là phương pháp và cái tâm của chúng ta. Muốn triệt để và đánh giá đúng các sự vật, hiện tượng (ở đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường tiến lên CNXH ở VN) thì cả Các Mác và Hồ Chí Minh đều căn dặn là phải nghiên cứu tận gốc rễ của vấn đề.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Di sản Hồ Chí Minh: Mười hai chữ vàng

    19/08/2016GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa” - Hồ Chí Minh. Hai tuần sau khi giành chính quyền, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh...
  • Di chúc Hồ Chí Minh: Vấn đề dân chủ và "Thực hành dân chủ rộng rãi" với bối cảnh hiện nay

    20/12/2010TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tác giả trên cơ sở khẳng định giá trị về tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc và nêu lên những vấn đề cần giải quyết về mặt dân chủ để tạo động lực, đổi mới, hội nhập và phát triển thành công...
  • Trao đổi với bạn đọc "Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về XHCN"

    11/09/2009TS. Hồ Bá ThâmMột bài viết đã có sự nhận xét, đánh giá trao đổi, phản biện của bạn đọc quan tâm. “Bài viết của bạn trên mạng về Di chúc của Bác và mô hình CNXHDC Thụy Điển (do cán bộ Trung Quốc khảo sát...) RẤT HAY! Cần phải thoáng, thực sự cầu thị, bởi đã quá lâu rồi chúng ta nhìn chủ nghĩa Marx - Engels - Lênin qua lăng kính của Stalin. Cái mà chúng ta mắc chủ yếu là GIÁO ĐIỀU, không theo đúng tinh thần, tư tưởng các nhà kinh điển và của Bác…
  • Hồ Chí Minh - cuộc đời như một thông điệp

    02/09/2009Nguyễn Trần BạtHồ Chí Minh là nhà chính trị hiếm hoi đã làm việc ở cương vị cao nhất không nhiệm kỳ và không hề suy thoái chính trị cho đến hơi thở cuối cùng. Cuộc đời Người, những giá trị tinh thần bất tử của Người là tài sản vô giá của dân tộc. Đó không chỉ là một chân trời bao la cho các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc mà còn cho chúng ta những bài học bổ ích trong việc củng cố nền văn hoá chính trị Việt Nam...
  • Bác Hồ viết Di chúc

    17/05/2009Phạm Văn ĐồngTrong bản thảo viết tay của những lời dặn cuối cùng, mọi người chúng ta đều thấy có một số đoạn Bác để lại những dấu tích chứng tỏ Bác còn suy nghĩ, chưa phải đã thật hài lòng. Như Bác đã nói, Bác chỉ để lại mấy lời, như vậy những lời đó càng quan trọng và giàu ý nghĩa biết bao...
  • Chất trí tuệ của nhân nghĩa Hồ Chí Minh

    01/05/2009Vũ Đình Hòe (*)Hơn ai hết, Nguyễn Ái Quốc, người thủy thủ yêu nước họ Nguyễn ham học vì đi "chu du" khắp các nước lớn Âu Mỹ đã từng làm cách mạng dân tộc dân chủ, đồng thời chống cường quốc áp bức nên đã thấy rõ chất trí tuệ của nhân nghĩa cộng với ý chí quật cường là động lực phi thường làm xoay chuyển trời đất...
  • Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc

    03/04/2009ThS. Phạm Ngọc HàHồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử lỗi lạc không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của nhân dân tiến bộ trên thế giới trong thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Việt Nam và của nhiều nước khác. Góp phần vào việc thiết thực hơn nữa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ra mắt cuốn sách Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc của GS.TS, Nhà giáo nhân dân Phan Ngọc Liên.
  • Tích hợp và tự sinh trong văn hóa Hồ Chí Minh

    19/05/2007Phan Công KhanhNhân loại không thiếu những anh hùng dân tộc, những đanh nhân văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của đất nước họ, sự vận động chung của lịch sử nhân loại. HồChíMinh là hiện thân của nhiều giá trị, đặc sắc về tính dân tộc nhưng vẫn bao hàm những yếu tố phổ quát của nhân loại...
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Triết lý hành động Hồ Chí Minh

    04/03/2007PGS, TS Nguyễn Hùng HậuTriết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa của triết học Đông Tây kim cổ mà còn kế thừa những điểm tinh tuý của triết học Mác và đưa triết lý hành động lên tầm cao mới trong đó triết lý và hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau, tạo nên một khối thống nhất...
  • xem toàn bộ