Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng

10:05 SA @ Thứ Hai - 07 Tháng Bảy, 2008

Chúng ta hay nói "những người có chức có quyền" như một cụm từ gắn liền nhau với lập luận là có chức thì có quyền, mà có quyền thì có thể dùng quyền đó làm điều tốt, lại cũng có thể dùng cái quyền đó làm điều xấu. Cứ theo sợi dây logic đó thì xuất phát điểm là "cái chức", chuyện tốt cũng ở mấy ông chức to mà chuyện xấu cũng ở mấy ông chức to mà ra. Mới thoạt nghe thì thấy có vẻ dễ chấp nhận, nhưng nhìn lại trong thực tế hiện nay thì lại có điều cần bàn thêm.
Đứng về trách nhiệm, thì rõ ràng là, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn. Còn "quyền" thì có quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có quyền quản lý hành chính nhà nước, quyền quản lý sản xuất kinh doanh, có quyền ở Trung ương, ở địa phương và cơ sở... Trong xã hội, có chức cao thường có quyền to, nhưng trong lĩnh vực kinh tế thì không phải nhất thiết như vậy. Chẳng hạn như quyết định việc mua bán, chi tiêu, ký kết hợp đồng thì các đồng chí bí thư, chủ tịch mặc dù có chức to hơn nhưng không có quyền cụ thể và có hiệu lực tức khắc bằng ông giám đốc, chị kế toán , quyết định việc phạt, mức phạt, cho miễn, cho giảm, cho hoãn thu thì chắc gì đồng chí chủ tịch dù có chức to hơn mà đã có quyền bằng các đồng chí Cục trưởng, Trưởng phòng, Chuyên viên và có khi là một cán bộ trong ban quản lý thị trường. ông cha ta cũng đã từng nói “quan thì xa, bản nha thì gần".

Cuộc đời làm kinh tế thì cái quyền, đặc biệt là cái quyền ra quyết định dính dáng tới tiền nong, hàng hoá là rất quan trọng. Cho nên việc đổ vỡ hàng chục tỷ đồng thấy chưa dính dáng gì tới cấp cao thì một số người cho là lạ. Lúc đầu lòng tôi cũng nghi hoặc. Nhưng đọc hồ sơ khoảng một chục vụ án thấy một đồng chí vụ phó vẫn có thể ký nhân danh bộ, một đồng chí trưởng phòng vẫn có thể nhân danh cục để quyết định những việc tày trời, chênh nhau 1, 2, 3 tỷ đồng bạc. Thế là hiểu được một điều, tôi lại đâm ra chưa hiểu một điều khác. Đó là, vì sao mà làm một cấp nhơ nhỡ, đã có thể phẩy tay, giương dù cho bọn làm ăn lừa lọc đến bạc tỷ của nhân dân? Quả là pháp luật của ta, cụ thể là điều lệ quản lý hành chính Nhà nước của ta còn nhiều kẽ hở quá.

Chống tham nhũng là chống một hành vi phạm tội về kinh tế thì theo thiển nghĩ của tôi, trước hết phải rà soát những cơ quan có quyền lực về kinh tế. Phải điều tra, nghiêm trị bọn phạm tội, không kể người đó là ai. Luật pháp là công bằng nhưng đứng trước một con người thật không đơn giản, dù người đó phạm tội. Thông thường có ba loại người phạm tội: Người có động cơ và hành động xấu gây hậu quả nghiêm trọng, người gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng chủ yếu là do khuyết điểm trong công tác quản lý và bản thân không xơ múi gì nhiều, người có khuyết điểm nặng nhưng cũng có công lớn. Công ra công, tội ra tội là lẽ công bằng. Tôi chỉ là người viết báo bình thường, có lúc thử hoán vị là người ra quyết định, thì trong hai trường hợp sau xử lý cũng lại phải cân nhắc. Nhưng bên cạnh việc xử lý đối với người phạm tội cho nghiêm minh thì điều quan trọng nhất là phải rà soát lại các cơ chế, chính sách, tổ chức không để sơ hở cho bọn tham nhũng lợi dụng.

Một anh bạn đã từng là chuyên viên kế toán giỏi nay đã về hưu, chắc chắn là không dự phần vào những việc tiêu cực đang diễn ra trong xã hội, có lần tâm sự với tôi: "ông đang nói vấn đề thất thu thuế. Nhưng ông ơi, cơ sở để tính thuế doanh thu là tổng doanh thu, cơ sở để tính thuế lợi tức là lợi tức. Trong tình hình sổ sách ghi chép của ta như thế này, làm sao mà có thể tính đúng được? Cho nên đó chỉ là chỗ để cho các cơ sở kinh doanh và cán bộ thuế "đàm phán", mặc cả trên nguyên tắc có đi có lại, hai bên đều có lợi mà Nhà nước thì thiệt to. Đó là kẽ hở làm cho tham nhũng trở thành phổ biến đấy”! Ý kiến của anh bạn thật chí lý, đúng là một lời khuyên (rất quan trọng) đối với tôi. Và tôi chỉ nói thêm với anh một điều: Để ngăn ngừa bọn lạm quyền, chính lại là những người có chức, vì các đồng chí đó thường có quyền quan trọng để xử phạt kẻ lợi dụng và là người góp phần quan trọng vào việc xây dựng những cơ chế, chính sách, tổ chức hợp lý để ngăn ngừa bệnh "lạm quyền", “cửa quyền" đang nhũng nhiễu dân lành, đục khoét của công.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Trước hết phải bịt cửa chạy chức

    09/11/2005Diệp Văn SơnCó lập luận cho rằng bất kể xấu tốt cái gì lặp đi lặp lại với tần suất cao, trở thành tập quán, phong tục thì dù là mỹ tục hay hủ tục đều có thề gọi là văn hoá, cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • xem toàn bộ