Vài suy nghĩ sau Đại lễ

09:32 SA @ Thứ Tư - 13 Tháng Mười, 2010

Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội trang trọng và hoành tráng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bao người về một thủ đô văn hiến và nghĩa tình. Tuy nhiên, vẫn còn những điều đáng suy ngẫm…

Vẫy tay chào… vua!

Một trong những điểm nhấn bao trùm và tạo cảm hứng mạnh mẽ cho chủ đề Đại lễ chính là hình tượng vua Lý Thái Tổ. Tưởng nhớ công đức và dành cho Đức vua sự tôn kính chẳng những là đạo lý, trách nhiệm của thế hệ con cháu hôm nay mà còn là biểu hiện của tinh thần uống nước nhớ nguồn vốn là truyền thống văn hóa của dân tộc.

Trong Lễ diễu hành kỷ niệm Đại lễ sáng 10/10, hình tượng vua Lý Thái Tổ không hiện diện đầu tiên trong dòng người diễu hành trên Quảng trường Ba Đình. Lịch sử hào hùng của Hà Nội hôm nay đã chẳng bắt nguồn từ Thăng Long nghìn năm với biểu tượng chói sáng là Đức vua Lý Thái Tổ đó sao? Việc để cho mọi người mỏi mắt trông chờ chiêm bái Thiên tử trong Lễ diễu hành là một việc đáng suy nghĩ với tiền nhân mà cả với hậu nhân.

Cho người đóng vai vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu tại Lễ diễu hành nên chăng? Khi hình tượng Lý Thái Tổ và Hoàng hậu bằng xương bằng thịt ngự trên đài cao được rước qua, nhiều quan khách đã lúng túng, không biết phải ứng xử thế nào cho phải đạo. Có người vẫn vẫy tay như thông lệ, có người ngập ngừng trong khi số khác đứng im. Vẫy tay chào... đức vua? có thật đúng với tiền nhân?

Thay vì hiện hữu Đức Thái Tổ bằng xương bằng thịt, ta có thể rước tượng của đức vua tại Lễ diễu hành. Điều đó thể hiện sự nghiêm cẩn, tôn kính đối với đức vua và cũng tránh khó xử cho mọi người…


Một phút tưởng niệm?

Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra giữa lúc lũ lụt tràn về tàn phá miền Trung, làm hơn 70 người chết và mất tích. Sự tương thân, tương ái càng đằm sâu nếu trước lúc diễu hành, trước lễ hội pháo hoa chúng ta dành một phút tưởng niệm những người đã khuất ? Việc Hà Nội dừng bắn pháo hoa ở tất cả các điểm (trừ Mỹ Đình), lấy tiền ủng hộ đồng bào bị bão lụt miền Trung được đánh giá như một nghĩa cử mang tinh thần nghìn năm đùm bọc một năm. Lẽ nào chúng ta đã mải vui” mà quên mất thời khắc để lòng mình lắng lại, hướng về miền Trung đang tiêu điều, tang tóc vì thiên tai.

Một khoảng lặng ngắn ngủi tưởng niệm những người xấu số tại Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội huy hoàng càng làm vòng tay cộng đồng mở rộng hơn và càng làm ngàn năm đùm bọc một năm ấm áp, cảm thông, bền chặt hơn, xứng đáng với công đức, tấm lòng của Đức Thái Tổ dành cho cháu con, cho non sông, đất nước.

Đó là chưa kể cảnh “Đóng băng” tắc cứng của dòng người đổ về sân Mỹ Đình, làm nhiều vị lãnh đạo, nhiều quan khách trong và ngoài nước, nhiều khán giả mất bao công sức mà không vào được, có người đến một hai giờ sáng mới về đến nhà. “ Người bở hơi tai, người hụt hẫng” như một tờ báo mạng đã rút tít …

Bài học cho khâu tổ chức chăng?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội du nhập cần lựa chọn

    31/10/2019Hải QuỳnhTrong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Đi lễ hội để cầu may và cầu lợi?

    08/02/2019Vương Trí NhànLễ hội càng ngày càng bát nháo với đủ thứ biến tướng của mê tín, kinh doanh trục lợi, nguyên nhân sâu xa của nó từ đâu? Niềm tin mong manh, cuộc sống bất trắc, con người phải bám víu vào tâm lý cầu lợi để lấp đầy hố sâu ham muốn quyền lợi…
  • Tính cách người Hà Nội

    10/10/2010Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà HN mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Văn hoá và sự "đứt gãy": Vì đâu?

    29/12/2014Thái Nam ThắngVới một quá khứ nhiều đứt gãy và một nền tảng văn hoá không được tiếp nối một cách chăm chút, đàng hoàng và có hệ thống, thì những biểu hiện văn hoá thường sẽ là "giật gấu vá vai".
  • Hoàng Diệu: Lẫm liệt soi mình với sông núi Thăng Long

    10/10/2010Hơn một thế kỷ đã trôi qua, Hà Nội đã có biết bao nhiêu đổi thay, đã lập nên bao nhiêu chiến công huy hoàng, ghi dấu những mốc son chói lòa trong lịch sử dân tộc. Nhưng hình ảnh vị Tổng Đốc Hoàng Diệu chiến đấu anh dũng và quyên sinh giữ thành Hà Nội sẽ không bao giờ phai mờ trong lịch sử thành phố anh hùng 1000 năm tuổi…
    ..
  • Đọc "Chiếu dời đô" bằng đôi mắt hiện tại

    09/10/2010Vương Trí NhànTrong giai đoạn mới của sự phát triển đất nước, khi mà việc xây dựng nổi lên hàng đầu - "phát triển thật ra là một cách tốt nhất để bảo vệ một quốc gia" - thì việc trở lại với Chiếu dời đô của tiền nhân, luận giải bằng ngôn ngữ văn hóa chính trị thời hiện đại lại có một ý nghĩa riêng, nhà văn hóa Vương Trí Nhàn đặt vấn đề...
  • Ngàn năm có một

    03/10/2010Phan QuangChúng ta đang sống trong những ngày cả nước hướng về thủ đô kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ chuỗi suy nghĩ miên man về những giai đoạn lịch sử của đất nước nhân đại lễ này, nhà báo Phan Quang chuyển thành bài viết gửi tới độc giả...
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • xem toàn bộ