Tư duy về tư duy
Tại sao chúng ta suy nghĩ được?Chúng ta tư duy như thế nào? Những gì ảnh hưởng đến tư duy của chúng ta?
Bài viết này thiên về hướng tìm hiểu – Đưa ra các dự đoán suy luận dựa về cách thức hoạt động của não bộ trên các tri thức hiện nay của chúng ta về cấu tạo, cách thức hoạt động của não bộ chứ chưa phải là nghiên cứu thực thụ. Bài viết dựa trên những kiến thức đã biết về não bộ và một số giả thuyết đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về não bộ. Để nó là một nghiên cứu nghiêm túc về phương thức tư duy của não bộ cần nghiên cứu nguyên tắc sinh học của các hoạt động của não bộ để có những cơ sở khoa học đúng đắn hơn.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này!
Tư duy về tư duy
Ta có thể có tư duy hay không khi không có trí nhớ?
Trí nhớ tốt không thể đưa lại trí thông minh cho một con người, nhưng chắc chắn không có trí nhớ, con người không thể tư duy được. Trí nhớ là khởi đầu của tư duy.
Sự hình thành Trí nhớ - Trí tưởng tượng – Sự hưng phấn, ức chế.
Khi có một kích thích từ môi trường lên các cơ quan thụ cảm, các cơ quan thụ cảm sẽ thu nhận kích thích, biến tác động kích thích thành một tín hiệu tín hiệu điện hoặc hóa, các tín hiệu này sẽ được truyền theo hệ thống thần kinh về cơ quan ghi nhận chuyên trách ở não bộ để xử lý, cường độ kích thích khác nhau tác động lên các cơ quan thụ cảm sẽ sinh cường độ tín hiệu khác nhau. Não bộ con người được chia thành nhiều vùng chức năng mỗi cùng chức năng chỉ chịu trách nhiệm thu nhận và xử lý tín hiệu từ một cơ quan thụ cảm. Tại đây tín hiệu sẽ được phân làm hai, một dòng tín hiệu sẽ được truyền xuống cơ quan phụ trách tạo dựng trí tưởng tượng và ý thức để tạo ra cảm thức của chúng ta về kích thích mà chúng ta tiếp nhận.
Với dòng tín hiệu thứ hai sẽ dùng để kích thích lên các neuron ghi nhớ, nếu cường độ tín hiệu giống với tín hiệu cũ, thì neuron thần kinh đã được ghi nhớ trước đó sẽ được kích thích, từ đó các neuron liên kết với neuron đó cũng sẽ bị kích thích. Tất cả các neuron bị kích thích sẽ sinh ra các tín hiệu truyền xuống vùng não phụ trách tạo dựng trí tưởng tượng cùng với nhau, để tạo dựng thành sự nhớ lại, giúp bộ não nhớ lại được thông tin được ghi nhận trước đó. Các tế bào thần kinh đã đưa ra một cơ chế mã hóa thông tin để nhanh chóng giúp bộ não phát hiện ra một tín hiệu đã được ghi nhớ hay chưa một cách hiệu quả. (Có thể mỗi vùng não bộ chính là một hệ thống mạng lưới siêu neuron thần kinh được tổ chức theo cấu trúc hình cây chịu trách nhiệm ghi nhớ cho một nhóm tín hiệu – Với gốc cây là tế bào có chức năng điều phối các tín hiệu kích thích thu nhận được xuống các neuron ghi nhớ, cơ chế điều phối có thể là dựa vào cường độ điện áp và mật độ các chất hóa học được tế bào điều phối giải phóng khi có kích thích, các neuron phù hợp sẽ được kích hoạt, nếu không có neuron được kích hoạt thì tín hiệu bị bỏ qua).
Nếu tín hiệu ghi nhận được là mới hoàn toàn (bộ phận điều phối không tìm được tín hiệu ghi nhớ cũ) cơ quan phụ trách tạo dựng trí tưởng tượng và ý thức sẽ xem xét và căn cứ vào thông tin đó cùng các yếu tố liên quan để quyết định xem có ghi nhớ thông tin đó hay không. Nếu tín hiệu được ghi nhớ cơ quan ý thức sẽ truyền tín hiệu xuống vùng não bộ phụ trách để ghi nhớ lại tín hiệu vào neuron thần kinh mới. Các neuron được ghi nhớ cùng lúc sẽ được liên kết với nhau thông qua các synap cho phép neuron này có thể kích thích lên neuron kia, bất kể các neuron đó được nằm ở vùng nào. Các synap chỉ cho phép dẫn truyền tín hiệu theo một chiều, điều này kiến các kích thích diễn ra theo một chiều. Bộ não không ghi nhớ hết được tất cả các thông tin này mà chỉ tập trung vào một số thông tin nhất định - ghi nhớ chọn lọc, có giới hạn.
Nếu các thông tin được gắn liền với một kết quả tốt thì bộ não sẽ có một cơ chế tưởng thưởng, tạo sự hưng phấn cho bộ não. Khi này các tế bào hưng phấn sẽ thúc đẩy não bộ, thúc đẩy cơ quan chịu trách nhiệm tạo dựng trí tưởng tượng hoạt động mạnh mẽ lên, chúng ta có thể thu nhận được nhiều thông tin hơn, nhiều hình ảnh, trí tưởng tượng mới được kích thích, tạo dựng. Hoạt động của não bộ được kích hoạt mạnh mẽ, cho ta cảm giác chúng ta hoạt động hiệu quả hơn, ghi nhớ tốt hơn. Đồng thời các neuron thần kinh ghi nhớ được tạo mối liên kết với các tế bào chịu trách nhiệm hưng phấn, khi các tế nào ghi nhớ thông tin tốt được kích hoạt thì các tế bào hưng phấn cũng được kích hoạt
Ngược lại nếu các thông tin được gắn liền với một kết quả xấu, bộ não sẽ có cơ chế trừng phạt - tạo sự ức chế. Khi này các tế bào ức chế sẽ làm giảm hoạt động của cơ quan tạo dựng trí tưởng tượng, kiến chúng ta giảm sự tập trung chú ý, và khả năng suy nghĩ, kích hoạt các neuron ghi nhớ khác. Lúc này não bộ chỉ tập trung vào các neuron bị kích thích, không kích hoạt cách neuron khác. Lúc này chúng ta có cảm giác hoạt động kém hiệu quả, chỉ tập trung vào một vấn đề. Đồng thời vào các neuron thần kinh ghi nhớ được tạo mối liên kết với các tế bào chịu trách nhiệm ức chế, khi tế bào ghi nhớ thông tin xấu được kích hoạt thì các tế bào ức chế cũng sẽ được kích hoạt.
Cơ chế này có thể xảy ra với nhiều loại thông tin khác nhau, Ví dụ như các thông tin ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của con người. Tồn tại các tế bào kích thích sự chú ý để con người chú ý vào các sự vật, hiện tượng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn vv…..Trong quá trình sinh sống, chúng ta thường bỏ qua các thông tin có thể gây ra sự khó chịu, tập trung vào các thông tin tạo cảm giác dễ chịu cho chúng ta theo cùng cơ chế này. Sự kích thích và ức chế hoạt động và tác động trực tiếp lên các neuron ghi nhớ và phần não bộ tạo dựng trí tưởng tượng kiến con người hành động theo tình cảm nhiều hơn là theo các suy luận. Như vậy tình cảm với thông tin tiếp nhận có ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin của con người, một thông tin bị gắn liền với tình cảm hoặc cảm giác xấu sẽ bị giảm khả năng tiếp nhận. Thứ tự tiếp nhận cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin bởi các thông tin trước có thể ảnh hưởng tạo cảm xúc khác với các thông tin sau kiến cho khả năng tiếp nhận thông tin của chủ thể bị biến đổi. Việc dự đoán, tưởng tượng ra kết quả của thông tin, hành vi, sự việc cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin của chủ thể theo phương thức tương tự.
Mỗi kích thích từ môi trường lên cơ quan thụ cảm, sẽ tác động lên nhiều tế bào thu nhận cảm giác, sinh ra nhiều tín hiệu điện với cường độ khác nhau. Mỗi tín hiệu sẽ được xử lý ghi nhớ, lưu trữ trên một neuron thần kinh nhất định. Điều này dẫn đến một kích thích lên các cơ quan thụ cảm sẽ sinh ra nhiều tín hiệu, được phân chia, lưu trữ trên tín nhiều neuron thần kinh khác nhau tạo thành một thông tin chung về tín hiệu kích thích. Sự phân tách các tín hiệu thành các thông tin ghi nhớ như thế nào là phụ thuộc vào cơ quan thụ cảm chứ không phụ thuộc vào đối tượng, điều này dẫn đến nhiều thông tin giống nhau trên các đối tượng khác nhau sẽ được ghi nhớ vào cùng một neuron thần kinh và được sử dụng chung để xây dựng lại thông tin của các đối tượng. Các cơ quan thụ cảm của con người có độ nhạy nhất định với các tín hiệu, nếu tín hiệu thu nhận nằm ngoài khả năng này, thì các cơ quan thụ cảm không thể phát hiện, hoặc hai tín hiệu khác nhau, nhưng mức độ khác nhau nằm ngoài khả năng phát hiện các cơ quan thụ cảm thì các cơ quan thụ cảm vẫn coi hai tín hiệu này là như nhau điều này khiến cho não bộ chúng ta có độ “mờ” nhất định khi phân biệt các tín hiệu.
Chúng ta nhớ lại được, có ý thức được về một thông tin, nếu tín hiệu từ neuron thần kinh ghi nhớ được truyền xuống vùng não bộ chịu trách nhiệm xây dựng trí tưởng tượng – vùng não bộ ý thức. Bộ não, các neuron ghi nhớ vẫn tồn tại, vẫn được kích thích, nhưng nhiều khi chúng ta không nhớ lại được, nhận ra được nếu tín hiệu không được truyền xuống – Sự ức chế trí nhớ.
Chỉ các neuron được kích thích với cường độ đủ lớn mới được kích hoạt. Khi một neuron thần kinh được kích hoạt (có cảm giác hoặc nhớ lại được), sẽ sinh tín hiệu kích thích lên các neuron khác thông qua các synap kết nối. Khi có nhiều neuron được kích hoạt và sinh ra tín hiệu kích thích lên một neuron thì tín hiệu kích thích bằng tổng các tín hiệu được các neuron sinh ra. Kết quả khi có một kích thích lên một neuron thần kinh, thì không phải tất cả các neuron có liên kết với neuron đó được kích hoạt, mà chỉ các neuron được kích thích với cường độ đủ lớn mới được kích thoạt. Các đối tượng mà chúng ta nhớ lại – nhận ra, phụ thuộc vào mức độ liên kết với tín hiệu kích thích, tần suất được kích thích cùng, sự tưởng thưởng hoặc ức chế, thậm chí là cả sự ngẫu nhiên. Sự liên kết giữa các neuron – thông tin đã dẫn đến việc khi một thông tin được kích hoạt, ta có thể nghĩ về các thông tin và cảm xúc liên quan, mà không cần được kích thích trực tiếp bởi các thông tin đó.
Khi nhìn thấy một đối tượng hoặc một phần của đối tượng, các tế bào neuron thần kinh ghi nhớ tương ứng sẽ được kích thích, do hiệu ứng ghi nhớ, các neuron thần kinh ghi nhớ cùng lúc sẽ được kích thích, kết quả là các neuron liên quan đến đối tượng sẽ cùng được kích thích. Tất cả các tín hiệu này sẽ được truyền về trung tâm tưởng tượng để xây dựng nên hình ảnh về đối tượng khiến chúng ta nhận ra và nhớ lại được đối tượng mà chúng ta nhìn thấy – Nhớ lại nhận biết. Nếu phần thông tin được nhìn thấy, xuất hiện ở nhiều đối tượng giống nhau, thì chúng ta sẽ nhớ đến các đối tượng có những phần giống nhau đó – Sự liên tưởng.
Điều này khiến cho chúng ta khi nhìn các hình ảnh không rõ ràng thì sẽ làm cho chúng ta gợi mở, hình dung đến nhiều đối tượng, thông tin khác nhau. Ngược lại các hình ảnh rõ ràng, với nhiều thông tin dễ nhận biết sẽ dẫn chúng ta nhớ về một thông tin duy nhất, do từng yếu tố trong hình ảnh đều dẫn chúng ta nhớ về thông tin đó. Điều này giúp chúng ta nhận ra được một đối tượng khi được tiếp cần lần thứ hai một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều khi cơ chế mã hóa và giải mã hoạt động không hiệu quả, kiến chúng ta không thể nhận ra được đối tượng đã được ghi nhớ. Khi này bộ não sẽ coi đối tượng được tiếp cận lần thứ hai là một đối tượng mới hoàn toàn, hệ thống sẽ ghi nhớ thông tin về đối tượng vào một neuron mới hoàn toàn, tuy nhiên neuron ghi nhớ cũ vẫn tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này giúp cho bộ não đến một thời điểm nào đó có thể nhớ lại thông tin cũ liên kết mọi thông tin với nhau. Kể cả khi không nhìn thấy đối tượng, chúng ta cũng có thể nhớ về đối tượng đó - Sự nhớ lại chủ động. Nhớ lại là một quá trình phức tạp, bộ não tự chủ động kích thích một hoặc một số tín hiệu neuron thần kinh ghi nhớ, có liên kết với nhau, kết hợp tạo nên trí tưởng tượng để nhớ lại. Bộ não cố gắng xây dựng một hình ảnh logic gần sát với thực tế các hiểu biết nhận được của đối tượng và môi trường xung quanh. Các neuron ghi nhớ về thông tin chính được kích hoạt, tái tạo lại các sự kiện chính, còn các sự kiện liên quan sẽ được bổ sung bằng các lần ghi nhớ trước đó, điều đó kiến cho nhiều thông tin không có thực tại thời điểm đó cũng đồng thời được nhớ lại, tự động thêm vào gây sự nhầm lẫn, biến dạng trí nhớ. Đôi khi chúng ta không nhớ lại được hết các thông tin, chúng ta còn cố gắng xây dựng lại các thông tin cần ghi nhớ bằng sự suy luận, điều này làm trí nhớ còn có thể có sự sai khác rất lớn so với thực tế.
Sự phân tách thông tin tiếp nhận thành nhiều tín hiệu khác nhau, và ghi nhớ trên các vùng não bộ khác nhau, đã tạo cho chúng ta khả năng phân tích. Khi nhìn một sự vật, hiện tượng, con người có khả năng phân tích đối tượng thành nhiều phần khác nhau để nhận biết. Ngược lại sự nhận ra thông tin giống nhau trên nhiều đối tượng khác nhau và thống nhất các thông tin giống nhau thành một để ghi nhớ vào cùng một neuron đã tạo cho chúng ta khả năng tổng hợp – Chúng ta có thể nhận ra điểm giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
Khả năng phân tích và tổng hợp là khả năng tự nhiên đến từ cấu tạo, chức năng của não bộ.
*
Sự hình thành tư duy sơ khởi
Để xem xét vấn đề về tư duy của con người, chúng ta xem xét quá trình thình thành nên tư duy của một đứa trẻ chưa biết gì về các phương pháp tư duy, hay bất kỳ một tư duy nào khác có sẵn…..Điều này sẽ cho ta thấy được cách hình thành tư duy từ không cho đến có như thế nào.
Quan sát một đứa bé bình thường – có cấu tạo cơ thể lành lặn, trí óc bình thường. Khi vừa mới sinh đứa bé chỉ có những hành động bản năng nhất của sinh vật, đứa bé biết cử động tìm lấy bộ ngực của mẹ để bú. Khi đói biết khóc lên để đòi ăn. Khi lạnh nó biết cuộn mình lại cho ấm… Các hoạt động này dựa trên các phản ứng mang tính bản năng của sinh vật trước các tác động của môi trường.
Hãy xem xét những ý thức sơ khai nhất được hình thành.
Đứa bé mới sinh có thể ngậm lấy bất cứ vật gì được đưa lại gần miệng của mình mà bú, mút nếu vật đó vừa miệng và không gây cho nó cảm giác khó chịu. Nếu có khi thực hiện hành vi bú mút vật đó – là ti mẹ - cho nó thức ăn nó sẽ tiếp tục công việc ăn uống của mình, còn không, nó sẽ nhè ra. Thử đưa một đầu ngón tay vào cho đứa bé mới sinh, nó sẽ cũng bú, mút lấy như khi ngậm đầu ti của người mẹ, sau khi bú, mút một hồi đứa bé sẽ nhận ra rằng cái vật thể kia không cung cấp cho mình một tí sữa nào để thỏa mãn cơn đói – sự kích thích của dạ dày, nó sẽ nhè ra. Sau vài lần như thế đứa bé sẽ dần phân biệt được đâu là đầu vú của người mẹ, đâu là một ngón tay. Khi vật thể được đưa vào là ngón tay đứa bé sẽ nhận ra và ngừng mút một cách lập tức, chứ không còn mút thử như ban đầu nữa. Còn nếu vật thể đưa vào miệng là đầu ti mẹ, đứa bé sẽ thực hiện hành vi ăn ngay lập tức.
Nhưng nếu đưa một đầu vú khác – không có sữa cho đứa trẻ, đứa trẻ sẽ vẫn bú mút như bình thường. Bởi các cơ quan thụ cảm nhận được tín hiệu nhận được giống như tín hiệu thông thường của ti mẹ. Tuy nhiên đến khi nhận ra, đây là một đầu ti khác, hoàn toàn giống đầu ti mẹ nhưng không có sữa, khi này đến lần sau đứa bé sẽ cố gắng ghi nhận thêm các tín hiệu khác nhau giữa hai đầu ti có sữa và không có sữa, thay vì chỉ nhận biết và phân biệt bằng cảm giác khi ngậm, đứa bé có thể nhận biết thêm bằng mùi hương. Khi nhận được đầu ti mới, không có mùi sữa mẹ, đứa bé sẽ từ chối ngay từ đầu.
Chỉ cần một thời gian ngắn, đứa bé sẽ phân biệt được đâu là ti mẹ thực sự và đâu là ti không có sữa và thực hiện hành vi phản ứng phù hợp.
Đứa bé đã hình thành nên một nhận thức - tư duy sơ khởi đơn giản nhất: Dựa vào tín hiệu từ môi trường, ghi nhớ để phân biệt được 2 sự vật khác nhau dựa trên các đặc điểm khác nhau và đưa ra các phản ứng khác nhau.
- Giai đoạn 1: Thực hiện hành vi bú, mút với mọi thứ được đưa vào miệng.
- Giai đoạn 2: Các đối tượng gây khó chịu sẽ bị loại bỏ - Phản ứng trực tiếp
- Giai đoạn 3: Các đối tượng dễ chịu song không đưa lại hiệu quả cũng sẽ bị loại bỏ: Bắt đầu đưa ra các hành vi lý trí đầu tiên.
- Giai đoạn 4: Các đối tượng giống nhau sẽ phải tìm cách phân biệt bằng các đặc điểm thêm khác: Thực hiện các hành vi ghi nhớ phức tạp để phân biệt các đối tượng.
(Đứa bé thực hiện hành vi bú mút – Vừa để ăn vừa để rèn luyện cơ thể và cảm nhận. Nếu được cho ngậm ti, bú mút nhiều, đứa bé sẽ thích nghi với ti mẹ và không muốn ngậm ti giả. Ngược lại đứa bé xa rời ti mẹ nhiều – Sau khi bú no không có hành vi ngậm ti mẹ, bú chơi, thì sẽ dễ dàng từ bỏ ti mẹ để sử dụng ti giả)
Những hành vi đầu tiên của trẻ hoàn toàn là hành động bản năng, dựa trên các phản ứng sinh vật. Trẻ sẽ thử và điều chỉnh dần các hành vi bản năng, thành các hành vi định hướng dựa trên kết quả đạt được.
*
Hành vi bắt chước, hành động thử nghiệm và sự hình thành tư duy đơn giản
Hãy xem xét cách mà một đứa bé hai tuổi hình thành và phát triển tư duy của mình.
Cô bé thấy mẹ mình cầm dao cắt trái cây, hôm sau cô bé cầm được con dao của mẹ mình và thử cắt các thứ khác trong nhà: tường, rèm cửa, quần áo, chăn màn, trái cây…..Khi cắt tường, cô bé nhận thấy nó cứng quá và không thể cắt tiếp. Cô bé sẽ ngưng hành động và chuyển sang việc khác. Ở đây hình thành nên một nhận thức: Dao cắt vào tường không được, nên ngừng.
Khi cắt rèm cửa, áo quần, cô bé nhận thấy cắt được và thích thú tìm các thứ tương tự để cắt tiếp, có thể là chăn màn, áo quần…. Khi này có thể bố mẹ nhận thấy và tiến hành trừng phạt hành vi đó của cô. Và lần sau cô bé sẽ sợ điều đó và không làm nữa. Tuy nhiên khi cắt hoa quả, trái cây hoặc một thứ hữu ích khác cô bé được bố mẹ khuyến khích, từ đó cô bé thích cắt hoa quả trái cây hơn. Cũng có lúc hành vi đưa lại kết quả lạ và hay, làm cho đứa bé cảm thấy thích thú và mong muốn thực hiện.
Ở đây ta có thể thấy đứa trẻ ban đầu thực hiện các hành vi bắt chước, thử làm theo mà không cần suy nghĩ về hành vi của mình hoặc xét đoán đến kết quả. Sự khác biệt lớn đó là hành động gốc có thể chỉ áp dụng trên một đối tượng, một tình huống thì giờ đây đứa bé lại thử áp dụng trên mọi đối tượng và mọi tình huống. Và từ các kết quả thu nhận được đứa bé hình thành nên các phản ứng khác nhau, và hình thành nên những nhận thức ban đầu. Và từ những nhận thức này đứa bé lại tiếp tục áp dụng để thực hiện các hành vi tiếp theo.
Các nguyên mẫu mà đứa trẻ sử dụng để bắt chước, ban đầu là những người xung quanh, như cha, mẹ, ông bà. Khi mức độ tiếp xúc xã hội lớn lên, gặp gỡ nhiều người hơn, đứa bé sẽ cố gắng bắt chước hành vi của những con “đầu đàn” – những đối tượng mà nó đánh giá sẽ đưa lại cơ hội sinh tồn tốt hơn cho nó.
Các hành vi đưa lại các kết quả tốt, có ích hoặc thỏa mãn nhu cầu của đứa bé sẽ được sử dụng tiếp tục. Các hành vi không có lợi hoặc ích sẽ bị hạn chế.
Việc bắt chước không chỉ diễn ra đối với trẻ, mà diễn ra hàng ngày với mọi người mọi đối tượng và là bản chất hành vi thường xuyên của xã hội. Mọi người đều có những hành vi bắt chước lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Quá trình bắt chước diễn ra rộng khắp bởi các nguyên nhân sau:
- Mọi hành vi như nhau thường dẫn dến kết quả như nhau.
- Khi bắt chước, đối tượng đi bắt chước có thể nhìn thấy trước được kết quả.
- Việc bắt chước và biết trước kết quả sẽ giúp đối tượng hành động rút ngắn được quá trình tìm tòi và khám phá, tăng khả năng cạnh tranh.
Khi bắt chước các hành vi của một đối tượng, nếu kết quả dẫn đến là khác nhau, không có lợi cho đối tượng bắt chước, thì hành vi bắt chước sẽ không được thực hiện các lần sau đó. Trong tự nhiên, các quy luật vật lý vận hành như nhau, các quy luật xã hội cũng hiện diện rộng rãi, dẫn đến các hành vi tác động của con người – hay cả động vật – đều có kết quả giống nhau, giúp cho các hành động bắt chước diễn ra ở khắp mọi nơi.
Quá trình bắt chước, nhớ lại giúp sinh vật phản ứng nhanh nhạy hơn, không cần phải có sự trải nghiệm để rút ra vấn đề nhằm xử lý, qua đó tăng cơ hội sinh tồn của sinh vật.
*
Trí tưởng tượng của bộ não:
Sự ghi nhớ và nhận ra thể hiện ở cả các động vật bậc thấp. Ngược lại, hành vi bắt chước, lại xuất hiện trên các động vật bậc cao hơn trong thang tiến hóa, và thể hiện một mức độ trí thông minh cao hơn: Khả năng tưởng tượng.
Ở cấp độ đơn giản, trí tưởng tượng là việc thay thế một đối tượng trong một tượng này bằng đối tượng khác, từ đó dẫn đến các hành vi bắt chước đơn giản. Bộ não đã biết đặt vị trí của chủ thể vào đối tượng được nhìn thấy hoặc thay thế đối tượng này bằng một đối tượng khác tương đương để đưa ra một hình ảnh mới từ đó đưa ra được các hành vi bắt chước.
Ở cấp độ cao hơn của trí tưởng tượng, bộ não chủ động sử dụng các tín hiệu khác nhau đã được ghi nhớ, ghép nối thành một hình ảnh thống nhất. Phần não bộ có chức năng xây dựng trí tưởng tượng sẽ thực hiện việc kích thích các neuron ghi nhớ tại các vùng não bộ khác nhau để tái tạo lại thành một hình ảnh mới. Nếu quá trình chỉ sử dụng các tín hiệu ghi nhớ của cùng một đối tượng để xây dựng lại hình ảnh, thì đó là quá trình nhớ lại chủ động. Nếu thay thế một tín hiệu của đối tượng bằng một đối tượng khác, từ đó tạo ra hình ảnh mới khác với thực tế thì đó là trí tưởng tượng.
Hành vi bắt chước thể hiện rằng bộ não thông minh hơn, cấu trúc thần kinh của bộ não cho phép bộ não tự chủ động, kích thích và xây dựng nên hình ảnh tưởng tượng trong não bộ.
Bộ não người với các phân vùng chức năng riêng biệt, mỗi vùng là một mạng lưới siêu neuron thần kinh trong đó mỗi siêu neuron chịu trách nhiệm ghi nhận một nhóm thông tin giống nhau, giúp cho trí tưởng tượng của con người thêm phát triển. Bộ não có thể sử dụng bất cứ tín hiệu từ một nhóm neuron bất kỳ trong cùng mạng lưới của siêu neuron chức năng để xây dựng lại hình ảnh. Điều này kiến cho trí tưởng tượng của con người trở nên linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, khả năng kết nối và tạo ra trí tưởng tượng của con người vẫn có những hạn chế nhất định. Con người không thể chủ động tưởng tượng, thay thế một đặc điểm, yếu tố này bằng yếu tố kia trong nhiều tình huống khác nhau, bởi sự phức tạp của các hình ảnh, đối tượng….. Để đơn giản hơn, bộ não có thể thay thế một đối tượng trong quá trình tưởng tượng bằng các khái niệm và sử dụng các công cụ hỗ trợ tư duy khác, như viết, vẽ….để xây dựng nên một hình ảnh mới.
Về mặt nguyên tắc, tất cả các thông tin, tín hiệu đã được bộ não ghi nhớ, có thể sử dụng để thay thế, kết hợp với nhau, tạo nên trí tưởng tượng. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động của bộ não, các neuron thường xuyên được kích thích, sẽ dễ dàng được kích thích, do đó các thông tin mà neuron này ghi nhớ sẽ thường được sử dụng hơn trong các quá trình tưởng tượng. Như vậy để tăng cường được trí tưởng tượng, chúng ta phải chủ động kích thích, nhớ lại càng nhiều hình ảnh, thông tin khác nhau, làm cho trí tưởng tượng của chúng ta ngày càng phát triển.
*
Quy luật thời gian hay là quy luật Nhân quả:
Trong quá trình phát triển nhận thức của mình con người nhận thấy mỗi sự biến đổi của các sự vật đều có một yếu tố xuất phát điểm trước đó. Điều này đã dẫn nên nhận thức về quá trình nhân quả: Mỗi sự việc, hiện tượng đều có nguyên nhân - kết quả.
Con người sống, tồn tại trong một môi trường luôn biến đổi, mỗi sự biến đổi đều có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của mình. Bản năng sinh tồn của sinh vật - con người luôn đặt ra yêu cầu: con người phải tìm cách để sinh tồn trước thiên nhiên và đối thủ; tức là con người phải phản ứng lại sự biến đổi – hành vi của thiên nhiên và đối thủ sao cho mình có thể thích nghi, để tồn tại. Việc nhận thức được mọi sự việc đều có nguyên nhân, mọi hành vi đều sẽ có một kết quả, là bước tiến giúp con người tìm cách thay đổi mọi thứ. Con người tìm hiểu quy luật của mối quan hệ giữa ba yếu tố: đối tượng ban đầu, sự tác động, sự biến đổi và đối tượng kết quả. Để từ đó có thể ra các quyết định, hành động, để thay đổi hiện trạng; tìm hiểu quy luật của sự tác động, biến đổi để có thể cải thiện sự tác động – nguyên nhân, nhằm đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai; để phản ứng lại với môi trường với đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn, bảo đảm sự tồn tại của mình.
Quy luật nhân quả dẫn đến một quy luật tâm lý khác, đó là tâm lý: Luôn muốn tìm cách giải thích mọi thứ - hay đi tìm nguyên nhân. Nếu chưa tìm được cách giải thích “phù hợp”, tìm ra được nguyên nhân của một hiện tượng, con người sẽ có cảm giác không thỏa mãn, bất an, nhất là các biến đổi có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của con người; chỉ khi giải thích được nguyên nhân của một hiện tượng, con người sẽ có cảm giác thỏa mãn và an tâm hơn, bởi khi biết được nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó họ sẽ biết cách phòng tránh hoặc phản ứng phù hợp để tránh được kết quả xấu hoặc đạt được kết quả tốt hơn.
Một biểu hiện của tâm lý muốn đi tìm nguyên nhân, đó là tâm lý luôn muốn tìm quy luật, logic. Con người khó chấp nhận việc không hiểu rõ, không đưa ra quy luật giải thích được cho các sự vật hiện tượng xung quanh. Việc không đưa ra được quy luật hoạt động cho các sự vật hiện tượng, tương tự như việc không tòm được nguyên nhân, điều đó luôn làm cho con người cảm giác bất an, khó chịu.
Trong đời sống của mình, con người luôn phải phản hồi lại với sự biến đổi của môi trường để tăng khả năng sống sót của mình. Chính vì thế sự bộ não đã rèn luyện một nguyên tắc hoạt động: Luôn chú ý đến các đối tượng có sự thay đổi. Các sự vật hiện tượng có sự chuyển động, thay đổi sẽ được các cơ quan thụ cảm của con người chú ý hơn, chẳng hạn các cử động hoặc âm thanh, ánh sáng có sự thay đổi về cường độ. Nguyên tắc này đến từ đâu? từ quá trình rèn luyện thông thường hàng ngày của bộ não hoặc đến từ sự phát triển chọn lọc qua quá trình tiến hóa là điều mà chúng ta cần phải tìm hiểu tiếp. Tuy nhiên có một điều chắc chắn đó là chúng ta nhận ra rằng mọi đối tượng khi có sự biến đổi, thay đổi thì có thể tác động lên đối tượng khác, có thể ảnh hưởng đến bản thân mình - ảnh hưởng đến sự sinh tồn của mình. Mỗi sự thay đổi, biến đổi của sự vật sẽ được các cơ quan thụ cảm ghi nhận thành một thông tin. Một biến thể khác của nguyên tắc: Luôn chú ý đến các đối tượng có sự thay đổi đó là tâm lý luôn muốn quan tâm, tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin mới - nghiện thông tin. Mỗi người luôn mong muốn và thích thú khi tiếp nhận được thông tin mới sớm hơn so với người khác, bởi mỗi thông tin mới mà bản thân mỗi người tiếp nhận sớm hơn so với người khác sẽ làm cho họ có cảm giác có khả năng sinh tồn cao hơn, có nhiều thông tin để bản thân ra quyết định phản ứng với môi trường hơn.
Ở con người, bản tính tò mò, thích tìm hiểu là một đặc điểm mà thiên nhiên đã “cài vào” tạo thành bản năng để con người luôn đi tìm hiểu nguyên nhân, kết quả nhằm tăng khả năng sinh tồn. Quy luật nhân quả và bản năng sinh tồn đã kết hợp với nhau tạo nên sự khám phá tìm tòi của loài người, dẫn đến những phát minh, sáng kiến làm thay đổi lịch sử và quá trình phát triển của con người.
Khi có hai hiện tượng liên tiếp xảy ra tác động lên các cơ quan cảm giác của người tiếp nhận, tạo nên hai tín hiệu xảy ra liên tiếp, truyền đến bộ não. Bộ não ghi nhận và ghi nhớ các tín hiệu vào các neuron thần kinh và hình thành các sự liên kết một cách tự nhiên giữa hai neuron thần kinh A, B. Hai neuron này có một chiều kích thích thuận A => B từ đó tạo cho bộ tạo nên sự nhận biết trước sau giữa các thông tin. Khi có hiện tượng A xảy ra, neuron ghi nhớ tín hiệu A sẽ kích thích và kích thích tín hiệu ghi nhớ B. Nếu không có tín hiệu B xảy ra bộ não sẽ cảm thấy bị thiếu…. chờ đợi…. tạo ra nhận thức nhân quả?
Tuy nhiên khi các tác động xảy ra ở các khoảng thời gian xa nhau, sự tuần tự ghi nhớ của các neuron thần kinh là không còn. Các kích thích do sự liên kết giữa các neuron có thể không còn xảy ra, bộ não không còn cảm quan về trước sau với hai tín hiệu tác động với khoảng cách xa.
Khi các tác động từ môi trường là giống nhau, các cơ quan cảm giác sẽ tạo nên các tín hiệu giống nhau và kích thích lại neuron cũ – Không tạo sự ghi nhớ lên neuron mới. Điều này kiến cho bộ não không có khả năng phân biệt các đối tượng nếu tín hiệu tác động không có sự thay đổi.
Như vậy sự thay đổi của các môi trường – tín hiệu tác động giúp con người nhận thức được về thời gian. Để nhận biết được về sự thay đổi, con người cần có một mốc so sánh để nhận ra sự khác biệt, khoảng biến động của các sự vật, sự lặp lại tạo thành khoảng thời gian.
*
Tư duy liên kết – Đa cấp.
Trong thực tế, thiên nhiên vận động không ngừng. Các sự vật hiện tượng luôn biến đổi, là chuỗi các nguyên nhân, kết quả nối tiếp nhau. Hiện tượng này là nguyên nhân hình thành kết quả kia, kết quả này lại là nguyên nhân hình thành một kết quả khác, quá trình đó cứ tiếp diễn liên tục, liên tục. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, đứa trẻ - con người nhận ra chuỗi nguyên nhân kết quả này. Khi nhận ra được điều đó, chúng ta thay vì việc dự đoán kết quả trực tiếp, hay chỉ tìm cách tác động trực tiếp để đạt được kết quả, chúng ta biết rằng kết quả này có thể đến từ nguyên nhân xa hơn, và ngược lại với một nguyên nhân khởi đầu ta có thể dẫn đến hình thành một chuỗi nguyên nhân kết quả và đưa lại một kết quả sau nhiều sự biến đổi. Để qua đó chúng ta có thể tác động từ những nguyên nhân ban đầu nhằm đưa lại kết quả đúng như mong muốn.
Tư duy ban đầu: hành động => Kết quả đã trở thành Chuỗi hành động => Kết quả.
Ở đây ta nhận thấy một sự phù hợp về mặt cấu tạo của hệ thống neuron thần kinh để giúp con người nhận thức về chuỗi các nguyên nhân kết quả nối tiếp nhau: Các neuron thần kinh được cấu tạo nối tiếp nhau, kết hợp thành mạng lưới, giúp con người ghi nhận, ghi nhớ các yếu tố nguyên nhân – kết quả kết nối, liên tục với nhau. Việc trùng hợp đó là ngẫu nhiên? Hay là sự chọn lọc của thiên nhiên trong việc phát triển hệ thống cấu tạo các neuron thần kinh? Thiên nhiên đã phát triển nhiều hệ thống thần kinh có cấu tạo khác nhau, nhưng cuối cùng hệ thống thần kinh phù hợp với việc tiếp nhận và ghi nhớ thông tin theo chuỗi nhân quả, kết nối được nhiều đặc điểm, chủ thể đã đánh bại các hệ thống khác để thành phổ biến? Theo quy luật tiến hóa của sinh vật, thì quá trình trên chắc chắn đã diễn ra theo phương thức chọn lọc.
Sự hình thành nhận thức chuỗi tư duy – kết quả này đồng thời với việc bộ não hình thành nhiều mối liên kết, liên hệ hơn giữa các sự vật hiện tượng.
*
Các hình thái tri thức:
Tri thức thực nghiệm:
Những tri thức đầu tiên chúng ta có được là chính là sự ghi nhận các thông tin từ môi trường, tác động lên các giác quan, được não bộ ghi nhớ và nhớ lại, tạo nên các tri thức của chúng ta. Các tri thức có được nhờ sự ghi nhận thông tin từ môi trường được gọi là tri thức thực nghiệm, chúng là sự ghi nhận, phản ánh trực tiếp các thông tin từ môi trường vào bộ não của con người.
Suy luận và tri thức suy nghiệm:
Các cơ quan thụ cảm phân tách các tác động từ môi trường thành nhiều tín hiệu khác nhau để ghi nhớ, não bộ lại có khả năng liên kết các tín hiệu khác nhau để tạo nên một hình ảnh mới, nhớ lại, thay thế tín hiệu ghi nhớ thông tin này thành tín hiệu ghi nhớ thông tin khác trong quá trình tái tạo hình ảnh (trí tưởng tượng) tạo nên khả năng phân tích và tổng hợp cho não bộ. Trong chuỗi nhận thức diễn tiến theo thời gian – nhân quả, não bộ có khả năng ghi nhận các chuỗi diễn tiến theo thời gian, thay thế đối tượng này bằng đối tượng khác, đảo chiều diễn tiến. Sự kết hợp của khả năng phân tích, tổng hợp, sự tưởng tượng và nhận thức theo nhân quả tạo nên sự khả năng suy luận của não bộ.
Các tri thức có được nhờ quá trình suy luận đó chúng ta gọi là tri thức suy nghiệm. Một tri thức suy nghiệm có thể là tri thức hậu nghiệm hoặc tiên nghiệm.
Quá trình suy luận của bộ não của chúng ta về bản chất chỉ là sự tưởng tượng ghép nối các thông tin, tìm sự tương đồng, không có bản chất logic. Chúng ta cần có những đối tượng đầu tiên để chúng ta duy nghiệm, chúng ta cần những tri thức thường nghiệm đầu tiên để chúng ta suy luận, hay nói cách khác, chúng ta không thể tri thức nếu không có những kinh nghiệm ban đầu.
Hiểu:
Khi đọc một đoạn văn, nghe một người nói hay diễn tả một hành động… chúng ta hiểu được đoạn văn đó nói gì, người đó nói gì, muốn diễn tả điều gì. Tại sao chúng ta lại hiểu? Hiểu là gì?
Ở cấp độ đơn giản, hiểu một vấn đề là khả năng bộ não tạo được sự hồi tưởng hoặc liên tưởng vấn đề đó với một tri thức thực nghiệm mà bộ não đã từng ghi nhận.
Ở cấp độ cao hơn, hiểu một vấn đề là khả năng bộ não sử dụng các tri thức mà bộ não đã có, suy nghiệm để tạo ra thông tin vấn đề mà bộ não cần hiểu.
Khi hiểu được một vấn đề, bộ não tạo được sự liên kết một tri thức với các tri thức khác, qua đó tăng được khả năng nhớ của não bộ đối với vấn đề.
Hiểu, đầu tiên là sự thường nghiệm, vì thế con người có thể có được các tri thức hiểu biết mà không cần có các yêu cầu gì đặc biệt, chỉ cần có sự thường nghiệm qua thời gian – Kinh nghiệm.
Sự hiểu được tiếp nối bởi các sự liên kết các tri thức, suy nghiệm, vì vậy khi có càng nhiều tri thức, con người càng có khả năng tạo sự suy nghiệm. Các tri thức do việc hiểu các nội dung trước là công cụ để suy nghiệm các tri thức sau, giúp mở rộng tri thức của mỗi người.
Sự hiểu là sự liên kết các thông tin, vì thế những người có thông tin như nhau, có thể có khả năng hiểu như nhau chứ không phải là sẽ hiểu như nhau. Bởi khả năng kết nối các thông tin của họ là khác nhau, tùy theo thói quen suy nghĩ, sở thích của mỗi người. Các tri thức mang tính khoa học, được tách rời khỏi tình cảm, cảm xúc thường có khả năng được hiểu và thường nghiệm như nhau.
Sự hiểu phụ thuộc vào tri thức mỗi người có được, khả năng liên kết – tưởng tượng cũng như suy nghiệm của mỗi người ngoài ra còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và phương thức tiếp nhận thông tin. Vì vậy để một người hiểu được một vấn đề mà ta muốn truyền đạt, ta cần cho người đó thường nghiệm được vấn đề mà ta muốn nói, cung cấp cho người đó những thông tin liên quan, các phương pháp suy luận, thậm chí cả hoàn cảnh, cảm giác mà ta muốn truyền đạt, từ đó có thể tạo cho người đó sự hiểu mà ta mong muốn, với tập thể, sự hiểu của tập thể sẽ thấp hơn so với từng cá nhân, ngang với mức của cá nhân thấp nhất.
*
Ngôn ngữ và tư duy
Vai trò của ngôn ngữ với tư duy:
Ban đầu, trong quá trình tư duy, để mô tả lại một hình ảnh, quá trình, con người sử dụng các hình ảnh đơn lẻ và trí tưởng tượng để nhớ lại, suy luận. Phương thức này tạo nên một khối lượng tín hiệu khổng lồ mà bộ não phải xử lý bởi bộ não phải kích hoạt nhiều neuron cùng một lúc, tốn năng lượng và khó để hoạt động.
Trong quá trình phát triển và tiến hóa, chúng ta đã sử dụng ngôn ngữ để mã hóa thế giới theo cách của chúng ta. Các vật, hiện tượng, đối tượng được gắn kết với các từ ngữ, hình ảnh đại diện, mang tính ngắn gọn, dễ ghi nhớ, trao đổi và truyền đạt hơn. Bộ não ghi nhận thông tin từ môi trường sau đó phân tích thông tin thành nhiều đặc điểm khác nhau và tổng hợp thành một hình ảnh chung, những điều này được phản ánh qua ngôn ngữ nhờ các khái niệm, định nghĩa và sự tổng hợp…. Nhờ ngôn ngữ, não bộ dễ dàng phân tách các đặc điểm riêng biệt khỏi vật thể để tiến hành tư duy theo các nguyên tắc riêng để tìm hiểu các quy luật vận hành. Trong quá trình tư duy tưởng tượng thông thường, hiệu ứng kích hoạt đồng thời các neuron được ghi nhớ cùng nhau đã kiến cho bộ não khó phân tách các đặc điểm của sự vật để tưởng tượng, suy luận; với ngôn ngữ, trở ngại này đã được khắc phục con người có thể tự do lựa chọn các đặc điểm, xây dựng suy luận tư duy. Sự tư duy bằng các khái niệm, định nghĩa đã giúp bộ não tăng cường trí tưởng tượng lên rất nhiều, với các khái niệm tổng quát, con người có thể gán, thay thế cho nhiều loại đặc điểm tính chất khác nhau tạo nên sự liên tưởng được rộng mở, sự hình dung tưởng tượng diễn ra nhanh chóng. Điều này giúp cho não bộ khi suy nghĩ, suy luận, thay vì phải kích hoạt nhiều neuron, tạo nên hình ảnh phức tạp để tư duy, thì nay não bộ chỉ cần tạo các hình ảnh đơn giản hơn để tư duy, qua đó tạo khả năng tư duy tốt hơn. Các công cụ ngôn ngữ giúp cho não bộ tư duy vượt qua khả năng của mình.
Ngôn ngữ và chữ viết cũng giúp duy trì được thông tin lâu dài hơn, khó bị thất lạc, bị ảnh hưởng bởi các đặc tính sinh học của não bộ như hiện tượng quên, sự ức chế kiến con người không nhớ ra….
Trong ngôn ngữ, các từ được sắp xếp theo các trình tự, quy luật nhất định, diễn tả lại mối quan hệ, quá trình, biến đổi của các sự vật, hiện tượng (tạo nên ngữ pháp). Ngôn ngữ và ngữ pháp đã giúp tạo nên một công cụ để cải thiện tư duy, cho phép tư duy một cách đơn giản hơn, hiệu quả hơn và mở rộng hơn. Chúng ta có thể dễ dàng tổng quát hóa, chi tiết hóa, tạo sự liên tưởng hay đảo ngược các quá trình hiện tượng một cách dễ dàng, đơn giản với việc sử dụng ngôn ngữ và cả văn bản thay vì hình dung quá trình thông qua trí tưởng tượng chúng ta có một cộng cụ tư duy mới, một trí tưởng tượng mới.
Các vấn đề của ngôn ngữ trong tư duy:
Trong một ngôn ngữ, mỗi từ - biểu tượng được gán với một ý nghĩa, sự vật, hiện tượng…... mà khi nhắc đến từ ngữ - biểu tượng này chúng ta thường liên tưởng ngay đến một hình ảnh, sự vật, hiện tượng đó. Sự gán nghĩa này phụ thuộc vào quy định chung của xã hội, trở thành một chuẩn mực chung để truyền đạt, giao tiếp với nhau. Sự quy định này của xã hội bị biến đổi liên tục qua thời gian, các ý nghĩa được gán thêm vào hoặc giảm bớt đi hoặc chính sự vật, hiện tượng mà từ ngữ, biểu tượng được gán cũng có sự biến đổi, kiến cho nghĩa của từ ngữ, biểu tượng bị thay đổi liên tục theo thời gian.
Sự định nghĩa, khái niệm bằng ngôn ngữ, chỉ là sự mô tả lại, khái quát hóa, thiếu sự thực tế và thiếu đi rất nhiều đặc điểm của sự vật hiện tượng, ngôn ngữ không phải là thực tế.
Khi suy nghĩ con người được ở trong một hoàn cảnh, trạng thái, kiến cho con người có những cảm xúc riêng, khi viết lại suy nghĩ và truyền đạt lại cảm xúc con người lại phải sử dụng ngôn ngữ, biểu tượng là những quy định chung cho toàn xã hội, không thể viết hết ra hoàn cảnh, trạng thái, cảm xúc…. liên quan với nội dung mà người đó muốn truyền đạt, tuy nhiên con người bắt buộc phải sử dụng từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng để để truyền đạt lại suy nghĩ và cả cảm xúc riêng của mình. Khi truyền đạt, ngôn ngữ, biểu tượng chỉ truyền đạt, đại diện đúng với nội dung ý nghĩa quy định của xã hội cho ngôn ngữ và biểu tượng đó (tại thời điểm đó), tuy nhiên với mỗi người tiếp nhận, nhóm người hoặc cộng đồng lại có sự gán nghĩa riêng thậm chí là sắc thái, tình cảm, cảm xúc riêng của từng cá nhân, nhóm người cộng đồng cho từ ngữ - biểu tượng, tùy theo lịch sử tiếp nhận của người, hoặc nhóm người, cộng đồng. Điều đó làm cho ý nghĩa của từ đối với mỗi người, mỗi cộng đồng và xã hội là khác nhau, dẫn đến khi giao tiếp truyền đạt với nhau bằng ngôn ngữ, biểu tượng các ý nghĩa được gán với từ ngữ - Biểu tượng thường không được truyền đạt đúng theo nguyên tắc một – một. Người truyền đạt, người tiếp nhận thường sẽ có sự lệch nhau trong mức độ hiểu ý nghĩa được truyền đạt, phụ thuộc vào các mức hiểu của mỗi người đối với từ ngữ được sử dụng, vào hoàn cảnh tiếp nhận, công cụ truyền đạt, tình cảm và cả tác động của vô thức trong mỗi người. Trong ngôn ngữ chúng ta tìm thấy nghĩa chung của xã hội và nghĩa riêng với các cá nhân đối với mỗi từ ngữ - Biểu tượng, nội dung giao tiếp.
Trải qua thời gian, con người tiếp nhận một từ ngữ với nhiều hoàn cảnh, nhiều cảm xúc, tình cảm, cũng như mô tả đặc điểm khác nhau. Mỗi từ ngữ khi được nhắc đến sẽ gợi cho con người những tình cảm, cảm xúc và đặc điểm này, với trí tưởng tượng, sự gắn kết đa dạng, nhiều từ ngữ được gán với các sự vật theo một cách chủ quan của người truyền đạt, kiến người tiếp nhận có những suy nghĩ, cảm xúc với sự vật khác với thực tế. Ngôn ngữ làm biến dạng cảm xúc, cảm giác của mỗi người đối với nội dung tiếp nhận, làm sai lệch thực tế trong suy nghĩ mỗi người.
Theo thời gian, tùy từng xã hội, thời kỳ lịch sử ngôn ngữ còn có sự biến dạng theo thời gian, các ý nghĩa chung của xã hội đối với ngôn ngữ cũng bị thay đổi, tùy theo sự quy định chung của xã hội, các nội dung mà từ từ ngữ biểu đạt hoặc gán kết. Có những từ ngữ được gán thêm các đặc điểm mới, nhưng văn bản cũ vẫn được giữ nguyên mô tả, người đọc lồng ghép các đặc điểm mới vào văn bản cũ kiến cho ý nghĩa của văn bản ban đầu không còn đúng. Cũng có khi ngôn ngữ, biểu tượng được gán với một sự vật hiện tượng, qua thời gian, ngôn từ không biến đổi, song sự vật biến đổi, không còn như ban đầu, kiến ý nghĩa của ngôn từ cũng mất đi. Để hiểu được ý nghĩa của một ngôn từ và văn bản được viết vào một hoàn cảnh, giai đoạn nào đó, chúng ta phải tìm cách để đặt lại ngôn ngữ, văn bản vào các ý nghĩa, thời điểm và cả cảm xúc của người viết tại thời điểm đó.
Những vấn đề trên kiến chúng ta có thể nói, chúng ta không hoàn toàn hiểu hết được nhau khi giao tiếp, chúng ta cũng không hiểu hết được ý nghĩa, nội dung của các ngôn từ khi diễn đạt. Sự sai lệch đó ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, qua thời gian, ngày càng nhiều.
*
Sự ảnh hưởng của bản năng sinh tồn lên hoạt động tư duy và nhu cầu tôn giáo của con người:
Con người là một sinh vật, bản năng sinh tồn được hiện hữu trong mọi hoạt động của con người, phản ánh vào trong các hoạt động và phương thức tư duy của con người. Bản năng sinh tồn ảnh hưởng từ những hành vi và suy nghĩ đầu tiên, dần dần trở thành những thói quen và phương thức suy nghĩ của con người. Từ bản năng chính là luôn tìm cách để tồn tại trước các biến động, ảnh hưởng từ môi trường, phương thức tư duy của con người đã tạo ra nhiều thói quen tư duy khác nhau.
Bắt chước, ban đầu là một hành vi bản năng của sinh vật, bắt chước giúp sinh vật có thể rút ngắn được quá trình tìm hiểu, học tập, tăng cơ hội sống sót. Con người cũng có những hoạt động bắt chước của mình, trong mỗi hoàn cảnh, con người thường bắt chước sinh vật thống trị hoàn cảnh đó. Trong các tình huống mới, nhiều biến động, chưa rõ ràng, các hành vi bắt chước lại càng có cơ hội để phát triển, một trong những biểu hiện của việc bắt chước đó là nhu cầu có thủ lĩnh. Thủ lĩnh là đối tượng dẫn đầu, là hình ảnh để các thành viên khách bắt chước và hành động theo, con người luôn có nhu cầu có thủ lĩnh để đi theo để bắt chước để hành động.
Mọi sinh vật, con người có xu hướng hòa mình vào xung quanh để tránh bị đào thải, tăng cơ hội tồn tại, khi đã có được khả năng tồn tại trong đám đông, con người lại có xu hướng tò mò, tìm hiểu các thông tin xung quanh. Bản năng tò mò thúc đẩy con người khám phá không gian sống quanh mình, qua đó tăng mức độ hiểu biết, tăng khả năng phản ứng với môi trường từ đó tăng cơ hội tồn tại. Sự khám phá còn được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh, mỗi người mỗi cá nhân đều tích cực khám phá tìm cách có được những điều mới mà đối thủ không có, vượt lên đối thủ. Nếu không hiểu được môi trường xung quanh, không có được sự vượt lên đối thủ, hơn đối thủ ở một điểm nào đó, con người sẽ cảm thấy mình bị yếu kém, khả năng sinh tồn của mình bị đe dọa, những cảm giác này sẽ gây trạng thái tâm lý bất an ở con người, thúc đẩy con người hành động.
Sự bắt chước thủ lĩnh đã dẫn đến một tập hợp thành viên giống nhau, đến lượt các thành viên liên quan, xung quanh khi gia nhập vào nhóm lại có hành vi bắt chước các thành viên khác, để được gia nhập, tồn tại kể cả khi không còn được nhìn thấy thủ lĩnh để bắt chước. Điều này kiến cho trong xã hội, mọi người thường luôn chạy theo các xu thế mới, những xu thế được mở đầu bởi những thành viên ưu tú hoặc đạt được vị trí cao hơn nhờ các xu thế mới mà họ khám phá ra. Khi xu thế được mở rộng, phát triển thành các trào lưu, thì ngày càng có nhiều người có mong muốn gia nhập, tuy nhiên trong xu thế - trào lưu đó lại luôn có những người đi theo các hướng đi mới để tạo ra sự khác biệt với xu thế mới để tạo ra sự khác biệt tăng khả năng sinh tồn mới cho mình.
Con người còn có xu hướng bắt chước bởi các một nguyên nhân khác nữa, đó là tâm lý đổ lỗi. Trong quá trình sinh tồn, mỗi hành vi đưa lại lợi ích được con người hành động lại, với mục tiêu lặp lại thành quả. Các hành vi dẫn đến kết quả xấu sẽ bị trừng phạt để ngăn chặn hành vị xấu được lặp lại. Con người thường cố gắng tránh rơi vào trạng thái, cảm giác bị trừng phạt; khi đã bị rơi vào trạng thái, cảm giác bị trừng phạt, còn người thường có xu hướng tìm cách giảm cảm giác bị trừng phạt – Tăng cảm giác tự tin trước các đối tượng cạnh tranh – tăng cảm giác sinh tồn. Một trong các cách đó là đổ lỗi, an ủi hoặc cầu xin sự tha thứ. Khi bắt chước các con đầu đàn, nhưng bị dẫn đến kết quả bị trừng phạt thì con người có thể an ủi hoặc cólý do để đổ lỗi hơn.
Nhu cầu thủ lĩnh không chỉ để bắt chước, đổ lỗi mà còn để được tha thứ. Chúng ta có thể thấy nhu cầu đó ở con người ở việc chúng ta tin vào một vào một đấng thần linh trên cao sẵn sàng tha thứ cho các hành vi tội lỗi của chúng ta. Sự tha thứ tạo ra cảm giác được an tâm, không còn sợ sợ trừng phạt, sự tha thứ từ một vị thủ lĩnh, thần linh có quyền lực, sẽ làm cho con người tiếp nhận sự tha thứ có cảm giác tránh được sự trừng phạt. Sự tha thứ đến từ người có quyền lực càng cao, hiệu quả sẽ càng lớn.
Trong quá trình phát triển nhận thức của mình, con người nhận ra quy luật nhân quả, thời gian, mỗi sự vật, hiện tượng đều có một khởi điểm trước đó, mỗi sự biến đổi đều có một nguyên nhân, tuy nhiên có nhiều điều với kiến thức hiện tại, con người không thể giải thích, tìm được nguyên nhân. Con người băn khoăn về sự ra đời, tồn tại của thế giới, những biến cố to lớn xung quanh, về sự ra đời của con người, băn khoăn về nguồn gốc của mình, về sự tồn tại của con người sau khi chết, lo lắng cho sự tồn tại của mình, những biến cố ngẫu nhiên xảy ra với bản thân mình trong cuộc sống…. những băn khoăn đó kiến cho con người cảm giác bất an. Sự tin tưởng vào việc tồn tại một đối tượng quyền năng nào đó gây ra các hiện tượng xung quanh ta, nhất là đối tượng đó là một người tốt, yêu thương và lo lắng cho chúng ta, hoặc chúng ta có thể tác động lên họ (bằng cầu xin, hiến tế) làm cho con người cảm giác an tâm hơn. Điều đó đã thúc đẩy con người sáng tạo ra các lời giải thích bằng tôn giáo, huyền loại về nguồn gốc của thế giới, của loài người của các hiện tượng tự nhiên của sự sống trước và sau cái chết….. Có thể nói, tôn giáo là một nhu cầu tự nhiên và cơ bản của con người trong quá trình tồn tại và phát triển.
Quy luật thời gian và nhân quả cũng thúc đẩy con người có mong muốn biết được tương lai. Khi biết được tương lai, con người cảm giác khả năng sinh tồn của mình cao hơn so với người khác bởi họ biết được kết quả, con người cảm giác an tâm hơn, có cảm giác bình an hơn trước các biến động xung quanh. Điều này thúc đẩy con người tích cực khám phá các quy luật hoạt động của thế giới để tiên đoán tương lai. Tuy nhiên mọi thứ không phải lúc nào cũng tiên đoán, dự đoán được, điều này làm nảy sinh tâm lý hi vọng ở con người, con người luôn hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với họ nhờ các hành động của họ hoặc bởi một sự may mắn nào đó. Tâm lý hi vọng thể hiện mong muốn tồn tại của mỗi con người, tâm lý hi vọng kiến cho con người thường vẽ ra các viễn cảnh tốt đẹp có lợi cho bản năng sinh tồn của mình và thường bỏ qua các yếu tố xấu, bất lợi khi lên kế hoạch.
*
Sự rèn luyện, thói quen:
Sự rèn luyện là sự lặp đi lặp lại các hành vi hoặc suy nghĩ.
Bộ não con người có thể chủ động kích thích các neuron thần kinh ghi nhớ, tạo thành suy nghĩ chủ động. Trong sự rèn luyện suy nghĩ, sự lặp đi lặp tại tạo nên sự kích thích lặp đi lặp lại các tín hiệu trong não bộ. Điều này kiến cho các neuron ghi nhớ được kích hoạt thường xuyên, kiến não bộ dễ dàng nhớ lại hơn. Nếu sự rèn luyện chỉ lặp lại các tín hiệu giống nhau liên tục sẽ tạo ra chuỗi kích thích tín hiệu lối mòn, bộ não chỉ nhớ lại được các tín hiệu được lặp lại. Ngược lại sự rèn luyện tạo sự đa dạng trong quá trình tưởng tượng cũng kích thích tạo khả năng tưởng tượng tốt hơn, bởi có nhiều tín hiệu khác nhau được kích thích giúp não bộ thông minh hơn. Bộ não càng hoạt động càng tưởng tượng, suy luận, kích thích nhiều tín hiệu ghi nhớ khác nhau thì càng hoạt động hiệu quả hơn.
Khi có sự lặp đi lặp lại các hành vi, chuỗi hành vi, thì các tín hiệu ghi nhận, điều khiển hành vi cũng diễn ra lần lượt, liên tục tạo thành một quá trình được lặp đi lặp lại nhiều lần; các neuron ghi nhớ tín hiệu điều khiển các hành vi cũng có sự liên kết tạo thành chuỗi neuron có thể kích hoạt lẫn nhau. Lúc này khi có một hành vi được khởi động, thì neuron ghi nhớ cho hành vi này được kích hoạt và tự động kích thích các neuron khác, từ đó tác động cơ thể thực hiện chuỗi hành vi một cách nhanh chóng, thậm chí là không cần phải trải qua sự điều khiển ý thức, thậm chí ý thức còn bị bộ não bỏ qua, con người bị hành động theo chuỗi hành vi quen thuộc.
Để điều chỉnh một thói quen, trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại thói quen, sau đó nhìn nhận các bước trong chuỗi hành vi của mình, xác định bước khởi đầu của chuỗi hành vi và bước nào trong chuỗi hành vi cần được thay đổi. Chúng ta tạo sự nhắc nhở, sự chú ý về ý thức trước mỗi lần chuỗi hành vi bắt đầu, hành động chậm lại để não bộ có thể ý thức được từng bước và đến bước cần thay đổi thì chúng ta có sự điều chỉnh về lý trí để thay đổi từ đó dần dần thay đổi thói quen. Một phương pháp khác đó là sự thay đổi môi trường, kiến cho các hành vi cũ không phù hợp, từ đó cơ thể phải điều chỉnh hành vi và các thói quen cũng sẽ được điều chỉnh.
Sự lặp đi lặp lại các hành vi cũng kiến cho cơ thể tiếp nhận nhiều tín hiệu kích thích có cường độ gần giống nhau, nhưng vẫn có chút khác biệt nhỏ, khi này sẽ tạo ra sự phản hồi điều chỉnh giữa cơ bắp, não bộ để đạt trạng thái tốt nhất cho hành vi. Như vậy sự rèn luyện có thể tạo nên hành vi tốt nhất, tối ưu nhất về phối hợp giữa cơ bắp và bộ não, việc tiếp cận giữa nhiều tín hiệu gần giống nhau và chủ ý phân biệt giữa mức độ khác nhau giữa các tín hiệu tạo cho cơ thể và não bộ khả năng phân biệt các tín khác nhau ở mức rất nhỏ.
Sự phát triển của tư duy – Giáo dục tư duy.
Các tri thức ban đầu con người có được là nhờ sự thường nghiệm. Bộ não ghi nhớ các thông tin mà chúng ta tiếp thu, sau đó nhớ lại, sử dụng các tri thức thường nghiệm, dùng khả năng phân tích, tổng hợp, trí tưởng tượng để suy luận ra các tri thức mới và tiếp tục dùng các tri thức này để suy nghiệm. Quá trình này diễn ra lặp đi lặp lại và tạo nên nhiều tri thức hơn. Như vậy để có được trí thông minh, giáo dục được trẻ, đầu tiên chúng ta phải luyện tập cho trẻ về trí nhớ, sự quan sát và ghi nhớ, từ đó cung cấp cho trẻ các tri thức thường ngiệm ban đầu, cơ sở để trẻ có được sự nhận thức.
Trong quá trình phát triển của não bộ, các tín hiệu càng được kích thích nhiều, càng đa dạng, thì bộ não càng hoạt động hiệu quả. Cần cho trẻ tiếp xúc nhiều hoàn cảnh, tiếp nhận và ghi nhớ nhiều loại thông tin khác nhau. Ban đầu trẻ thực hiện các hành vi bắt chước, sau đó tiến đến quá trình ghi nhớ, tưởng tượng, vì vậy trẻ cần được chơi với các trẻ cùng tuổi hoặc lớn hơn ở mức độ vừa phải, để trẻ xem xét và bắt chước các bạn. Trẻ cần được tham gia các trò chơi đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan cảm giác, để các cơ quan cảm giác phải làm việc, phải hoạt động, phối hợp và rèn luyện với nhau, rèn luyện với các cơ quan vận động của cơ thể. Ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ chưa tiếp cận nhiều thông tin thì việc được vận động sẽ giúp trẻ tiếp cận được nhiều thông tin hơn, từ đó não bộ có chất liệu để tưởng tượng và được rèn luyện nhiều hơn một cách tự nhiên.
Lớn lên, trẻ có thể dễ dàng bị suy nghĩ dần theo các thói quen, nếu môi trường, hành vi và thông tin được lặp đi lặp lại, trẻ hay hành động lặp lại các hành vi thường nhật và theo sở thích. Chính vì thế chúng ta cần rèn luyện khả năng tưởng tượng, cho trẻ, tạp môi trường mới hoặc tạo dựng các hình ảnh nội dung mới từ các thông tin, nội dung mà trẻ tiếp nhận được. Phương pháp giáo dục của chúng ta cần hướng dẫn cho trẻ cách thức tưởng tượng, xây ghép nhiều thông tin với nhau để tạo hình ảnh mới, thường xuyên thay đổi các hình ảnh, thông tin để trẻ được tiếp nhận, tưởng tượng kết nối giữa nhiều loại thông tin đa dạng, tạo khả năng tư duy rộng mở. Bộ não có khả năng tưởng tượng, phân tích, tổng hợp một cách tự nhiên, tuy nhiên khi có sự rèn luyện, thì các khả năng này hoạt động càng hiệu quả hơn.
Trí tưởng tượng của trẻ ban đầu rất đơn giản, chỉ là sự thay thế đối tượng này thành đối tượng khác, tạo thành một hình ảnh mới, sự tưởng tượng này có thể rất hỗn loạn, theo ý thích của trẻ. Sự tưởng tượng hỗn loạn không tạo nên tri thức mới, khi đến đội tuổi nhận thức được chúng ta cần đào tạo cho trẻ nhận thức các quy luật hoạt động – Trong đó có quy luật thời gian, nhân quả, từ đó dạy cho trẻ cách nhận ra các quy luật khác và tạo nên tư duy suy luận, trẻ tư duy được chuỗi các hành vi nguyên nhân hệ quả các phán đoán suy luận. Phương pháp đào tạo hiệu quả, đó là cho trẻ quan sát, làm theo để trẻ khám phá, thực nghiệm các quy luật nhân quả, sự vận hành của tự nhiên từ đó rút ra các quy luật qua đó trẻ phát triển được tư duy suy luận.
Trẻ cần được giáo dục về ngôn ngữ và phương pháp sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ, suy luận. Khi sử dụng ngôn ngữ, quá trình tư duy của trẻ sẽ trở nên đơn giản, mạch lạc hơn, từ đó chúng ta đào tạo cho trẻ về các phương pháp, quy luật tư duy. Ban đầu trẻ sẽ học các từ, chủ yếu là các từ mô tả, gán liền với các sự vật đối tượng xung quanh, sau đó trẻ sẽ học về các từ mang tính cảm xúc. Phát triển hơn nữa, trẻ sẽ quan sát sự biến đổi của các sự vật nắm được quy luật nhân quả, bắt chước cách thức sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng khác để diễn tả thành câu. Sự mô tả ban đầu của trẻ là đơn giản, phản ánh nhận thức của trẻ về sự biến đổi của các sự vật mà trẻ mô tả, về sau trẻ sẽ tiếp nhận các phản hồi từ các đối tượng lớn hơn để điều chỉnh dần, tuân theo các quy luật ngôn ngữ chung của xã hội để có thể nói thành các câu dài và phức tạp.
Sự khám phá thúc đẩy trẻ thử thách mọi hành vi mà trẻ có cơ hội thực hiện, khám phá, tuy nhiên nhiều hành vi sẽ dẫn đến các kết quả không tốt bởi chính nó hoặc bởi thời điểm chưa phù hợp. Các kết quả không tốt này sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến tâm tý của trẻ và ảnh hưởng đến lối tư duy trong tương lai của trẻ. Chính vì vậy người giáo dục, định hướng cho trẻ cũng cần phải có những sự giám sát, giới hạn những gì đến với trẻ.
Tương lai và các tính huống mà mỗi cá nhân gặp phải đều bất định, để xử lý được, trẻ không chỉ cần có trí tuệ mà cần có cả ý chí, kỹ năng, các năng lực thể chất. Trẻ cần được rèn luyện thể chất để cơ thể và năng lực trí tuệ có sự phối hợp nhịp nhàng nhất. Trẻ cần được luyện tập tạo lập các thói quen tốt cho đời sống, sức khỏe, phương thức tư duy – tính cách tốt trong cuộc sống để từ đó có khả năng tiếp nhận và phát triển tri thức. Năng lực trí tuệ đến từ hoạt động của não bộ, não bộ cũng cần có một cơ thể khỏe mạnh để nuôi dưỡng, một cơ thể khỏe mạnh cũng giúp trẻ có thể khám phá học tập cấc quy luật tốt hơn. Một ý chí mạnh mẽ trong đầu óc là một điều cần thiết, ý chí trẻ vượt qua các trở ngại và đi đến đích.
Thiên tài và những người hoang tưởng đều là những người có nhiều ý tưởng, có trí tưởng tượng mạnh mẽ, vậy đâu là sự khác nhau giữa thiên tài và những người hoang tưởng? Thiên tài là người suy nghĩ và có các suy luận dựa trên các quy luật, phù hợp với thực tế, từ những điều đã biết họ suy luận để đưa ra những điều mới mẻ đúng đắn – Sự sáng tạo. Ngược lại những người hoang tưởng cũng có trí tưởng tượng, suy luận phong phú; song trí tưởng tượng, suy luận của họ lại không dựa trên các quy luật, không phù hợp với thực tế, mà bởi sự ngẫu nhiên, ý thích. Các kiến thức của nhân loại đã phát triển đi dần từ các kiến thức thường nghiệm, đơn giản sơ khai, áp dụng vào các tình huống, đối tượng mới để khám phá tìm ra những kiến thức quy luật mới, vòng lặp đó lại tiếp diễn từ đó kiến cho kiến thức nhân loại ngày càng nhiều lên đa dạng hơn, chúng ta lại có nhiều tình huống vấn đề mới hơn. Tốc độ phát triển về mặt kiến thức của chúng ta ngày càng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Chúng ta phải giáo dục, tạo được cho trẻ những kiến thức khoa học đúng đắn, phù hợp và phương pháp tư duy đúng đắn, tạo điều kiện cho trẻ có những môi trường, tình huống mới mới để áp dụng kiến thức, khám phá kiến thức mới. Sự sáng tạo đến từ việc áp dụng các nguyên tắc mới vào các tình huống cũ. Để sáng tạo con người sử dụng trí tưởng tượng để hình dung, áp dụng các phương pháp xử lý mới cho các tình huống cũ, để não bộ có thể tưởng tượng tốt, chúng ta cần tạo cho não bộ sự thoải mái, tránh các ức chế, tạo sự tập trung, tránh các kích thích ảnh hưởng sự tưởng tượng – các kích thích mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài.
Lý thuyết, sách vở, các tình huống giả định không bao giờ cung cấp đủ các cảm giác, cảm xúc thật cho người tiếp nhận.Các khái niệm sách vở dễ tạo ra sự tưởng tượng ngoài sự thật, vì vậy muốn dạy được trẻ một cách đầy đủ, cần cho trẻ vào môi trường thực tiễn, cho tiếp xúc và rèn luyện thật, trẻ sẽ có được trải nghiệm thật từ đó sinh ra các cảm xúc và cảm giác thật sự. Chúng ta nên cung cấp dần cho trẻ các hoàn cảnh thực để trẻ phát triển phù hợp dần với khả năng của trẻ, đây cũng là môi trường để trẻ rèn luyện.
Những điều trên là những nguyên tắc cơ bản nhất để chúng ta định hướng việc nuôi dạy và phát triển thể chất của trẻ. Yêu cầu và chi tiết thế nào, sẽ cần có những nhà chuyên môn và sự nghiên cứu sâu và thảo luận nhiều hơn nữa để tìm ra cách giáo dục và nội dung giáo dục phù hợp nhất đối cho trẻ với từng môi trường văn hóa và xã hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh