Cuộc trò chuyện giữa bụt và cô bé bán hàng rong

02:28 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Giêng, 2019

Bụt: Kìa con , vì sao con khóc?
Cô bé: Con khóc vì không được bán hàng.

Bụt: Ôi , con ơi!
Cô bé: Ngày xưa , mỗi lần có cô bé nhà nghèo khóc bụt lại hiện ra.

Bụt: Bây giờ cũng vậy mà
Cô bé: Nhưng ngày xưa bụt thường quả quyết.

Bụt: Con ơi ngày xưa ta chỉ cần đưa cho cô bé một bộ quần áo mới hoặc một đôi giầy mới. Nhưng lúc này không phải như vậy . Những thứ đó không giải quyết được gì.
Cô bé: Vâng , nhưng con cũng đâu cần giầy. Con chỉ cần được bán trên đường phố mà thôi.

Bụt : Con yêu dấu. Chính cái việc bán hàng đó khiến ta bất lực. Ta không bênh con được .
Cô bé: Tại sao?

Bụt: Tại vì ta phải chọn giữa con và sự văn minh . Và dù đau lòng ta cũng phải để cho văn minh chiến thắng.
Cô bé: Thưa bụt, con tưởng văn minh nhất của bụt là nghĩ đến người nghèo?

Bụt: Đã có thời ta tưởng như thế. Nhưng bây giờ ta nghĩ ra , văn minh nhất là nghĩ đến người nghèo biết phấn đấu. Còn những người nghèo chỉ biết ngồi khóc , đôi lúc ta , phải bỏ qua.
Cô bé: Ôi , như vậy thì bụt không thương con.

Bụt: Khi ta là Bụt , ta có thể thương đơn giản , thương tràn lan. Điều ấy chả có làm sao cả. Nhưng kh ta là Bụt cầm trong tay thành phần lãnh đạo, ta phải thương cái đúng chứ không phải là cái đáng thương.
Cô bé: À.

Bụt: Bản lĩnh của ta , sự kì vọng của bao nhiêu người đặt vào ta nằm ở chỗ đó. Ta là Bụt quản lý. Ta không chỉ an ủi và phân phát qùa khi cô bé khóc. Ta còn phải nghĩ đến bao nhiêu già trẻ không khóc nhưng đang trăn trở đêm ngày.
Cô bé: Nghĩa là?

Bụt: Nghĩa là ta nhấn mạnh, làm lãnh đạo không phải chỉ làm Bụt , mà rất lắm khi phải làm cả quan tòa.
Cô bé: Bụt ơi , con không phải bị cáo.

Bụt: Quan tòa đâu phải lúc nào cũng xử bị cáo , mà xem xử ai tốt ít, ai tốt nhiều mà thôi. Con là một cô bé bán hàng rong tốt, nhưng sự phát triển của một thành phố còn tốt hơn con. Cho nên ta không thể bênh con được.
Cô bé: Trời ơi

Bụt: Không có Bụt cho tất cả mọi người. Giờ phút này con hãy chấp nhận điều đó.
Cô bé: Nghe đau xót quá.

Bụt: Con tưởng rằng ta không đau xót hay sao? Nhưng đã tới thời kì mọi người cần hiểu rằng không còn chỗ cho ai ngồi khóc, dù ai đó có đáng thương và tội nghiệp đáng thương, phải đứng lên đi con.
Cô bé: Con biết làm việc gì hả Bụt? Khi con chỉ gánh vác hàng rong mỗi ngày. Con không có kiến thức và không có vốn liếng.

Bụt: Những chi tiết đó rất đáng thương, nhưng con ơi , không thể đáng thương mãi mãi. Nếu cứ băn khoăn về con, ta sẽ không bao giờ giải quyết tận gốc một số việc. Ta sẽ suốt đời chỉ thành một ông Bụt Nhờ nhờ, làm cho xã hội nhờ nhờ theo.
Cô bé: Tóm lại, bụt từ chối giúp con?

Bụt: Nếu giúp theo kiểu tặng quà thì con ơi, ta từ chối. Thời kì giúp kiểu đó đã qua lâu rồi. Ta chỉ có thể giúp bằng cách chỉ cho con rằng càng ngày càng ít chỗ cho những ai bám vào văn minh mà không xây dựng nó. Dù ai đó là một cô bé đáng yêu được như con.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Từ lề đường bước vào xa lộ

    29/12/2014Phạm Duy NghĩaNăm 1474 Viện dân biểu của thành phố tự trị Venedig ban hành một đạo luật đầu tiên về quyền sáng chế, cho phép người phát minh độc quyền sử dụng sáng chế đó trong vòng 10 năm kể từ ngày được cấp bản quyền. Kể từ đó các đạo luật bảo hộ sáng chế nối tiếp nhau ra đời và lan rộng ra nhiều lĩnh vực, ngày nay mọi tri thức có giá trị thương mại đều dễ dàng được bảo hộ, chúng dễ dàng biến thành tư bản sinh lời....
  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Sự "vô nghĩa" của pháp luật!

    23/04/2008Lê Thanh PhongTheo báo cáo của Bộ Tư pháp tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 19.4, năm 2007 có 311.443 án dân sự tồn đọng, không thi hành được, chiếm 48% số vụ việc...
  • Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề

    12/04/2008Nguyên thủ tướng Võ Văn KiệtNgười nghèo trên thực tế chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng, trong khi chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Muốn đất nước có được sự phát triển bền vững, tôi cho rằng chúng ta không thể thiếu những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo...
  • Công - tư chưa tỏ, chừng nên chuyện

    24/11/2006Kiên ĐịnhGần đây câu chuyện nhà công vụ rộ lên, đã làm cho dư luận xôn xao, báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Còn, các cơ quan chức năng cũng được dịp tự nhìn nhận lại mình. Mua - bán là hành vi bình thường của nền kinh tế. Vậy chuyện mua - bán này có phải là việc không bình thường? Ta hãy tìm lại đúng tên từng sự việc...
  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • xem toàn bộ