Triết lý kinh doanh thực tiễn

09:08 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Giêng, 2010

Mời tham khảo:Mạn đàm nhân sinh với huyền thoại hãng Panasonic

“Xây dựng sản nghiệp là yêu nước”

Muốn kinh doanh bền vững, phải đi từ những điều cơ bản nhất. Trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp tồn tại vì cái gì? Kinh doanh với mục đích gì và theo cách nào? Matsushita Konosuke – người sáng lập tập đoàn Matsushita, nay là Panasonic, đã triển khai một quan niệm kinh doanh và nhân sinh quan sáng sủa và hiệu quả: Tuân theo quy luật của tự nhiên và xã hội, với sứ mệnh căn bản của mọi người. Lợi nhuận chính là thù lao trả cho việc thực hiện sứ mệnh đó. Từ đó ông nêu lên các phương châm: tồn tại và phát triển cùng với xã hội, phát triển vừa sức của mình, đi vào chuyên nghiệp hóa hơn là đa ngành hóa, tập hợp trí tuệ tập thể, cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và người làm công theo triết lý vừa đối lập vừa điều hòa, không ngừng đổi mới cho phù hợp với biến đổi của thời cuộc…

Người đọc có thể coi Triết lý kinh doanh thực tiễn như cuốn sổ nhỏ tóm gọn những triết lý kinh doanh mà doanh nhân vĩ đại Matsushita Konosuke đúc rút được sau hơn nửa đời người toàn tâm toàn ý đóng góp cho nền kinh tế Nhật Bản.

“Khi cầm cuốn sách lên, người ta dễ tưởng nhầm trong đó toàn những lời cao siêu, những phương thức kinh doanh và dùng người vô cùng phức tạp, nhưng ngạc nhiên thay, Matshushita Konosuke chỉ ‘tâm sự’ với người đọc bằng một ngôn từ cực kỳ đơn giản và dễ hiểu. Trong chưa đầy 200 trang giấy, ông đã chứng minh đầy thuyết phục rằng kinh doanh cũng là một nghệ thuật thậm chí còn mang tính nhân văn, chẳng kém gì các môn nghệ thuật khác như hội họa hay âm nhạc” (http://www.amazon.co.jp/)

Matsushita Konosuke (1894-1989) sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp có bảy anh chị em. Chỉ học hết bậc tiểu học 4 năm, 9 tuổi Matsushita đã phải đi học việc để kiếm sống và nuôi gia đình. Năm 23 tuổi, Matsushita xin nghỉ việc ở công ty đèn điện Osaka để mở cửa hàng riêng. Khởi nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng và ý tưởng về chiếc đui đèn, thế mà chỉ hơn nửa thế kỷ sau, tập đoàn Matsushita (nay là tập đoàn Panasonic) do ông gây dựng đã trở thành một trong những tập đoàn điện tử đa quốc gia lớn nhất thế giới với doanh thu mỗi năm lên đến hàng chủ tỷ đôla. Ông đã dẫn dắt tập đoàn điện tử Matshushita đạt được những bước tiến xa hơn rất nhiều so với những tên tuổi lớn khác. Tại Nhật Bản, quê hương ông, Matsushita Konosuke được coi như anh hùng dân tộc nhờ những đóng góp to lớn của ông cho kinh tế Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.

Matsushita Konosuke được coi là ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật. Ông đã được Nhật hoàng ban tặng Huân chương Hoa Bào đồng Mặt trời Mọc loại Dải Lớn (Húc Nhật Đồng Hoa Đại Thụ).

Những triết lý kinh doanh của Matsushita Konosuke có giá trị cao hơn rất nhiều so với tiền bạc đối với mỗi chúng ta. Chungta.com xin giới thiệu cuốn sách này tới bạn đọc.

Mục lục

1. Trước tiên phải xác lập một quan niệm kinh doanh

Ông cho rằng trong kinh doanh có nhiều thứ với tầm quan trọng khác nhau nhưng yếu tố mang tính căn bản nhất là một quan niệm kinh doanh đúng đắn. Nó giúp cho những yếu tố con người, kỹ thuật, tài chính… vận hành được đúng đắn. Ban đầu, ông có một sự mơ hồ, không chút suy nghĩ gì về quan niệm kinh doanh. Theo ông, trong kinh doanh, việc xác định cách nhìn “Tiến hành việc kinh doanh này là vì cái gì và tiến hành theo cách thức thế nào?” là hết sức quan trọng. Dần theo thời gian, ông đã đúc rút ra sự nghiệp kinh doanh vững chắc với phương châm: nói những gì cần nói và làm những gì cần làm kể cả với nhân viên lẫn bạn hàng. Cái gì là đúng đắn phải xuất phát từ nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn. Và vì thế mỗi người khi làm kinh doanh, việc thường xuyên và tự giác tu dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan là hết sức quan trọng.

2. Phải nghĩ rằng sự sinh sôi và phát triển là bất tận
3. Phải có nhân sinh quan rõ ràng

Kinh doanh được tiến hành bởi con người. Người điều hành, nhân viên, khách hàng, mọi bên liên quan là con người. Có nghĩa là kinh doanh là hoạt động mà ở đó con người kết hợp với nhau vì hạnh phúc của con người. Để tiến hành công việc kinh doanh thì cần phải hiểu đúng con người là như thế nào và mang những đặc tính gì. Vì thế một quan niệm kinh doanh đúng đắn phải được xây dựng dựa trên cơ sở nhân sinh quan như thế. Nếu không hiểu đích xác về chính mình và con người thì không thể có những hoạt động phù hợp. Nói ngắn gọn, nhân sinh quan của Matsushita là: con người là chúa tể vạn vật, là thực thể vĩ đại và cao quý, không ngừng sử dụng vạn vật để phát triển cuộc sống cộng đồng.Nhà kinh doanh phải đặt mình, đặt người khác vào địa vị chúa tể của vạn vật để nhìn được quyền năng và trách nhiệm của mình… như một nền tảng vững chắc.

4. Phải nhận thức đúng về sứ mệnh của mình

Hiếm có người nào lại không mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chức năng hay sứ mệnh của việc kinh doanh là thỏa mãn những mong mỏi duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nhà ở, đối với tất cả tư liệu phục vụ cuộc sống và cả những thứ phi vật thể như dịch vụ, thông tin, sứ mệnh muôn thuở của công việc kinh doanh, của doanh nghiệp là không ngừng phát triển những sản phẩm tốt nhất phục vụ đời sống con người với giá cả phải chăng và số lượng không thừa không thiếu. Đó chính là ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp. Chạy theo lợi nhuận riêng là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là mục đích cốt lõi. Mục đích cốt lõi, căn bản là việc chung của xã hội gắn liền với tính công ích, tích cực của xã hội. Giá trị tồn tại của doanh nghiệp là góp phần nâng cao đời sống cộng đồng. Việc nhận thức đầy đủ sứ mệnh này là cơ sở để tiến hành mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư.

5. Tuân theo quy luật tự nhiên
6. Lợi nhuận chính là thù lao
7. Quán triệt phương châm cùng tồn tại, cùng phát triển
8. Phải nghĩ rằng đại chúng bao giờ cũng đúng
9. Phải nghĩ rằng nhất định sẽ thành công
10. Luôn tự chủ trong kinh doanh
11. Thực hiện xây đập kinh doanh
12. Thực hiện một công việc kinh doanh vừa sức
13. Phải tuyệt đối chuyên nghiệp
14. Phải trồng người
15. Phải tập hợp trí tuệ tập thể
16. Vừa đối lập vừa điều hòa
17. Kinh doanh là sáng tạo
18. Phải thích ứng với những biến đổi thời cuộc
19. Phải có tấm lòng chính trực

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về sự phân biệt phải trái

    29/12/2008Matsushita KonosukeTôi nghĩ, trong bất cứ việc gì, sự phân biệt phải trái cũng là điều quan trọng. Sống không có chính kiến mà để cuộc sống trôi đi mờ nhạt thì với cả thể xác lẫn tinh thần đều không tốt. Thân thể thiếu sinh khí, khi lại ốm đau, bệnh tật hay lúc lại gặp sự cố gì đó.
  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Bàn về chữ Dục

    01/03/2014Matsushita KonosukeNhững vấn đề không mấy dễ chịu nảy sinh do con người chìm đắm trong dục vọng về tiền bạc và danh tiếng không phải là hiếm. Ngày xưa cũng vậy, nhưng tôi có cảm giác càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Bàn về sự thành công

    29/04/2009MatsushitaNgười có được địa vị và danh tiếng xã hội, hoặc tất cả những người làm nên gia sản lớn không hẳn đều hạnh phúc. Vậy thì tựu chung thành công của con người là gì?
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • Tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng

    09/01/2009Masushita KonosukeBất kể điều gì cũng có nhiều cách nhìn nhận, suy nghĩ về chúng khác nhau. Tôi nghĩ, tùy vào việc đạt quy chuẩn cho cách nhìn nhận, đánh giá đó vào đâu mà sẽ làm thay đổi hành động cũng như thành quả thu được của mình sau đó.
  • Bàn về trách nhiệm

    25/12/2008MatsushitaTôi nghĩ, sự phong phú trong tình cảm của con người thể hiện ở sự cảm nhận về trách nhiệm của họ. Người có tinh thần trách nhiệm cao nhất định sẽ được xung quanh tin cậy...
  • xem toàn bộ