Trẻ đau khổ thì sai

07:13 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Chín, 2016

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Hồ Ngọc Đại, người mở trường thực nghiệm đầu tiên ở Việt Nam, trao đổi với Tiền Phong xung quanh câu chuyện đổi mới giáo dục hiện nay: Nhiệm vụ lớn nhất, trong sáng nhất và cũng là thiêng liêng nhất mà tôi muốn nói tới trong giáo dục là phải bảo vệ lớp trẻ.

Ai cũng nói phải bảo vệ, yêu thương yêu trẻ, tôi đề nghị thêm “phải tôn trọng trẻ”. Tức là yêu thương và tôn trọng. Yêu thương còn mang tính kẻ cả, ban ơn, chiếu cố. Xã hội hiện đại, trẻ không cần ban ơn, chiếu cố, mà cần tôn trọng, đối xử công bằng. Tôn trọng trẻ là phải dạy trẻ những cái gì đúng đắn, chững chạc. Không phải nhồi nhét đủ thứ, ép buộc trẻ tin những gì người lớn cho là đúng.

Tôi đưa ra tiêu chí: “Nếu như trẻ em chấp nhận thì hy vọng chúng ta đúng, nếu trẻ em không chấp nhận thì sai”; Và, “trẻ em hạnh phúc thì có thể anh đúng, nhưng trẻ đau khổ thì anh sai”. Mấy chục năm trước, tôi phát biểu như vậy, coi đó là một trong những phương châm giáo dục, nhưng nhiều người cho là cực đoan.

Sự nghiệp giáo dục phải lấy trẻ làm mục đích: Trẻ luôn đúng. Học sinh luôn luôn đúng. Trẻ con vốn là chân thành, hồn nhiên, nhưng sao vào nhà trường nó lại nói dối, có phải vì anh dạy nó thế. Trẻ không thích sẽ bảo là không thích, nhưng anh lại bảo thế là hư!? Anh bắt trẻ phải tin điều anh nói là đúng. Trái ý người lớn là hư.

Vậy, đổi mới giáo dục căn bản theo quan đỉểm của Giáo sư là như thế nào?

Thời chúng ta lấy mình làm chuẩn đã qua rồi. Chúng ta đã không nhận thức được biến đổi căn bản của thời đại. Bây giờ là lúc phải nhìn lại vấn đề như chính nó. Nhiều người bảo phải dạy trẻ giỏi như Ngô Bảo Châu. Tôi can. Nhờ mỗi người giỏi một thứ mà nhân loại hạnh phúc.

Trước hết phải tôn trọng trẻ: Trẻ giỏi cái gì phải tôn trọng cái đó, thích cái gì ta tôn trọng cái tự nhiên đó. Đấy là nguyên lý căn bản của giáo dục. Người lớn bao giờ cũng muốn thắng trẻ con. Chúng ta có thể thắng trẻ con trong từng trận lẻ, nhưng đại cuộc thì thua. Để thắng toàn cuộc, trước hết phải biết thua trẻ. Giáo dục phải lấy lợi ích trẻ em làm chuẩn, tưởng thế là ngược đời, nhưng đó chính là căn bản của giáo dục hiện đại.

Thực ra làm giáo dục đơn giản lắm, có mấy chữ: “Ai cũng được học”. Và “Ai cũng học được”. Nếu chúng ta đều làm tốt mấy chữ ấy, mọi thứ sẽ được giải quyết ngay. Nền giáo dục mà học sinh sợ học, học không được thì học làm gì?

Năm 1978, khi mở trường thực nghiệm đầu tiên ở Hà Nội, tôi đưa ra khẩu hiệu: “Đi học là hạnh phúc” (đau khổ đi học làm gì); “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”. Phải tạo điều kiện để trẻ em thích học, được học và được chơi. Làm gì để trẻ con thích? Việc học ấy phải đem lại cho trẻ niềm vui, hạnh phúc. Anh không đi học anh thiệt. Đi học mà đau khổ thì ở nhà cho sướng. Trẻ đến trường sướng hay khổ là do người lớn chúng ta.

Là người đầu tiên và duy nhất mở trường thực nghiệm ở Việt Nam, Giáo sư quan niệm về vai trò của người thầy thế nào?

Ngày xưa, thầy giáo là cái gì đó rất cao cả. Còn bây giờ, người thầy hiện đại chỉ là điều kiện, phương tiện trong tay học sinh. Lẽ sống của anh là học sinh chứ anh không có mục đích tự thân. Trong quan hệ, trò tôn trọng thầy, thầy tôn trọng trò. Học sinh là nhân vật trung tâm, thầy giáo đóng vai trò quyết định (không thầy đố mày làm nên).

Thầy chính là người phục vụ học sinh. Nói thế không phải không đề cao vai trò người thầy. Thầy vẫn thiêng liêng, vĩ đại nếu làm đúng chức năng đó. Anh phục vụ cho học sinh, chứ không phải học sinh phục vụ cho anh. Như thế là đổi mới căn bản.

Giáo sư có tin tưởng công cuộc đổi mới giáo dục lần này sớm thành công?

Tin thì tôi tin, vì đó là quy luật của cuộc sống. Nhưng vấn đề là ai làm, đó mới là cái khó nhất. Tôi không tin những người từng làm các dự án về giáo dục hiện nay lại có thể làm được. Mấy thập kỷ qua, chúng ta vật vã đổi mới giáo dục nhưng kết quả của nó là gì, chưa thấy rõ. Người ta thấy nhiều hơn những khiếm khuyết, bất cập. Chương trình nặng mà thấp. Nếu lại tiếp tục làm giáo dục theo kiểu làm dự án, để chia chác nhau thì giáo dục còn thụt lùi, nguy hại.

Thành tựu vĩ đại nhất của ngành giáo dục là học sinh sinh năm 2001 có 100% được đi học. Nhưng thực ra, đó là thành tựu của cuộc sống mà ngành giáo dục được thừa hưởng.

Còn vấn đề đổi mới toàn diện?

“Nền giáo dục cho 100% dân cư coi nhà trường là nơi trẻ em đang sống cuộc đời thực, nơi em cảm nhận được ngay bây giờ: Đi học là hạnh phúc! Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui. Được học và học được là lợi ích cơ bản nhất của đời em, của gia đình em, của toàn xã hội”- Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Phải tập trung vào nội dung, phương pháp, thể chế tổ chức. Những gì người ta đã làm từ trước đến nay giống như việc cải tiến chiếc cày chìa vôi. Cải tiến thế nào, về nguyên lý cày chìa vôi vẫn là cày chìa vôi chứ không thành được máy cày. Phải xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn mới, không phỏng theo, không kéo dài nền giáo dục cũ.

Triết lý giáo dục của Giáo sư là gì?

Là tất cả những gì tôi đã nói. Cuối cùng, cốt lõi là học để làm gì. Nhiều người nhắc đi nhắc lại 4 trụ cột mà UNESCO nêu ra: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để thành người. Nhưng biết để làm gì? Làm để làm gì?

Trước đây 95% dân số không đi học thì không thành người ư? Ngày trước, 95% dân cư không đi học vẫn cứ sống bình thường, bây giờ chỉ để sống bình thường thì cả 100% dân cư phải đi học. Như vậy, học là để sống bình thường, để xứng đáng với chính mình, là trở thành chính mình. Làm được như vậy đã là rất nhiều rồi.

Cảm ơn Giáo sư.

Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • Nghĩ về việc học

    27/08/2015Vương Trí NhànĐầu năm 2006, một người Mỹ nói thẳng là thanh niên Việt Nam không có nhu cầu hiểu biết mà chỉ lo học lấy bằng để kiếm sống. Thoạt nghe tôi cũng bị sốc. Một xã hội mà lớp trẻ chỉ lo kiếm sống và không có nhu cầu hiểu biết thì xã hội đó phát triển làm sao được!
  • "Ngôi nhà giáo dục"

    13/07/2014Hà Văn ThịnhNền giáo dục của đất nước ta hiện đang đi về đâu là một câu hỏi có từ rất lâu rồi. Cảm giác chung là ai cũng thấy, dù đã có nhiều cố gắng nhưng ngôi nhà đó vẫn xộc xệch, chắp vá...
  • Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục

    17/04/2014Nhà giáo Ưu tú, TS Lê Vinh DanhTS Lê Vinh Danh thu hút tôi vào một hướng khác, đó là những suy tư của ông đối với nền giáo dục nước nhà. Ông cho rằng khủng hoảng lớn nhất của hệ thống giáo dục VN trong vòng 60 năm qua là việc không chỉ ra được triết lý của nền giáo dục...
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • ... “Thật đáng buồn cho cách dạy của chúng ta...”

    06/09/2013Thời Hàn Băng (Trung Quốc)Bài “Các em thật giỏi quá” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ.
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Cần chấm dứt giáo dục nhồi nhét!

    12/09/2010Phạm Việt HưngChương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, lối dạy học và thi cử hiện
    nay quá hình thức, khoa trương chữ nghĩa, xa rời thực tế, làm khổ cả
    thầy lẫn trò, dẫn tới tình trạng “dạy giả”, “học giả” tràn lan chưa
    từng có...
  • Những lời tâm huyết cho Giáo dục của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

    20/11/2009Thu Hằng (thực hiện)Hơn 50 năm dạy học, từng có nhiều ý kiến tâm huyết với ngành giáo dục nước nhà, GS - TS Nguyễn Lân Dũng dành cho TT&VH Cuối tuần cuộc trò chuyện cởi mở tại nhà riêng dù ông đang trong thời gian tham dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII...
  • Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng

    07/10/2009GS Hoàng TụyNếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì phải hết sức coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo giáo dục. Người được giao phó nhiệm vụ này chẳng những phải hiểu biết sâu sắc giáo dục hiện đại mà còn phải có điều kiện tập trung toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ ấy. Không thể giao nhiệm vụ quan trọng trong quản lý giáo dục cho những người chưa biết việc, chưa thạo việc.
  • Nghĩ về giáo dục

    03/05/2009Nguyễn TrungĐứng trước thách thức của quốc gia, cuộc sống chỉ dành cho dân tộc ta một lối đi, một câu trả lời: Phải xây dựng được một nền giáo dục rèn luyện nên những con người Việt Nam kiên cường, giàu trí tuệ và giầu nghị lực sáng tạo mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời hội nhập ngày nay đòi hỏi...
  • Con người và vai trò của giáo dục

    24/03/2009Phan Chánh DưỡngĐiều hết sức quan trọng mà thầy cần rèn cho trò tại trường là phương pháp tiếp cận thông tin, quan sát và nhận dạng vấn đề, hình thành nhận thức mới đúng đắn và ngang bằng với trình độ chung của học sinh cùng bậc ít nhất là của các nước tiên tiến trong khu vực.
  • Hệ thống giáo dục quốc dân

    11/03/2009Hồ Ngọc ĐạiHệ thống giáo dục quốc dân hiện đại là một sản phẩm tự nhiên của Cuộc sống hiện đại, với cốt lõi vật chất là nền sản xuất vật chất. Nền sản xuất hiện đại là nguyên nhân vật chất tạo ra sự phân hoá các lứa tuổi của Trẻ em hiện đại, là căn cứ đáng tin cậy nhất để thiết kế các bậc học. Các bậc học chẳng qua là sự phân đoạn toàn bộ tiến trình phát triển tự nhiên (song song với sự trưởng thành tự nhiên) của Trẻ em hiện đại.
  • Cải cách từ triết lý đến phương pháp

    09/09/2008PGS, TS Trần Thượng TuấnCác nhà tài trợ trong Hội nghị vào tháng 6/2007 đã chỉ ra rằng sự chậm trễtrong cải cách giáo dục và đào tạo là một trong những trở ngại chính trong quá trình hội nhập của nước ta sau khi bước qua ngưỡng cửa WTO...
  • Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá

    09/06/2008GS. Hoàng TuỵBài diễn thuyết của GS Hoàng Tuỵ với chủ đề: "Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá" được trình bày và thảo luận tại Viện IDS ngày 6/6/2008.
  • Sứ mạng của giáo dục

    11/05/2008Lê Văn GiạngVấn đề cơ bản cần làm sáng tỏ trong triết lý giáo dục Việt Nam của chúng ta hiện nay là làm rõ các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và phương pháp giáo dục dân chủ, khêu gợi tự do tư tưởng đối với người học cùng với phạm vi tự do tư tưởng đối với người thầy trong khi đứng trên bục giảng dạy và khi làm công tác nghiên cứu khoa học...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Nghĩ về con đường hội nhập của giáo dục Việt Nam

    05/04/2007TS Nguyễn Văn MinhTù khi Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủaWTO, tranh luận về conđường hội nhập của giáo dục nướcnhà lại tiếp tục diễn tasôi nổi. Chúngta sẽ chủđộng hội nhập như TrungQuốc, Thái Lan hay bị động nằm chờ như đạiđa số cácnước đang phát triển còn lại? Tương lai của trường Đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tếsẽ ra sao? Có nên thươngmại hóa giáo dục? Giáo dục Việt Nam sẽcạnh tranh như thếnào vớigiáo dụcnước ngoài?...
  • xem toàn bộ