"Ngôi nhà giáo dục"
Nền giáo dục của đất nước ta hiện đang đi về đâu là một câu hỏi có từ rất lâu rồi. Cảm giác chung là ai cũng thấy, dù đã có nhiều cố gắng nhưng ngôi nhà đó vẫn xộc xệch, chắp vá.
Có thể nói, nền giáo dục của đất nước là một "ngôi nhà lớn". Tất nhiên, việc xây dựng toà nhà là công lao của rất nhiều "thợ". Từ bản vẽ thiết kế (triết lý giáo dục) đến phần nền móng của công trình (tư duy giáo dục, hệ thống sách giáo khoa, chương trình đào tạo), từ những người thầy (các loại "thợ" khác nhau) đến từng căn phòng, từng ô cửa sổ (học sinh, SV - sản phẩm vừa cụ thể vừa trừu tượng của giáo dục)..., đều cần đến tài năng của tổng công trình sư. Ngôi nhà đó nhất thiết phải đạt hiệu quả cao về công năng, đẹp về thẩm mỹ; và, phải có giá trị bền vững.
Nền giáo dục của đất nước ta hiện đang đi về đâu là một câu hỏi có từ rất lâu rồi. Cảm giác chung là ai cũng thấy, dù đã có nhiều cố gắng nhưng ngôi nhà đó vẫn xộc xệch, chắp vá. Cũng từ lâu chúng ta chờ đợi làm cách nào để có một ngôi nhà giáo dục đẹp về hình thức, tốt về chất lượng? Thế nhưng, cho đến nay câu trả lời đó chưa có. Vì chưa có câu trả lời nên những bức xúc lâu nay đã có lại càng bức xúc hơn:
Thứ nhất, tại sao sự kém chất lượng của các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) mở ồ ạt lại được biện giải theo cách "một phần tăng các trường ĐH, CĐ là do người học thiếu... thận trọng"(?). Như thế có khác gì trả lời rằng chủ nhà (xã hội) không chọn đúng người thiết kế, người thợ xây nhà nên nhà mới bị hư? "Căn nhà" mà chúng ta đang nói ở đây, người dân - xã hội không có quyền chọn thợ cả, thợ phụ mà chỉ có quyền góp ý, kêu gọi mà thôi. Lúc cả xã hội đều "đói ĐH" thì Bộ GDĐT cho ăn món gì, người dân sẽ dùng cái đó, miễn sao phù hợp với túi tiền của mình.
Thứ hai, tại sao cứ khi nào cũng đưa chuyện Pháp, Nhật, Mỹ... vào để nói chuyện nước ta? Nhà là của ta ở, bao nhiêu người, khí hậu ra sao, ta phải xây cho phù hợp với điều kiện của mình. Cách so sánh cho rằng tỉ lệ sinh viên (SV) của ta chỉ bằng 1/2 của Nhật là sự so sánh khập khiễng. Cố để lượng SV của ta bằng Nhật để chạy theo số lượng, thành tích là không ổn.
Thứ ba, chất lượng của nền giáo dục nói chung, ĐH, CĐ nói riêng đang bị thách thức nghiêm trọng. Chống bệnh thành tích mà lại chấp nhận để Trường ĐH Quảng Bình tuyển sinh ĐH tin học chỉ cần 5,75 điểm 3 môn thi, vào học rồi bồi dưỡng thêm kiến thức phổ thông trong một tháng? (tình trạng tương tự ở các trường ĐH dân lập là không ít).
"Ngôi nhà" là biểu tượng, giá trị, ý nghĩa của một gia đình, một xã hội. Hơn thế, "ngôi nhà giáo dục" còn là nền tảng, cốt cách của một dân tộc; dân tộc lớn hay nhỏ là do ngôi nhà đó quyết định phần quan trọng nhất. Người dân biết rõ những vướng mắc, khó khăn của Bộ GDĐT hiện nay, nhưng cũng khẳng định rằng ngôi nhà phải được xây đạt yêu cầu về chất lượng. Nếu không, sau 3 năm nữa, có "xử lý nghiêm" chỗ này chỗ kia thì "ngôi nhà giáo dục" vẫn như cũ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn