Cải cách từ triết lý đến phương pháp

03:25 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Chín, 2008

Các nhà tài trợ trong Hội nghị vào tháng 6/2007 đã chỉ ra rằng sự chậm trễtrong cải cách giáo dục và đào tạo là một trong những trở ngại chính trong quá trình hội nhập của nước ta sau khi bước qua ngưỡng cửa WTO.

Muốn tạo ra sự đột phá trong cải cách giáo dục, phải can đảm từ bỏ cách nghĩ, cách làm đã lỗi thời để sử dựng nguồn nhân lực và ngân sách đào tạo hiệu quả hơn.

Nếu trước kia mục tiêu của giáo dục Đại học là tập trung trang bị kiến thức hàn lâm cho sinh viên thì ngày nay, bên cạnh mực tiêu về kiến thức và đạo đức nghề nghiệp, những trường danh tiếng còn đề ra nhiều mục tiêu thiết thực không kém phần quan trọng khác về các mặt: kỹ năng thực hành, khả năng tự học suốt đời, óc phê phán và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, ý thức lập nghiệp, kỹ năng giao tiếp, làm việc tập thể, phát triển bền vững và ý thức về môi trường, kiến thức xã hội, đạo đức thẩm mỹ và tất nhiên cả ngoại ngữ.

Đó là vấn đề gắn liền với triết lý đào tạo và yêu cầu về chất lượng mà xem ra cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ, ít ra là trong thục tế vận hành cả guồng máy đào tạo.Vì vậy, để khắc phục những bất cập đang tồn tại, vấn đề trước tiên là cần thay đổi triết lý đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thời đại, chứ không phải chỉ chú tâm cân đong xem chương trình đào tạo được thiết kế có bao nhiêu kiến thức, phải tăng thêm thời lượng bao nhiêu, thay đổi hình thức tuyển sinh điểm ưu tiên... mặc dù đó cũng là những việc cần làm.

Hàng năm trời đã trôi qua mà cuộc tranh luận về việc xây dựng một Trường Đại học đẳng cấp quốc tế theo hướng lập một trường mới hay trên cơ sở một trường đã có vẫn chưa có hồi kết. Vấn đề gút mắc nhất vẫn là quyền tự chủ được trao đến đâu. Lấy gì đảm bảo một trường theo cơ chế quản lý hiện nay sẽ được tự chủ về chương trình đào tạo, thoát khỏi chương trình khung của bộ hay được quyền sàng lọc đội ngũ cán bộ giáng dạy, những việc nhất thiết phải làm khi được trao nhiệm vụ đào tạo chất lượng cao?

Cũng tương tự, lấy gì đảm bảo cổ phần hóa một Trường Đại học công sẽ cải thiện được chất lượng đào tạo, nếu triết lý đào tạo và quản lý vẫn như cũ, cho dù saokhi cổ phần hóa trường đó không để chạy theo lợi nhuận? Vẩn đề cốt yếu không phải là tiền, tuy đó là yếu tố quan trọng. Theo dự tính đã được công bố đầu tư cần thiết lập cho việc hình thành một trường về Đại học đăng cấp quốc tế khoảng xã 100 triệu đô la Mỹ. Chỉ riêng số tiền đã chi không hiệu quá cho củ một đề án như Đề án tin học 112 đã là 3.700 tỉ đồng cũng đủ để thành lập hai trường đại học như vậy. Thử hình dung, nếu một Trường Đại học nổi tiếng của nước ngoài lập chi nhánh ở nước ta, nhưng buộc phải áp dụng chương trình khung của bộ và chịu sự quản lý như các trường trong nước thì liệu có đào tạo chất lượng cao được không?

Phương pháp đào tạo ngày càng trở nên quan trọng hơn nhiều so với yêu cầu ghi nhớ số lượng kiến thức cụ thể, điều mà bộ nhớ của các máy tính và Internet làm được tốt hơn nhiều. Dạy Đại học trước hết là dạy cho sinh viên cách học. Nếu trước kia vai trò chính của người thầy là truyền đạt kiến thức còn sinh viên là người tiếp thu kiến thức chủ yếu từ thầy, thì ngày nay vai trò chủ yếu của người thầy là hướng dẫn sự học tập của sinh viên, còn sinh viên tiếp thu kiến thức chủ yếu thông qua tự học và thảo luận nhóm, dưới sự hướng dẫn của thầy, theo phương châm lấy sinh viên làm trung tâm.Yêu cầu mớiđòi hỏi phương pháp đào tạo giúp cho người học khả năng thích ứng cao với môi trường không ngừng biến đổi nhờ hình thành động lực tự học mạnh để tự hoàn thiện bản thân biết cách đặt vấn đề sáng tạo, đề xuất những ý tưởng mới, có hoài bão và ý chí lập thân lập nghiệp cùng ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội.

Những chủ trương mạnh dạn của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo trong thời gian gần đây rất đáng trân trọng, nhưng xétđến cùng thì vẫn chỉ trong giới hạn cải tiến các giải pháp kỹ thuật. Việc khắc phục sự hụt hẫng về chất lượng đào tạo đòi hỏi một chuyển biến thật sự trong triết lý đào tạo, thông suốt từ cấp quản lý cao nhất đến tùng cán bộ giảng dạy và cả người học, từ đó thay đổi cách quản lý, chương trình đào tạo, phương pháp dạy của thầy cô và phương pháp học củasinh viên. Biến triết lý đào tạo mới, tư duy mới thành hành động của toàn bộ máy giáo dục là điều không thể trì hoãn hơn nữa.

Lâu nay người ta thường phê phán phương pháp dạy, những tiêu cực của một bộ phận thầy cô giáo, tính thụ động của sinh viên, nhưng lại không đề cập đến triết lý đào tạo và tư duy quản lý rập khuôn, bao cấp, cội nguồn của những chương trình đào tạo nặng về nhồi nhét kiến thức lý thuyết, nhưng phiến diện, cùng những thủ tục nhiêu khê, chạy theo thành tích, số lượng, nhưng rất sơ hở về quản lý chất lượng. Phương châm phát triển quy mô đào tạo song hành cùng chất lượng hay chí ít là không làm giảm chất tượng cả hệ thống đã không diễn ra đúng trong thực tế. Tin từ Trung Quốc, có khoảng 60% sinh viên tốt nghiệp Đại học không thể tìm được việc làm là lời cảnh báo về tác hại từ xu hướng chạy theo số lượng bất chấp yêu cầu thực tế. Xây dựng một trường đại học đắng cấp quốc tế là niềm mơ ước từ lâu của nhiều người, nhưng một cây làm chẳng nên non, vì vậy cần mạnh dạn cởi trói để chấn hưng cả nền giáo dục Đại học của nước nhà.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Cải cách giáo dục

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtAi cũng biết phát triển con người phải thông qua giáo dục, từ ngàn năm trước người ta cũng đã biết như vậy nhưng vấn đề là giáo dục như thế nào? Nếu một nền giáo dục không vì con người mà vì những lợi ích chính trị nhất thời, thiển cận và vụ lợi thì còn tệ hại hơn, nó sẽ làm chậm sự phát triển...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới

    22/07/2005Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc những phương pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới. Trong quá trình gian nan để tìm ra các giải pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, việc tham khảo các quá trình cải cách giáo dục, nhất là những mô hình cải cách đã thành công và thất bại...
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

    10/11/2003Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt...
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?

    11/02/2003Việt Nam đang ở trong thời kỳ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều tri thức và trí tuệ, để làm tốt việc này thực là khó khăn.
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • xem toàn bộ