Tư tưởng hệ hóa và nghiên cứu ứng dụng
2Khi một hệ tư tưởng đã hình thành thì đồng thời cũng xuất hiện khả năng và nhu cầu tư tưởng hệ hóa. Và khi hệ tư tưởng đã chiếm địa vị thống trị thì quá trình tư tưởng hệ hóa càng có điều kiện thực hiện, trước hết là điều kiện chính trị. Các thiết chế xã hội có bổn phận và nghĩa vụ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp tiến hành việc tư tưởng hệ hóa này. Đây là một đòi hỏi tất yếu và khách quan của sự phát triển xã hội. Trong lịch sử các khoa học xã hội và nhân văn, dù ở bất cứ xã hội nào, bất cứ thời đại nào cũng thấy rất rõ một sự thật là các lĩnh vực tri thức ấy hoặc trước mắt hoặc lâu dài đều phục vụ đắc lực cho quá trình tư tưởng hệ hóa.
Chúng ta đã thực hiện tư tưởng hệ hóa và đã thu được những thành tựu đáng kể. Nhưng trong những năm gần đây việc tiến hành tư tưởng hệ hóa đàng gặp phải nhiều khó khăn chủ quan và khách quan. Các lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội: văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống...đã thực hiện một cách rất có ý thức nhiệm vụ tư tưởng hệ hóa của mình. Những nhiệm vụ này đã được đặt ra hết sức nghiêm túc và có cả một hệ thống các thiết chế xã hội nhằm bảo đảm cho công việc được hoàn thành một cách tất đẹp. Các lĩnh vực xã hội như giáo dục, văn hóa, lối sống, đạo đức, tập thể, nhân cách đều chịu sự quy định và chi phối của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng kết quả thu được còn hạn chế, chưa đáp ứng được nguyện vọng và mong đợi của chúng ta.
Hệ tư tưởng với tính cách là một hệ thống quan điểm lý luận bao giờ cũng nổi lên ở tính lôgíc, tính duy lý, tính định hướng và tính phổ quát của nó. Tuy nhiên, hệ tư tưởng chỉ có thể thực toàn chức năng và phát huy tác dụng trên những cơ sở kinh tế nhất định, trong những điều kiện xã hội nhất đinh. Nó không thể thoát ly trình độ phát triển hiện thực xã hội, của các cộng đồng dân cư và của con người. Nó không thể tách biệt và xa rời ý thức thường ngày của các cộng đồng xã hội. Nó cũng không thể quay lưng lại với tâm lý xã hội được thể hiện ở tâm trạng xã hội, tình cảm xã hội, dư luận xã hội, nhucầu xã hội, tâm thế xã hội, định hướng xã hội, thiên kiến xã hội, định kiến xã hội.Chúng ta đã thực hiện tư tưởng hệ hóa, nhưng trong một chừng mực nhất định có thể nói công tác này còn thoát ly cuộc sống đời thường, cuộc sống thường nhật rất con người của con người. Do đó việc tư tưởng hệ hóa chưa mang lại thành công và kết quả như chúng ta mong muốn.
Với trình độ phát triển hiện tại của xã hội nước ta, có thể thấy trong cách ứng xử, trong các quan hệ với xã hội, với mọi người và với chính mình về cơ bản dân ta vẫn coi trọng tình cảm hơn lý trí, phong tục tập quán hơn pháp luật, tâm lý xã hội hơn hệ tư tưởng. Người ta đánh giá nhau, biểu dương và cổ vũ nhau hay trách cứ và phê phán nhau vẫn dựa trên những chuẩn mực của đạo đức và hệ giá trị cũ. Bởi vậy, những tác động tư tưởng hệ dù mang tính duy lý và định hướng một cách nhất quán vẫn không được quên những điều kiện có thực trong cuộc sống hàng ngày của con người, không được thoát ly cách thức ứng xử với xã hội, với những người khác và với bản thân mình, vốn đã nẩy sinh và tồn tại hàng ngàn năm trước khi xuất hiện hệ tư tưởng này hay hệ tư tưởng khác.
Như nhiều ý kiến đã nhận định, con người Việt
Như vậy có nghĩa là chủng ta phải chú ý đầy đủ đến nhu cầu, lợi ích, năng lực, tính cách của cá nhân, tạo điều kiện cho nhân tính và cá tính được giải phóng và tự do phát triển, tiềm năng sáng tạo ở mỗi con người được phát huy. Chúng ta có thể tìm thấy động lực cho sự phát triển của xã hội ở ngay chính sự giải phóng cho cá nhân, ở việc lấy con người là mục tiêu cho sự phát triển kinh tế, xà hội. Cá nhân ở đây phải được phát triển trong sự hài hòa, nhưng phong phú và đa dạng với sự phát triển của xã hội, thấy lẽ sống của mình và giá trị cuộc sống của cá nhân trong tiến bộ chung của xã hội.
Từ những điều trình bày trên đây, chúng tôi muốn một mặt, nhấn mạnh tới phạm trù tâm lý xã hội và tâm lý cá nhân, và mặt khác, nêu lên sự cần thiết và tám quan trọng phải nghiên cứu ứng dụng những vấn đề có liên quan tới quá trình tư tưởng hệ hóa, mà đối tượng chủ yếu ở đây là tâm lý xã hội và tâm lý cá nhân.
Ngay từ khi mới ra đời, tâm lý học trước hết đã thực hiện chức năng tư tưởng hệ. Nó đã từng là người phục vụ đắc lực cho triết họe và thần học. Ngày nay, thực hiện chúc năng ứng dụng, tâm lý học vẫn duy trì và càng phải làm tốt hơn chức năng tư tưởng hệ đó. Nhiều văn kiện của Đảng đã khẳng định: "Mỗi cấp ủy Đảng phải hiểu rõ tâm trạng quần chúng".Hiểu tâm trạng quần chúng có nghĩa là biết rõ nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đó là cơ sở sâu xa nhất làm nảy sinh tâm trạng và đưa đến những diễn biến, khi thì bồng bột, lúc thì âm ỉ của nó. Hiểu tâm trạng quần chúng cũng có nghĩa là nhận thức được quy luật nẩy sinh, biểu hiện và tác động của nó cũng như những biện pháp hoặc kích thích lâm cho nó lan rộng ra, hoặc ngăn chặn sự phát triển của nó. Hiểu tâm trạng quần chúng cũng có nghĩa là nắm bắt được dư luận xã hội thể hiện ở các mặt kinh tế, chính trị, pháp luật, nghệ thuật, tôn giáo... Dư luận xã hội đã từng được coi như người bạn đồng hành và là kẻ thể hiện bề ngoài của tâm trạng số đông.
Nghiên cứu dư luận xã hội là một việc rất khó khăn. Để làm tất công việc phức tạp này, chúng ta cần sử dụng các phương pháp khoa học và vận dụng các quy luật tâm lý xã hội để hiểu biết và phân tích các hiện tượng xuất hiện trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội vốn chưa thể đồng nhất về tư tưởng và chính trị như trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng các tri thức tâm lý học xã hội rong nghiên cứu các hiện tượng tâm lý số đông có thể được bắtđầu bằng cách nắm bắt một cách chính xác hơn trình độ, diễn biến trong nhận thức chính trị, của các tầng lớp quần chúng. Những người làm công tác tư tưởng có thể được vũ trang những "tri thức và các phương pháp khoa học” để họ có luận cứ trong khi tiến hành làm thử, nói một cách khác là biết thực nghiệm xã hội, để rồi từ kết qủa nghiên cứu đó mà nhân ra một diện rộng hơn. Cần tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để có thể có được nhừng tư liệu, số liệu với những phân tích và đánh giá, những nhận định và khái quát với độ tin cậy cao về trạng thái tâm lý và diễn biến của nó trong các tầng lớp nhân dân. Các bài giảng của hệ thống các nhà trường, các tài liệu phổ cập các loại hình văn hóa và nghệ thuật, các hoạt động của hệ thống thông tin đại chúng đều có thể dựa vào những kết quả nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng của tâm lý học đại cương, tâm lý học sư phạm, tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân cách.
Kẻ thù tư tưởng của chúng ta đang lợi dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong thông tin đại chúng và những khó khăn chưa khắc phục để đẩy mạnh hoạt động tâm lý chiến, tác động vào bản năng, vô thức, vào tình cảm tôn giáo và thành kiến dân tộc ở các cộng đồng dân cư. Chúng đang sử dụng những bàn tay nhung để âu yếm và ve vuốt thanh niên của chúng ta. Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến bản năng, vô thức, tiềm thức phải là những đê tài mang tính thời sự bản sắc nhằm có được những kết quả để ứng dụng trong công tác tư tưởng. Tâm lý học cũng cần phát hiện thêm những vấn đề có liên quan đến hoạt động phát tin và nhận tin. Đó cũng là một đóng góp thiết thực cho quá trình tư tưởng hệ hóa trong giai đoạn phát triển hiện nay của xã hội ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu