Cái riêng và cái chung: một số vấn đề cần quan tâm

09:18 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Tư, 2006

1) Vị trí của cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" trong phép biện chứng.

Với tư cách một bộ môn khoa học, phép biện chứng có một hệ thống phạm trù riêng. Khi diễn đạt phép biện chứng, chúng ta không những cần phải làm rõ nội dung các phạm trù của nó, mà còn phải xác định đúng vị trí của các phạm trù ấy. Điều này là cần thiết cho việc tìm hiểu phép biện chứng, bởi vì sự hiểu biết về phạm trù trước sẽ là cơ sở cho sự hiểu biết phạm trù sau. "Cái riêng" và "cái chung" là một cặp phạm trù, nó chiếm vị trí nào trong hệ thống các phạm trù của phép biện chứng?

Một số tác giả đã trình bày cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" sau ba phạm trù "mâu thuẫn", "chất lượng", "phủ định của phủ định". Tuy nhiên, khi trình bày nội dung của ba phạm trù này, nội dung của phạm trù "cái chung" lại được sử dụng, chẳng hạn, ở các câu: mâu thuẫn có tính phổ biến, quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất là "quy luật phổ biến tác động trong tự nhiên, xã hội và tư duy" (chúng tôi nhấn mạnh - N.N.H). Sử dụng nội dung của phạm trù "phổ biến" ("cái chung") để giải thích nội dung của các phạm trù "mâu thuẫn", "chất - lượng", trong khi nội dung của phạm trù "cái chung" lại chưa được giải thích, điều đó, rõ ràng là không phù hợp với tiến trình của nhận thức và gây khó khăn cho những người muốn tìm hiểu phép biện chứng. Về mặt sư phạm, chúng ta không thể lấy cái mà người đọc chưa biết để giải thích cho họ cái họ chưa biết.

Trong một cuốn sách giáo khoa về triết học Mác-Lênin được xuất bản gần đây, các phạm trù "mâu thuẫn", "chất-lượng", "phủ đinh của phủ định" đã được trình bày sau cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung". Theo chúng tôi, sự trình bày như vậy hợp lý hơn, bởi vì sự hiểu biết về cái riêng và cái chung là cơ sở cho sự tìm hiểu về mâu thuẫn, về chất - lượng, về phủ định của phủ định, chứ không phải ngược lại. Chúng ta có thể và cần phải trình bày về cái riêng và cái chung trước khi trình bày về mâu thuẫn, về chất-lượng, về phủ định của phủ định, còn bởi vì, sự bất đồng về nhiều vấn đề của phép biện chứng đã xảy ra thường có nguyên nhân ở sự mơ hồ và sự không thống nhất trong việc lý giải cái riêng và cái chung. Về điều này, Lênin có nói : "Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung.

Trong “Bút ký triết học”, ở mục “Vấn đề phép biện chứng”, Lênin nhận xét rằng, phương pháp trình bày phép biện chứng nói chung phải giống như phương pháp mà C.Mác đã trình bày phép biện chứng của xã hội tư sản, nếu như trong "phép biện chứng của xã hội tư sản", C.Mác phân tích trước hết cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất của xã hội tư sản - sự trao đổi hàng hóa, thì trong phép biện chứng nói chung cần phải bắt đầu từ cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất là bất cứ mệnh đề nào (chẳng hạn, "I-van là một người"...), nhưng trong bất cứ mệnh đề nào cũng đều đã có phép biện chứng của cái riêng và cái chung rồi. Với nhận xét như vậy, có thể nói chính Lênin cũng đã nghĩ tới việc phải bắt đầu phân tích từ cái riêng và cái chung trong sự trình bày phép biện chứng.

2) Quan hệ giữa cái riêng và cái chung với sự vật và thuộc tính.

Ở một số tài liệu, phạm trù "cái riêng" được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù "cái chung" được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Theo cách lý giải này thì muốn hiểu được cái riêng là gì, trước hết phải có được sự hiểu biết về kết cấu vật chất, muốn hiểu được cái chung là gì, trước hết phải có được sự hiểu biết về thuộc tính, về các mặt. Nhưng sự vật và thuộc tính là gì?

Trả lời câu hỏi: "sự vật là gì?" - đó là điều phức tạp, nhưng có thể trà lời câu hỏi: "cái gì là sự vật?" Theo chúng tôi, nói đến sự vật là nói đến, chẳng hạn, "cái cốc này" hoặc "cái cốc kia", "cái nhà này" hoặc "cái nhà kia", “người này" hoặc “người kia"... chứ không phải nói đến "cái cốc", đến "cái nhà" hay đến "người"... một cách chung chung. Khác với sự vật, thuộc tính (tính quy định) là cái tồn tại ở sự vặt mả nhờ đó chúng ta biết được sự vật là gì, sự giống nhau vả sự khác nhau giữa các sự vật như thế nào. Ví dụ: vận động, không gian, thời gian, khối lượng, màu xanh, màu trắng, nóng, lạnh, tốt, xấu, phản ánh, tư duy... là các thuộc tính.

Trong thế giới vật chất có vô vàn sự vật, mỗi sự vật lại có vô vàn thuộc tính. Ngoài các sự vật và các thuộc tính của các sự vật, trong thế giới vật chất không còn cái gì khác, ngay cả ý thức (tinh thần, tư duy) cũng chỉ là một thuộc tính của một dạng vật chất nhất định mà thôi. Sự vật và thuộc tính không tách rời nhau: không có sự vật nào mà lại không có thuộc tính, không có thuộc tính nào lại tồn tại gì ở ngoài sự vật.

Bất kỳ sự vật nào cũng đều chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, cũng đều có lúc xuất hiện và có lúc mất đi, không có sự vật nào tồn tại vĩnh viễn cả. Một sự vật bất kỳ nào để bao giờ cũng có nhiều thuộc tính, trong đó có một số thuộc tính chỉ tồn tại ở sự vật ấy và mất đi khi sự vật ấy không còn nữa (những thuộc tính nảy được gọi là những thuộc tính riêng), đồng thời có một số thuộc tính không chỉ tồn tại ở sự vật ấy mà còn tồn tại ở nhiều sự vật khác, do đó chúng không mất đi khi sự vật ấy mất đi (những thuộc tính này được gọi là những thuộc tính không phải thuộc tính nào cũng là cái chung). Thuộc tính có hai loại: thuộc tính riêng và thuộc tính chung, song chỉ thuộc tính chung mới đồng nhất với cái chung. Cái chung là thuộc tính chung, ngược lại thuộc tính chung cũng là cái chung (một cái chung là một thuộc tính chung, một thuộc tính chung là một cái chung). Khi xác định quan hệ giữa cái chung và thuộc tính chung như vậy cũng cần hiểu cái chung và thuộc tính chung một cách mềm dẻo. Ví dụ, tính người lả một thuộc tính chung là một cái chung, nhưng tư duy - một trong nhiều thuộc tính tạo thành tính người - cũng là một thuộc tính chung, là một cái chung.

3) Quan hệ giữa cái riêng và cái chung với hiện tượng và bản chất.

Việc tìm hiểu cặp phạm trù "sự vật" và "thuộc tính" là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù trong "cái riêng” và "cái chung", đến lượt mình, việc tìm hiểu cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" lại là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù "hiện tượng" và "bản chất".

Để trả lời câu hỏi : "hiện tượng và bản chất là gì?", chúng ta không những cần phải xác định quan hệ giữa "hiện tượng" với "bản chất", mà còn cần phải xác định quan hệ giữa "hiện tượng", “bản chất" với các phạm trù khác, trước hết với cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung".

Quan hệ giữa hiện tượng với cái riêng có thể được xem giống như quan hệ giữa sự vật với cái riêng: cái riêng là hiện tượng, hiện tượng là cái riêng (một cái riêng là một hiện tượng, một hiện tượng là một cái riêng).

Về quan hệ giữa cái chung với bản chất đang có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng bản chất là cái chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là bản chất. Có ý kiến cho rằng, bàn chất là cái chung, ngược lại mọi cái chung đều là bản chất.

Trong "Bút ký triết học", Lênin có trích dẫn quan niệm của Hêgen về vấn đề này như sau: “Cái chung là một quy định nghèo nàn biết nó như là bản chất". Khi dẫn lại quan niệm ấy, Lênin viết: "NB: cái chung" coi như là “bản chất”.

Khi xét quan hệ giữa "cái chung” với "bản chất" cần xét "cái chung” và “bản chất" với tính cách là những phạm trù của phép biện chứng, chứ không phải với tính cách là những, khái niệm của các bộ môn khoa học khác, hoặc của ngôn ngữ hàng ngày. Để xác định xem "cái chung” với tính cách một phạm trù của phép biện chứng có phải là "bản chất" không, chúng ta hãy phân tích mệnh đề “cái cốc này “màu trắng”. Ở đây, như đã biết, cái - cốc - này là một sự vật, là một hiện tượng, là một cái riêng, còn màu trắng là một thuộc tính, hơn nữa là một thuộc tính chung, là một cái chung. Ở mệnh đề "cái cốc này màu trắng" thì màu trắng còn phải được hiểu như một bản chất. Màu trắng là một bàn chất nhưng không phải là bản chất quan trọng của "cái - cốc - này". Một bản chất nào đó ở hiện tượng này có thểlà bản chất cấp 1, song ở hiện tượng kia lại là bản chất cấp 2, ở hiện tượng này có thể bản chất quan trọng, song ở hiện tượng kia lại là bản chất không quan trọng. Nếu xem xét bản chất một cách mềm dẻo như vậy, thì hoàn toàn có thể cho rằng, bất kỳ một cái chung nào cũng đều là một bản chất, dù bản chất để là quan trọng hay là không quan trọng.

4) Cái chung có tồn tại vĩnh hằng không?

Mỗi cái riêng khi xuất thân chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và khi mất đi không bao giờ xuất hiện lần thứ hai, cái riêng đi không bao giờ xuất hiện lần thứ hai, cái riêng là cái không lặp lại. Khác với các riêng, cái chung tồn tại ở nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy không mất đi, vì nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.

Nhưng vấn đề là: nếu cái riêng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian có hạn thì cái chung có tồn tại vĩnh viễn, vô hạn trong thời gian không?

Có ý kiến cho rằng những cái chung như cái phản ánh, vận động, quảng tính... thi tồn tại vĩnh viễn, song có một số cái chung chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, theo ý kiến này, tư duy là một cái chung chỉ tồn tại cách đây vài triệu năm (trước đó không tồn tại).

Có ý kiến cho rằng bất kỳ một cái chung nào cũng đều tồn tại vĩnh viễn trong thời gian (vô tận cả về hai phía: quá khứ và tương lai). Nếu A là một cái chung nào đó thì trong thế giới vật chất vô tận không bao giờ không còn những cái riêng chứa đựng cái chung A.

Thế giới vật chất lả vô tận trong không gian và thời gian. Cứ cho rằng cách đây vài triệu năm, tư duy không tồn tại trên Qủa đất thì điều này cũng không chứng tỏ lúc đó tư duy không tồn tại trong thế giới vật chất. Ngày nay, con người đã vươn "tầm mắt" của mình tới một khoảng cách 15 tỷ năm ánh sáng (một khoảng cách mả ánh sảng với vận tốc 300.000 km/s phải đi mất 15 tỷ năm). Trong khoảng cách bao la ấy, rất có thể đã và đang tồn tại một hoặc nhiều hành tinh có điều kiện giống như Qủa đất, nghĩa là có sự sống, thậm chí có tư duy.

Để xác định cái chung có tồn tại vĩnh viễn không, cũng cần lưu ý tới hai dạng của tồn tại: tồn tại dưới dạng hiện thực, hiện hữu vả tồn tại dưới dạng khả năng, tiềm thế. Cho dù cách đây vài triệu năm, tư duy không tồn tại hiện thực, hiện hữu trên Quả đất thì điều đó cũng chưa có nghĩa lả lúc đó nó không tồn tại trên Quả đất dưới dạng khả năng, tiềm thế.

Về vấn đề "cái chung có tồn tại vĩnh viễn không'", F.Enghen đã đề cập đến khi viết rằng: "Chúng ta cũng tin chắc rằng, qua tất cả mọi sự chuyển hóa của nó, vật chất vẫn cứ vĩnh viễn như thế, rằng không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi, và vì thế, nếu như một ngày kia nó phải hủy diệt mất đóa hoa rực rỡ nhất của nó trên trái đất, tức là cái tinh thần đang tư duy thì nhất định nó lại phải... tái sinh ra cái tinh thần ấy ở một nơi nào khác và trong một thời gian khác.

“Thuộc tính của vật chất” mà Engen nói đến ở trên là thuộc tính của các sự vật trong thế giới vật chất. Không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi", từ luận điểm này của Engen có thể cho rằng không bao giờ một thuộc tính chung nào, một cái chung nào lại mất đi, lại không tồn tại. Cho rằng "sự sống, tư duy và mọi cái chung đều tồn tại vĩnh viễn trong thế giới vật chất vô tận và vĩnh viễn là một niềm tin, nhưng đó không phải là một niềm tin duy tâm, tôn giáo, mà là một niềm tin khoa học.

Trên đây là một số vấn đề về cái riêng và cái chung. Những vấn đề này ít được trao đổi trên các sách báo triết học nhưng lại cần được làm sáng tỏ. Những ý kiến được trình bày trong bài viết còn phải tiếp tục được trao đổi để tiến tới một sự hiểu biết đầy đủ và đúng biện chứng cái riêng, về cái chung và về phép biện chứng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Những đặc trưng cơ bản của phạm trù quy luật

    08/04/2006Phạm Văn ĐứcNgười ta thường xác định nhiệm vụ của khoa học là tìm ra những quy luật của các hiện tượng trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Những vấn đề liên quan đến phạm trù quy luật, suốt một thời gian dài, tưởng chừng đã được giải quyết xong xuôi, nhưng hiện nay lại nổi lên như một vấn đề có tính thời sự đặc biệt...
  • Vài nét về hệ thống phạm trù trong triết học Arixtốt

    15/01/2006Nguyễn Văn DũngArixtốt là người đầu tiên đã đưa ra một hệ thống các phạm trù. Đây là điểm khởi đầu cho tất cả các học thuyết tiếp theo về phạm trù. Hệ thống phạm trù của Arixtốt là sự khái quát và kế tục những thành quả của toàn bộ nền triết học Hy Lạp cổ đại giai đoạn trước ông. Nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử triết học và ngày nay nhiều phạm trù của nó vẫn còn giữ nguyên giá trị bởi vì đó là những phạm trù cơ bản nhất trong tư duy của nhân loại...
  • Về mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận trong triết học Hêgen

    04/01/2006Nguyễn Ngọc KháVấn đề mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận đã được nhiều nhà triết học trước Mác xem xét, đặc biệt nó được nghiên cứu khá chi tiết trong triết học Hêgen...
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Định nghĩa về tư duy suy luận

    09/07/2005Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì.
  • xem toàn bộ