Luật để cho ai?

10:18 SA @ Thứ Bảy - 26 Tháng Mười Một, 2011

Nếu như nỗ lực đưa ra dự thảo Luật Nhà văn dẫn đến câu hỏi “Luật để làm gì?” thì những cố gắng loại bỏ dự thảo Luật Biểu tình của một đại biểu Quốc hội vào tuần trước đưa chúng ta đến với câu hỏi “Luật để cho ai?”

Nếu thường xem phim hình sự Mỹ, chắc người xem sẽ nhớ ngay đến chuyện lúc nào trước khi bắt ai, cảnh sát đều đọc như máy: “Anh có quyền giữ im lặng. [Nhưng nếu anh từ bỏ quyền này] Bất kỳ điều gì anh nói hay làm có thể sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa”. Có lẽ ai cũng từng có lúc thắc mắc vì sao cảnh sát nói thế làm gì cho thêm rắc rối, không lẽ họ không muốn kẻ tình nghi nhanh chóng khai hết mọi sự? Vì sao lại tự trói buộc mình vào một tình huống gây khó cho chính họ?

Đó là bởi luật lệ nước Mỹ (và luật của nhiều nước khác) quy định như thế, cảnh sát phải làm theo. Còn vì sao phải quy định như thế là bởi một trong nhũng tu chính án của Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép ép buộc một người tự khai để chống lại mình. Ép buộc thì không được (để tránh trường hợp bức cung, tra tấn buộc tù nhân nhận tội) nhưng tự thú thì đương nhiên là chuyện bình thường.

Đến đây, chắc mọi người cũng thấy rõ luật, đặc biệt là bộ luật gốc, tức Hiến pháp, không phải dành cho chính quyền – luật nhằm bảo vệ công lý, tạo ra sự công bằng xã hội và luật là công cụ để người dân bảo vệ các quyền hiến định của họ. Một số ít người vẫn nhầm tưởng luật nhằm kiểm soát xã hội.

Vì vậy, trước khi trả lời câu hỏi, Luật Biểu tình có cần thiết không trong ý nghĩa bảo vệ công lý, chúng ta nên đặt câu hỏi vì sao các bản Hiến pháp nước ta – cho đến bản Hiến pháp mới nhất đều ghi rõ công dân có quyền biểu tình (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật – Điều 69, Hiến pháp 1992)?

Có thể trả lời câu hỏi này bằng nhiều cách. Đơn giản nhất thì cho rằng đó là các quyền cơ bản của con người trong một xã hội văn minh. Ở một mức cao hơn thì giải thích biểu tình đâu phải đơn thuần là chống lại Chính phủ như một số ít người hiểu nhầm, biểu tình là để người dân bày tỏ thái độ và thái độ đó có thể là phản đối, có thể là ủng hộ, có thể là nhắm đến Chính quyền nhưng cũng có thể nhắm tới hàng loạt đối tượng khác.

Nhưng thực chất vấn đề không nằm ở đó, không dừng lại ở những khái niệm nhất thời. Hiến pháp được xem là một khế ước cao nhất của tất cả mọi người trong một đất nước, cùng thỏa thuận cách thức sống chung với nhau như một xã hội thống nhất nên Hiến pháp cũng là công cụ để giúp kiểm soát, ngăn chận sự lạm quyền trong mọi thời điểm tương lai.

Người dân trao cho những người cầm quyền nhiều quyền lực để thực thi nhiệm vụ nhưng đồng thời họ cũng giữ cho mình những công cụ để tước đi quyền lực ấy nếu người cầm quyền lạm dụng quyền lực để làm điều xấu có hại cho người dân. Những công cụ ấy rất đa dạng, ở góc độ cá nhân là những luật lệ chặt chẽ mà ý nghĩa là nhằm bảo vệ công lý cho từng cá nhân như nói ở trên, ở góc độ xã hội là sự phân công quyền lực để dùng quyền lực giám sát quyền lực. Và ở góc độ tập thể chính là quyền biểu tình như quy định trong Hiến pháp.

Nếu nhìn từ góc độ người lãnh đạo, với một bộ máy nhà nước khổng lồ, nhu cầu có những cơ chế, những thủ tục, những quy trình để kiểm soát cấp dưới khỏi làm bậy, khỏi lạm quyền, khỏi đi chệnh những đường lối chính sách mà mình vạch ra là rất lớn. Trao cho xã hội những công cụ như luật lệ, trong đó có Luật Biểu tình, là nhằm mục đích đó. Giả định một tình huống, lãnh đạo một địa phương nào đó lạm dụng quyền lực chiếm đất của người dân trái phép, lại có đủ thủ đoạn để chặn đứng những nỗ lực đương đầu của người dân như khiếu nại, tố cáo, kiện ra tòa… Lúc đó, biểu tình là cách tốt nhất để người dân ở nơi đó gởi thông điệp của họ đến thẳng chính quyền cấp cao hơn để biết và giải quyết triệt để.

Thật ra, để trả lời cho vị đại biểu tuần trước ra trước Quốc hội phát biểu bác bỏ nhu cầu cần có dự luật biểu tình thì đơn giản hơn nhiều. Biểu tình là một trong những quyền của công dân ghi trong Hiến pháp. Chừng nào Hiến pháp còn ghi điều đó thì nhiệm vụ của các đại biểu lập pháp như ông là phải cụ thể hóa quyền đó thành một đạo luật cụ thể. Nói chờ dân trí cao hơn mới có thể ban hành Luật Biểu tình là một cách nói vi hiến không thể chấp nhận ở một đại biểu Quốc hội.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử

    27/08/2019Th.s Đinh Thế HưngNgay từ thời La mã cổ đại người ta đã khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định, những tư tưởng này chỉ được các quan toà áp dụng trong tố tụng dân sự. Đây được coi là cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội...
  • Nhà nước pháp trị trong đời sống thường nhật

    09/11/2017TS. Nguyễn Sĩ PhươngThượng tôn pháp luật là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước pháp trị đó là tuân thủ luật pháp và được Nhà nước bảo đảm thực thi bằng Toà án độc lập.
  • Dỗi lên, dỗi xuống, dỗi ngang

    23/06/2017Hoàng Hồng MinhSự lạm "dỗi" hôm nay trở thành sự ương ngạnh không tôn trọng đời sống xã hội, cản trở sự tiến triển của đời sống xã hội, và sớm muộn xã hội phải có các công cụ luật pháp để quyết giải nó phi trì hoãn...
  • Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

    21/10/2014Mạnh CườngDân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.
  • Phận dân và luật nước

    21/10/2014Sáu NghệQuốc hội kỳ họp này thảo luận Luật Khiếu nại, một nội dung được dân chúng kỳ vọng. Trước đây, khiếu nại và tố cáo đặt chung trong một luật, qua nhiều lần sửa đổi, nay tách riêng. Người dân kỳ vọng luật được thiết kế sao cho dễ dàng thực thi, giải quyết được tình trạng khiếu nại bức xúc kéo dài nhiều năm qua...
  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Khung pháp lý về quyền tự do thông tin trong một thế giới phẳng

    03/09/2013Bùi Tiến ĐạtMạng toàn cầu đã tạo cơ hội cho con người sức mạnh thông tin và hợp tác. Con người bình đẳng gần như tuyệt đối trong tiếp cận và phổ biến thông tin. Mỗi cá nhân có quyền làm những gì mà họ cho là tốt nhất với những thông tin mà họ có. Hay nói cách khác, với mạng toàn cầu, con người có thêm sức mạnh để tìm kiếm thông tin. Hơn nữa, sự kết nối, hợp tác không biên giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đó tạo triển vọng cho những cộng đồng toàn cầu.
  • Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng

    08/02/2013Nguyễn Trần BạtTham nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách...
  • Phân quyền và tam quyền phân lập trong tổ chức Nhà nước

    08/06/2012Từ cổ đại, triết gia Aristote là người đưa ra thuyết nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật pháp, hành pháp và phân xử. Triết gia Anh John Lock (1632-1704) đã tách bạch các thể chế chính đáng và biến chất. Ông cho quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân và để chống biến chất chính phủ phải phân quyền theo 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp. Nhà tư tưởng Pháp Montesquieu (1689-1755) đã phát triển toàn diện học thuyết phân quyền không để quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn...
  • Nạn nhân của sự mục ruỗng đạo đức

    04/01/2011Lê Chân NhânBản cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Giang không buộc được 16 người trong “danh sách đen” có hành vi mua dâm. Nhưng hai nữ sinh đáng thương lại bị buộc tội bán dâm và môi giới mại dâm với mức án từ 7 - 15 năm tù giam...
  • Thưa các đồng chí chưa bị lộ!

    18/12/2010Nguyễn Hoàng LinhThưa các đồng chí, những người đã trót nhúng tay vào chàm như tôi! Kể từ khi tôi phải đứng trước vành móng ngựa, không ngày nào tôi không nghĩ đến các đồng chí. Tôi cứ ngẫm mãi tại sao mình lại phải dấn thân vào chốn lao tù như thế này mà các đồng chí lại không? Tái ao nhiều đồng chí "ăn" đậm hơn tôi rất nhiều lần, không những không dính đòn mà còn có cơ hội ăn đậm hơn nữa?
  • Cộng hòa và cái đình làng!

    28/06/2010Danh ĐứcViệc Quốc hội bàn bạc và biểu quyết các vấn đề của xã hội như vừa chứng kiến, đã được dư luận vốn “bá tánh, bá ngôn” luận bình nhiều cách. Có người xem đó là sự thắng/thua. Lịch sự văn hóa mà nói, đó là một việc vừa mang tính Việt Nam, tính cộng hòa và tính xã hội chủ nghĩa...
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • xem toàn bộ
Close menu