Tiếng nói người trí thức trong bối cảnh truyền thông hiện đại

03:29 CH @ Thứ Sáu - 06 Tháng Năm, 2016

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông cùng xu hướng phát triển phổ biến của mạng xã hội, lẽ ra tiếng nói của người trí thức dễ dàng lan tỏa hơn. Nhưng trong cảnh vàng thau lẫn lộn, những tiến bộ về kỹ thuật dường như chỉ làm khuếch đại tiếng ồn của đám đông thì tiếng nói của người trí thức càng dễ bị chìm lấp hơn...

Sự dễ dàng tiếp cận thông tin khiến có quá nhiều thứ để lựa chọn và tiêu hóa, trong khi quỹ thời gian thì có hạn, vì vậy ngày nay số đông – bao gồm cả những người có học vấn – thường lười tìm hiểu sâu nội dung, chỉ lướt mắt qua thông tin và tìm đến những gì vốn đã gần gũi với sở thích, hoặc trực tiếp gắn với công việc của mình. Ngoài ra, với chút ít thời gian còn lại, người ta vẫn có thể quan tâm tới những tiếng nói của ai đó, nhưng đấy thường là những gương mặt của công chúng, những đối tượng được tô điểm bằng chức sắc, địa vị, biết nói trúng vào chỗ công chúng thích nghe, hay đưa ra những quan điểm mà số đông vốn dĩ đồng tình sẵn, hay ít ra phải tìm cách tạo ấn tượng thuyết phục bằng những lời lẽ khoa trương.


Trách nhiệm xã hội của trí thức
Nguồn: Dantri.com.vn


Tất cả những yêu cầu ấy đều không gắn với trí thức, những người ít hòa vào dòng đời bon chen lên những địa vị hào nhoáng; ít phát ngôn những lời to tát mà thường thận trọng, có chừng mực trong giới hạn am hiểu của bản thân và với đầy đủ các căn cứ cần thiết; đồng thời họ chỉ nói những gì xuất phát từ sự thôi thúc của lương tâm và trách nhiệm công dân của mình chứ không nhất thiết nhằm dễ xuôi tai người khác.

Mặt khác, ở các nước có truyền thống Nho giáo, cái nhìn của nhà chính trị đối với người trí thức vẫn tồn tại những định kiến xưa cũ, hoặc là ở thái cực coi họ như những “mưu sỹ” có chức năng hiến kế - nghĩa là mặc nhiên coi quan hệ giữa nhà cầm quyền với trí thức là quan hệ cấp trên-cấp dưới – hoặc theo chiều hướng tiêu cực hơn, nhìn nhận họ là những kẻ sĩ tuy trung thực nhưng quá cứng cỏi, những kẻ ngoài lề gây phiền hà, thậm chí làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà chính trị. Cả hai cách nhìn ấy đều chưa dành sự tôn trọng cần thiết cho vai trò độc lập của tiếng nói người trí thức, chưa thấy rằng đó không chỉ là sự phản biện tỉnh táo mà còn là sự đại diện cho sự tiến bộ và lương tri, và dù tiếng nói ấy không được củng cố bằng sự đồng tình, hưởng ứng của số đông trong xã hội thì nó vẫn cần được lắng nghe một cách đầy đủ và khách quan.

Cho nên trong thực tế, lâu nay chúng ta chỉ thường thấy các nhà chính trị lên tiếng trả lời về các vấn đề đã trở thành dư luận của số đông, mà hiếm khi thấy họ công khai đối thoại với những tiếng nói trí thức riêng lẻ - và trong xu thế truyền thông hiện đại, khi tiếng nói của những người trí thức chân chính dễ bị chìm lấp trong tiếng ồn của đám đông, thì sự đối thoại ấy lại càng hiếm hoi.

Để thay đổi thực trạng ấy, không cách gì khác là chúng ta cần củng cố cả ba chân kiềng: cần nhiều hơn những người lãnh đạo biết lắng nghe tiếng nói của trí thức, tôn trọng vai trò độc lập của trí thức; cần nhiều hơn những người trí thức giàu tâm huyết, lý tưởng, quan tâm và sẵn sàng tham gia vào chính sự (dù với tư cách là người trong hay ngoài chính quyền) - lâu nay đa phần chỉ thấy người trí thức lên tiếng khi sự đã rồi, mà ít khi thấy họ tham gia vào các quyết sách khi chúng còn đang dự thảo, kể cả với những dự thảo được công khai thông tin – đồng thời qua đó giúp công chúng dễ nhận ra hơn đâu là những nhà trí thức thực sự; và đặc biệt rất cần có những tổ chức truyền thông nghiêm túc, không chỉ biết chiều lòng số đông mà còn định hướng dư luận, thu hút sự chú ý của công chúng dành cho ý kiến của những người trí thức đích thực.

Nguồn:Tia Sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức phải biết thức tỉnh dân chúng

    07/10/2019Hồng Thanh Quang (thực hiện)Tôi thấy người Nhật có một câu rất hay là “nước Nhật trở nên mạnh mẽ bởi nước Nhật có một giới quan chức có liêm sỉ, một giới doanh nhân có dũng khí và một giới trí thức có tiết khí”. Trí thức gồm hai chữ “trí” và “thức”. Trí thức là người hiểu biết và người dùng hiểu biết của mình để thức tỉnh dân chúng...
  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Vai trò của trí thức hay trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết?

    04/08/2016Giản Tư Trung“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào...
  • Trí thức: người ba đấng, của ba loài

    02/04/2016Phạm ToànDạo này, chợt rộ lên rất nhiều bài viết về trí thức. Một tờ báo vốn tự phong là mang mấy góc nhìn của trí thức đã dành hẳn hai số liền để phát biểu phản biện về vấn đề trí thức. Có nhiều nhà trí thức tìm cách gửi bài tranh luận và thường khéo léo để dư ra một hai câu tự do hơi quá trớn để biên tập viên có việc làm và phần bài còn vừa lại vẫn vừa khuýp, đọc lên cũng vui vui, toàn chuyện chẳng chết ai mà cũng chẳng làm ai chết...
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Trí thức và sự tiến bộ của xã hội

    06/02/2016Nguyễn Tiến DũngKhái niệm “trí thức” xuất phát từ vụ án Dreyfus nổi tiếng ở Pháp cách đây hơn một thế kỷ (1894-1906), trong đó sĩ quan Dreyfus bị kết án phản quốc bằng các chứng cứ giả...
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Chỉ có thể cất cánh với những trí thức tầm vóc

    07/12/2015Phan Đăng (thực hiện)Liệu chúng ta có thể tổng kết và gọi tên đặc điểm số 1, đặc điểm quan trọng nhất của đội ngũ trí thức Việt Nam từ thời phong kiến tới thời hiện đại được không? Và trong cả một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm ấy, vì sao chúng ta không thể có một trí thức nào đạt tới tầm cỡ một nhà triết học đích thực?
  • Nghĩa hiện nay của từ 'trí thức'

    10/10/2015GS. Nguyễn Ngọc LanhTừ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn...
  • Không gian mới của trí thức

    25/09/2015Huy Đức - Mỹ Lệ lược thuậtNhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...
  • Phải tổ chức truyền thông mạnh hơn nữa

    09/08/2011Phùng NguyênTôi cho rằng ở Việt Nam truyền thông trong đời sống hàng ngày bộc lộ tình cảm xã hội nhiều hơn là ý chí chính trị. Truyền thông của ta
    chưa mạnh mẽ, thiếu bài bản, chưa tạo thành một cuộc kháng chiến có
    chất lượng, với những mục tiêu rõ rệt trên mặt trận tuyên truyền. Đấy là
    những gì tôi quan sát thấy...
  • “Tội đồ” truyền thông

    19/07/2011H.Long – Phạm Ngọc – Quỳnh HươngBên cạnh kho tàng tri thức quý giá mà Internet mang lại – giới trẻ cũng dễ dàng tiếp cận những thông tin bi quan, lệch lạc, văn hoá phẩm xấu. Truyền thông phản ánh thực tế, nhưng cũng phải thấy rằng truyền thông cũng mang vai trò dẫn dắt sâu sắc, khi mà giới trẻ với nhận thức không – hoặc chưa – đầy đủ không đủ bản lĩnh để “lọc” xem nên hay không nên hấp thụ thông tin nào...
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại

    30/05/2008Trần Hữu QuangKhông gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và Nhà nước, buộc Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó. Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của Nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các loại hoạt động này...
  • xem toàn bộ