Thói xấu của người Việt khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường
10:19 CH @ Thứ Năm - 16 Tháng Giêng, 2014
Sau hơn 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần, hàng Trung Quốc ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam từ chiếc tăm tre, dây chun đến những sản phẩm công nghệ cao. Thực tế, việc hàng Trung Quốc ngập thị trường Việt Nam vừa có lý do khách quan vừa có lý do chủ quan.
Trước thực tế này, tại Hội thảo "Cạnh tranh toàn cầu và hướng đi cho người khởi nghiệp" diễn ra vào ngày 11/1 vừa qua, các chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh - nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã lý giải và đề xuất những biện pháp đẩy mạnh sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt.
Vì sao hàng Việt Nam thua?
TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh dẫn ý từ một bài báo đăng tải trên tờ Tạp chí Viễn Đông khi nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc đã gọi Trung Quốc là "Chủ nghĩa tư bản rừng rú", có tính hủy diệt, không chỉ ở Việt Nam mà ở toàn cầu trong đó có cả Mỹ.
TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho biết, vị Chủ tịch tập đoàn người Mỹ đã từng phải phát khóc vì sức cạnh tranh khủng khiếp của hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, TS Lê Xuân Nghĩa cũng nhìn nhận, sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt học tập từ Trung Quốc.
"Chúng ta có khiếm khuyết khủng khiếp về đổi mới công nghệ, tầm tư duy kỹ thuật, tư duy trí tuệ quá yếu kém, kể cả kỹ sư vì không có thực tiễn", TS Lê Xuân Nghĩa nói.
Ông dẫn chứng, một giám đốc công ty xây dựng muốn sản xuất thêm nồi đa năng và đã đặt trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thiết kế nhưng phải mất 2 năm trường ĐH Bách Khoa mới thiết kế xong với giá bán 2,1 triệu đồng. Chiếc nồi đa năng dù được quảng cáo nhiều vẫn ế.
Trong khi cùng ý tưởng sản xuất cũng chiếc nồi này tại Trung Quốc chỉ trong vòng 4 tiếng đã đưa ra 6 phiên bản thiết kế và họ nói luôn hoặc lấy thiết kế về sản xuất hoặc lấy phụ kiện về nắp ráp. Chiếc nồi có giá chỉ 210.000 đồng và bán ra 450.000 đồng.
Các chuyên gia kinh tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp lý giải nguyên nhân khiến hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Ảnh: Nguyên Thảo
Đồng tình với quan điểm của TS Lê Xuân Nghĩa, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho biết, nguyên nhân khiến hàng Việt khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc xuất phát từ tính cách của người Việt Nam luôn coi mọi việc không xứng tầm với mình trong khi nguyên tắc thị trường là không có sản phẩm nhỏ, chỉ có thị trường lớn.
TS Trần Đình Thiên dẫn chứng, tại Trung Quốc, một làng làm đầu bút bi dù phát triển sau nhưng họ đã thống trị toàn bộ hệ thống đầu bút bi loại nhỏ tại Trung Quốc. Có làng chỉ làm khuy áo hay cà vạt nhưng chiếm 80-90% thị trường thế giới.
Không biết học
Theo phân tích của TS Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, việc Việt Nam giáp biên giới Trung Quốc, vừa có cơ hội vừa tồn tại nhiều thách thức. Điểm bất cập mà TS Phạm Chi Lan chỉ ra là Việt Nam đã bị ám ảnh quá nên nhìn lúc nào cũng tìm cách làm thế nào để cạnh tranh, cạnh tranh mà không xác định việc học từ họ.
Một số nước học được cách sống bên cạn"người khổng lồ" như Canada bên cạnh Mỹ, Phần Lan bên cạnh Liên Xô cũ. Họ luôn tìm được cách chống chọi với sức ép quá lớn, nhiều khi đơn giản chỉ là cái bóng của người khổng lồ quá to trùm lên mình khiến hình ảnh của mình bị lu mờ đi.
"Học từ đối thủ cạnh tranh là quan trọng, người ta đi như thế nào để thành công và mình có thể đi thế nào để thành công, hoặc làm y sì hoặc làm khác đi... Chưa gì đã chê bai, dè bỉu, không biết học sẽ khó để vượt lên được", bà Lan nói.
Theo TS Phạm Chi Lan, muốn cạnh tranh với Trung Quốc ngay trên thị trường Việt Nam không phải đi soi Trung Quốc xấu gì, tránh gì mà phải tìm các ngách thị trường trúng với thị hiếu, đối tượng nhất định.
"Hàng Trung Quốc cạnh tranh trước hết vào là hàng giá rẻ và đại chúng nhưng hàng Việt Nam có thể cạnh tranh bằng chất lượng tốt và thiết kế phù hợp, ít nhất ở tầng lớp thu nhập khá hoặc đô thị. Nhìn vào cách doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc ở Hoa Kỳ về hàng dệt may có thể thấy rõ trong khi Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối về giá rẻ thì hàng Việt Nam giá cao hơn 1 chút nhưng vẫn thắng Trung Quốc ở Hoa Kỳ", bà Lan nói.
Trước tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn, hàng nhập lậu Trung Quốc tràn vào Việt Nam từ tăm tre cho đến quả ô mai, nhiều sản phẩm chứa chất độc hại đối với sức khỏe, thậm chí có thể gây bệnh ung thư, TS Lê Đăng Doanh đề xuất, trước hết cần tổ chức hệ thống phân phối bán lẻ tốt hơn, đưa hàng Việt đến người tiêu dùng.
"Hiện hàng Trung Quốc cạnh tranh bằng cách giá rẻ nhưng mặt trái của hàng Trung Quốc là có rất nhiều độc hại và điều này thế giới cũng phát hiện như búp bê đầu trái cây, dép, thực phẩm... Bộ máy của chúng ta cần phải chắt lọc đừng để hàng hóa độc hại của Trung Quốc đầu độc chúng ta, đừng để hàng hóa Trung Quốc phá hoại sức khỏe con người", TS Lê Đăng Doanh nói.
TS Lê Đăng Doanh cảnh báo, không thể cạnh tranh bằng giá với Trung Quốc vì cạnh tranh bằng giá là giết chết sự sáng tạo của chúng ta, cạnh tranh bằng giá dẫn chúng ta đến con đường bần cùng, chúng ta phải cạnh tranh bằng cách làm khác, làm mới.
Bên cạnh đó, TS Doanh cũng chỉ ra, chúng ta vừa cạnh tranh bằng mẫu mã, bằng hiệu quả nhưng cũng phải cạnh tranh bằng ý thức, ý chí. Nếu hàng Trung Quốc tốt và hay hơn không thể tránh việc chúng ta vẫn mua do kinh tế thị trường không thể có việc "ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".
Trong mười tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc đã lên đến 30,37 tỷ USD, con số này đã khiến nhập siêu từ Trung Quốc vọt lên hơn 19,6 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Còn nếu tính từ năm 2001 đến nay, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần...
Tính đến hết tháng 11, nhập siêu đã tăng lên mức 21,6 tỷ USD. Trong khi Việt Nam xuất gạo, cao su, than đá… sang Trung Quốc thì lại nhập về xăng dầu, khí hóa lỏng, linh kiện máy móc
08/08/2016Stephen Mihm và Jeffrey WasserstromPhải chăng Trung Quốc đang thực hiện một bước nhảy vọt chưa từng có lên đỉnh cao của hệ thống kinh tế toàn cầu?
27/05/2015Trần Ngọc Kha thực hiệnTrong bối cảnh quan hệ Việt – Trung có nhiều nổi cộm hiện nay, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Bão táp triều Trần và Tám triều Vua Lý có cuộc trò truyện với phóng viên Báo Người cao tuổi...
20/04/2015Văn NgọcPierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc...
07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
27/07/2011Bùi Quang Minh (sưu tầm)“Thông tin về các cuộc chiến tranh biên giới, hải đảo Việt - Trung ngày nay ít được truyền thông nhắc tới. Với tấm lòng yêu nước, lòng biết ơn nhớ nguồn, ngày kỷ niệm Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hàng năm, chúng ta vẫn ngỏ lòng thương nhớ, biết ơn của dân tộc về những chiến sĩ đã từng tham gia và ngã xuống trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Như máu hoà trong máu. Như một lời nguyền trong lặng lẽ: “ Không một ai bị lãng quên, không một điều gì bị quên lãng”
27/07/2011Hoàng Hạnh (thực hiện)“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.
14/07/2011Chuyên gia 10 năm ở Bắc Kinh Dương Danh Dy“Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này”, đó là lời chia sẻ của ông Dương Danh Dy - người từng có 10 năm làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc với báo Giáo dục Việt Nam...
07/07/2011Nhà văn Thùy LinhChưa bao giờ đất nước này tạo cho tôi một cảm hứng, xúc động hay gì gì đó lay động tâm hồn, tình cảm của tôi? Không phải đến lúc này khi họ giở trò tiểu nhân trên biển Đông. Tôi cũng đã đến Trung quốc 3 lần trước đây, nhưng chả lần nào đi về mà thấy lưu luyến, kể cả chuyến hành hương viếng thăm mấy ngôi chùa cổ? Sao vậy nhỉ?
05/07/2011Đoan TrangNhìn vào độ chiếm sóng của phim Trung Quốc trên các đài truyền hình ở Việt Nam, nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam bị “đồng hóa” bởi anh bạn láng giềng. Khả năng đó có thật, và nó là biểu hiện của một hình thức bá quyền tinh vi: bá quyền văn hóa - một phần quan trọng trong chính sách bá quyền của nước lớn, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ.