Thiên hạ sắm xe, mua nhà..., tôi cứ nói về sách và đọc sách, liệu có lạc lõng không?

09:33 SA @ Chủ Nhật - 26 Tháng Năm, 2019

Khi bạn đi theo con đường mà bạn nghĩ là đúng, là hữu ích là rất người, bạn nên vừa quan sát quy luật vận động chung của xã hội và lắng nghe lòng mình thay vì để ý đến những âm thanh vo ve khác...

Làm người dịch, viết và bán sách rong, tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người thích đọc sách và người làm thư viện.

Có nhiều bạn rất say mê và kiên định nhưng cũng có nhiều bạn ngã lòng hoặc mặc cảm rằng "thiên hạ họ sắm xe, mua nhà, bàn chuyện tiền nong… mình cứ nói về sách và đọc thế này có lạc lõng không?".

Tôi nói với họ đại ý rằng, đừng bao giờ nghĩ những người chỉ thích nói về nhà, xe, tiền... bình an, thản nhiên với những gì họ có. Bởi vì đã là con người - những vấn đề của con người sẽ đặt ra đối với bất cứ ai, cho dù là vua hay ăn mày.

Chẳng hạn, nhu cầu biểu đạt ý nghĩ - tư tưởng của bản thân, nhu cầu muốn được người khác biết đến, xã hội công nhận và tôn trọng đều có ở bất cứ ai cho dù giàu hay nghèo, quan chức hay thảo dân.

Cho nên, hãy quan sát kĩ sẽ thấy, có những người có đầy đủ hết nhà lầu, xe hơi, chức vụ, tiền bạc…nhưng họ vẫn phải tiếp tục sắm thêm bằng cấp, học vị, vẫn phải thuê người viết sách cho mình đứng tên, vẫn phải cố gá tên mình lên các cuốn sách để thỏa mãn các nhu cầu trên.

Đơn giản vì các phương tiện vật chất nói trên không thể biến họ thành "siêu người" mà thực chất họ vẫn là con người thuần túy. Động cơ của họ rất người có điều phương thức thực hiện thì sai lầm mà thôi.

Người Việt hay bị dính mắc vào hai mặc cảm khiến họ phải sống cuộc sống của người khác hoặc sống vì dư luận xã hội.

Một là mặc cảm mình là người ít học. Vì mặc cảm đó thôi thúc mà họ đuổi theo bằng cấp, học vị, học hàm bằng mọi giá và luôn trưng ra những thứ đó để chứng minh mình là người "có học" là "trí thức".

Thứ hai là mặc cảm mình là người nghèo hèn. Vì mặc cảm đó đeo bám mà người ta hay trưng ra nhà cửa, xe cộ, đồ trang sức, hàng hiệu… để chứng minh "tôi có tiền".

Cả hai thành xiềng xích ngăn cản tâm hồn họ trở nên tự do, khoáng đạt và thoải mái. Vì thế, giàu mà vẫn khổ vì tiền, bằng cấp cao, học vị lớn mà vẫn lo sợ người khác mắng "vô học".

Muốn sống thoải mái, an nhiên, tự tại, cá nhân cần chinh phục hai mặc cảm có tính di sản lịch sử này.

Cho nên, khi bạn đi theo con đường mà bạn nghĩ là đúng, là hữu ích là rất người, bạn nên vừa quan sát quy luật vận động chung của xã hội và lắng nghe lòng mình thay vì để ý đến những âm thanh vo ve khác.

Nếu bạn là phụ huynh, bạn hãy vui khi con mình biết đọc, thích đọc, có thể viết ra bài văn, bài thơ, vẽ nên những bức tranh đầu tiên.

Đấy là biểu hiện rất người và là nền tảng để cá nhân có thể thực hiện cuộc sống hạnh phúc.

Sự khác biệt lớn nhất giữa loài người và các loài vật khác không chỉ giản đơn nằm trong cấu trúc não bộ hay thân thể mà phần lớn nằm trong thế giới tinh thần phong phú.

Vậy nên, trừ phi không muốn sống đời sống như một con người, đừng hạ thấp hay thiếu tự tin vào vai trò ý nghĩa của văn hóa trong đời sống thường ngày cũng như khi nhìn vào sự phát triển của quốc gia.

Nguồn:CafeF
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người

    21/12/2018Nguyễn Quốc Vương. Dường như trong thế giới sinh vật, con người là một loài hết sức đặc biệt. Một loài luôn tỏ ra không bằng lòng với hoàn cảnh sống và thực tại của bản thân mình. Bởi thế, con người trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại đã luôn mải miết đi tìm câu trả lời cho các vấn đề đang đặt ra cả ở trong thực tế lẫn tâm tưởng...
  • Không đọc sách, không thể có tầm cao văn hóa

    20/04/2020Thạch Quỳ - Phan ThắngVấn đề là: Ai rồi cũng phải đi qua cuộc đời “trăm năm trong cõi”, anh muốn làm một người hiểu biết hay một một người không hiểu biết? Anh muốn làm một người có văn hóa hay muốn làm một người thiếu văn hóa?
  • Thư gửi học trò lười đọc sách

    13/09/2019Hoàng Bạch DiệpCác em đã tạo cho mình thói quen xấu là lười đọc sách, khi các em lười đọc, lười học thì chính các em đang tự tay cắt ngắn con đường đến thành công của mình...
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Dân Nhật đọc sách tốt, nên mới như ngày nay

    13/05/2018Hồ Hương Giang"Tôi muốn học theo cách của vua Minh Trị của nước Nhật. Ông ta cho dịch hết các sách hay ra tiếng Nhật để người dân đọc, nên mới có một nước Nhật ngày nay".
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Người giàu đọc sách, người nghèo nghịch điện thoại

    04/04/2018Chính thói quen làm nên vị trí của mỗi người chúng ta!
  • Có một thế hệ mang tên 'LƯỜI': Lười đọc sách, lười lao động, thích rượu bia, căn bệnh trầm kha khiến chúng ta mãi không giàu?

    22/02/2018Phan NgọcTiếp tục "lười" lập thành tích, năng suất lao động thấp hơn cả Lào, thói quen lười làm, lười đọc sách nhưng lại chăm rượu bia của người Việt phải chăng là nguyên nhân khiến chúng ta mãi vẫn mãi... không giàu và văn minh...
  • Đọc sách là niềm vui

    16/01/2018Bích NgaThứ 6 ngày 4/8/2017 tôi đến thăm trường tiểu học Stanmore Public School, theo nguyện vọng của cháu tôi là mời cả mẹ và bà đến dự buổi diễu hành ( Book banare) trong tuần lễ sách ( Book Week) của trường tổ chức...
  • Hãy truyền đến các em lòng ham mê đọc sách

    15/12/2017Trần Thị LoátHiện nay có rất nhiều thầy cô thường than phiền rằng học sinh bây giờ lười đọc sách. Dường như văn hóa đọc không còn hấp dẫn các em...
  • 6 cách giúp bạn vượt qua sự lười nhác và thích đọc sách hơn

    02/10/2017Ngọc HàĐọc sách mang đến cho chúng ta ích lợi gì thì có lẽ không cần bàn nhiều nữa. Nếu ta say mê đọc một quyển sách nào đó, thì nó sẽ mở ra cho ta một chân trời mới...
  • xem toàn bộ