Thế giới đang phẳng ra, cả ở nơi đây

10:36 SA @ Thứ Hai - 26 Tháng Giêng, 2009

Chính sự phẳng ra của thế giới, ngay ở ta, đã tác động tích cực cho sự trưởng thành của một lớp trẻ. Và nó sẽ nhanh chóng loang rộng, bỏ qua tất cả những cười riễu, chê bai, hoài nghi, cả lo lắng và bi quan, hốt hoảng và cả chống đối nữa, của nhiều người, nhiều thế lực. Nó đang hướng tới tương lai. Một tương lai mà ta có thể hoàn toàn tin. Rất có thể đó là tín hiệu mới của mùa Xuân này.

Tôi có một người bạn đã hơi luống tuổi, gần đây gặp nhau lần nào anh cũng nhếch mép cười, bảo : Các cậu cứ đi nghe hóng người ta mà nói chuyện thế giới phẳng, còn lâu, thế giới còn gập ghềnh chán ra đấy, đừng hòng nó phẳng, đừng ảo tưởng, hay cả mắc lừa nữa! Tôi cũng biết đấy không phải chỉ là ý kiến của riêng anh ấy, không ít lắm đâu những người đang nghĩ như anh, cũng nhếch mép cười " cái đám ngây thơ" này môi khi động đến đề tài đó.

Vâng, tôi biết chứ, thế giới chưa phẳng, còn khá lâu nữa, chắc thế, nó mới phẳng. Nhưng ở đời là vậy,vấn đề không phải là nó đang thế nào, nó đang thế nào thì ai mà chẳng thấy, vấn đề là nó sẽ thế nào, tất yếu sẽ thế nào. Tức xu thế tất sẽ đi về đâu. Muốn nói gì thì nói, muốn nhếch mép chế riễu hay thậm chí cả khinh miệt, cũng không thể chối cãi rằng có một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra: cách mạng thông tin. Và cũng như các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đây, nó tất làm cho thế giới thay đối. Thay đổi theo hướng nào? Theo hướng tất yếu đã và đang phẳng dần ra, với tốc độ ngày càng nhanh, và sẽ nhanh hơn tất cả các biến đổi cách mạng trước đây,- đấy cũng là một quy luật, cuộc sống sẽ biến chuyển ngày càng nhanh hơn-bất chấp ai đó đứng bên đường bụm miệng lại mà cười diễu. Đương nhiên cũng như mọi cuộc biến chuyển lịch sử và cách mạng, nó đem đến hy vọng và cơ hội, cơ hội như xưa nay chưa từng có - đấy cũng lại là một quy luật nữa, cơ hội của cuộc cách mạng sau bao giờ cũng lớn hơn cuộc trước và cũng đem đến cả nguy cơ cùng thách thức nữa, cũng nghiêm trọng hơn, đòi hỏi ở xã hội và con người, lần này đặc biệt không phải con người nói chung, mà là từng con người hoặc vượt lên được hoặc đổ sụp xuống. Xã hội, con người, từng con người, và từng quốc gia, thậm chí từng chế độ… Nhếch mép cười ruồi, theo cách nói dân gian, cũng được thôi, chẳng ai trách cả. Chỉ e rồi đến một lúc nào đó sẽ phải tự trách đã không chịu biết mà chuẩn bị cho mình trước để sống được trong một thế giới đổi thay. Cuộc sống vốn rất khắc nghiệt và dửng dưng, nó đào thải không thương tiếc những ai không biết, không chịu biết rõ về nó, để sống được với nó.

Thực ra thế giới phẳng không hề trừu tượng, xa xôi. Tôi muốn nói thế này: nó đang phẳng ra ngay ở đây, ở ta, ở chính chỗ ta đang đứng, đang sống đây, và vô cùng sinh động. Thậm chí, tinh tai một chút có thể nghe được những tiếng động khác lạ, mới mẻ của cái thế giới đang phẳng ra ngay bên ta, dưới chân ta, quanh ta, thậm chí có thể nhìn thấy được, ngửi được, sờ mó được. Đã xuất hiện và đang phát triển một dạng, một mạng lưới quan hệ giữa con người với con người, nghĩa là mộ tmạng lưới xã hội xưa nay chưa từng có, chưa từng có thể có, mà nay lại đang có, đang phát triền nhanh, mạnh,chằng chịt, một thực tại mới loài người xưa nay chưa từng biết mà nay lại đang chi phối hết sức mạnh mẽ, vừa sâu vừa rộng, nhanh, mạnh, sâu và rộng đến nỗi những người sáng suốt nhất mới cách đây không lâu đã không thể ngờ. Và thực tại đó cũng đang trở thành một sức mạnh cổ điển hình như đang rất lúng túng không biết cách nào đối phó với nó đây nếu họ muốn đối phó…

Nguyên Ngọc (5 tháng 9, 1932 – ) tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác là Nguyễn Trung Thành. Ông là nhà văn, nhà văn hóa -giáo dục Việt Nam, phóng viên chiến trường, tổng biên tập báo và dịch giả.

"Tôi sống và làm theo những điều mình tin, và chịu trách nhiệm về tất cả điều đó, không thối lui, không nhân nhượng.

Đúng sai là điều khó tránh ở đời, nhưng tôi luôn coi trọng sự nhất quán trong thái độ sống: bao giờ cũng sống như một người tự do, trước hết với chính mình.

... Thiết lập lại một nền giáo dục khác hẳn nhằm tạo nên những con người tự do, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lý, sống và làm việc theo chân lý mình đã chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy. Sự thống nhất của xã hội sẽ là sự thống nhất của những con người tự do, đầy trách nhiệm với chính mình và với xã hội, đầy tự chủ và sáng tạo."

>> Trang tác giả:Nguyên Ngọc

Cũng không nên vòng vo làm gì, tôi đang muốn nói đến thế giới blog. Blog là một dạng phẳng của thế giới, mà thậm chí những người dự báo về thế giới phẳng cách đây mấy năm cũng không thể dự kiến hết, hoặc ít ra không thể ngờ tầm rộng, tầm sâu, sức mạnh liên kết, sức làm phẳng của nó. Nó xuất hiện chưa lâu, đang hình thành, đang phát triển, đang chiếm lĩnh không gian sống của con người, với một sức bành trướng phi thường. Một vài thống kê cho biết tốc độ phát triển Intemet gần đây của Việt Nam đã vượt đến gấp đôi một số nước láng giềng, hình như kể cả Trung Quốc. Nghĩa là không thể đánh giá sự đổi mới của xã hội ta mà không tính đến cái thế giới ảo này, thoạt đầu cứtưởng chỉ là một kiểu trò chơi nghịch của bọn trẻ . Có điều rất đáng để ý :chiếm lĩnh thế giới blog đương nhiên là lực lượng trẻ. Dù anh có đứng bên đường và cười ruồi, hoặc anh có hoảng hốt báo động về những nguy cơ tưởng tượng này nọ, như một số người đang báo động thì trongthực tế đã hình thành một thế giới blog của lực lượng trẻ ở nước ta. Một thế giới rất kỳ lạ, chỉ cuộc cách mạng lần này mới tạo ra được, một thế giới ảo mà lại vô cùng thực, thực hơn cả thế giới thực, thực chất hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn. Nó đang kết nối những con người, những lực lượng, mà lại là lực lượng trẻ, sung sức và giàu năng lượng nhất của đất nước, thành một mạng lưới vừa vô hình, vừa hiển hiện, một thế lực xã hội ngày càng quan trọng. Đặc biệt, nó tạo nên sự liên thông không chỉ về tư tưởng, mà cả về cách thức tư duv,điều vô cùng quan trọng trong tổ chức lực lượng xã hội. Đương nhiên cũng như mọi sự khác ở đời, ở đây, nhất là trong thời kỳ mới ra đời, nó không thể tránh những hỗn loạn, rối rắm, kể cả không ít những chuyện bậy bạ trên đó nữa, nhưng lại cũng như mọi sự vật ở đời, tự nó sẽ biết thanh lọc, giữ gìn và phát triển cái cốt lõi, bới những người đang hoạt động trong thế giới đó ngày càng hiểu rằng đây là một sức mạnh mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới trao cho họ để họ tham gia kiến tạo thế giới mới, cuộc sống mới, cho họ, và cho mọi người, cho đất nước và thế giới, họ sẽ biết cách nâng niu, vun đắp nó. Lại nữa, đấy cũng là một quy luật.

Như ai cũng có thể biết, loài người phát triển bằng giao tiếp, mỗi con người cũng vậy, lớn lên bằng giao tiếp. Tư tưởng và cách thức tư duy của con người cũng qua giao tiếp mà phát triển. Cách mạng tin học tạo nên phương thức giao tiếp vừa cộng đồng rộng lớn chưa từng có,vừa sâu của từng con người cũng chưa tưng có thể có. Gần đây nhiều vụ việc gây quan tâm lớn cho giới trẻ. Đây thực sự là một bằng chứng hùng hồn về thế giới hóa ra cũng đang phẳng ra, phẳng ra một cách thật tuyệt và nhanh, chẳng ở đâu xa, ở ngay chính ta. Rất nhiều người trẻ đã nối kết với nhau bằng blog, trao đổi, thảo luận, tranh luận, hỗ trợ tư duy cho nhau bằng blog, tổ chức nhau lại bằng blog, liên kết hành động qua blog. Và tôi đồng tình với một người bạn tôi là chuyên gia tin học đồng thời là một nhà hoạt động xã hội lâu năm khi anh nói rằng qua hiện tượng trên anh lạc quan về lớp trẻ hiện nay của đất nước: đấy là một lớp trẻ trưởng thành về ý thức xã hội chín trị, giàu lòng yêu nước, rất dũng cảm, và đầy đủ cả sự khôn ngoan nữa. Chẳng hề thua gì các thế hệ cha anh, nếu không hơn. Chính sự phẳng ra của thế giới, ngay ở ta, đã tác động tích cực cho sự trưởng thành đó. Và nó sẽ nhanh chóng loang rộng, bỏ qua tất cả những cười riễu, chê bai, hoài nghi, cả lo lắng và bi quan, hoảng hốt, và cả chống đối nữa, của nhiều người, nhiều thế lực. Nó đang hướng tới tương lai. Một tương lai mà ta có thể hoàn toàn tin.

Rất có thể đó là tín hiệu mới của mùa Xuân này.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Thế giới phẳng được và mất

    23/07/2008Phan QuangNhững suy nghĩ của bậc văn hào được dư luận quan tâm, đặc biệt các dân tộc từng đau khổ bởi "phản toàn cầu hóa lần thứ hai", tức chủ nghĩa thực dân cũ và mới - thuật ngữ của chính tác giả L.Phrít-men - nay nếu không tỉnh dễ có khả năng lại bị cuốn hút thụ động và chịu hệ quả buồn của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba...
  • Triết học trong “thế giới phẳng”

    23/07/2007Hồ Sĩ QuýTác giảđã đưa ra những suy tư của mình về diện mạo của triết học trongkỷ nguyêntoàn cầu này.Đó là: Tại sao triếthọc, trong khi vẫncó đầyđủ uy tín của mình trên diễn đànquốc tế, lại kémđi vàocuộc sống đến thế. Một khi các nhà triết học không biết cách ngăn chặn cái ác, cái xấu thì khiđó, tiếngnói nhânđạo, những định hướng giá trị sángsuốt sẽ ra sao. Liệu triết học trongkỷ nguyên toàn cầucó đủ khôn khéo để nhắc nhởloài người tôn trọng những giá trị quýbáu của những bài họcđã từng phải trả giá cho quá khứ...
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Thế giới này có phẳng?

    27/06/2006Phương TâmThế giới ban đầu đượcxem là phẳng. Mấy thế kỉ trước Galieo “làm" chonó thànhhình cầu. Bây giờngười ta lại bảonhau: phẳng rồi. Thuậtngữ "thế giớiphẳng" bắtđầu hành trình đi vào ngônngữ của các bậc trí giả Việt Nam. Nhưng chả lẽ chúng ta đã bắt đầu đượcsống trong thế giới phẳng?
  • Người đàn ông gồ ghề trong "thế giới phẳng"

    19/06/2006Lưu Quang ĐịnhThế giới phẳng là tên cuốn sách thứ 13 trong tủ sách SOS2 mà TS.Nguyễn Quang A vừa dịch xong, sắp xuất bản. Tác giả sách là Thomas Friedman, một nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times. Sách nói về toàn cầu hoá và công nghệ thông tin, về cuộc tấn công của "bầy thú điện tử" - những tập đoàn đa quốc gia - cùng cơ hội và thách thức của mỗi con người, doanh nghiệp, quốc gia trước cuộc tấn công đó...
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • xem toàn bộ