Công nghiệp nội dung có thể tăng vượt ngành phần mềm
"Công nghiệp nội dung số và phần mềm không mâu thuẫn mà hỗ trợ nhau. Nhưng nội dung số lợi thế hơn, vì phát huy được đặc thù văn hoá dân tộc. Nếu có chiến lược thích hợp, ngành này có thể phát triển vượt phần mềm", Vụ trưởng Vụ công nghiệp CNTT, Bộ BCVT, Nguyễn Anh Tuấn, mới trao đổi với VnExpress.
Theo ông Tuấn, sản phẩm nội dung số là văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh... thể hiện dưới dạng số và lưu trữ, truyền trên môi trường điện tử như mạng máy tính, Internet, truyền thông, truyền hình, truyền thanh... Nếu phần mềm quan trọng về thuật toán thì nội dung số cần hàm lượng nghệ thuật, tính hấp dẫn của hình thức hơn. Nhiều sản phẩm nội dung số thu hút là nhờ đáp ứng nhu cầu giải trí tự nhiên và gần gũi văn hoá người sử dụng. Bởi vậy, cốt truyện, kịch bản văn học truyền miệng, văn học viết đặc sắc của các dân tộc rất dễ chuyển thể thành trò chơi trực tuyến và có thể là hàng hoá xuất khẩu thuận tiện hơn phần mềm đóng gói.
"Công nghiệp nội dung số mới ra đời nhưng được xã hội đón nhận tích cực, có ý kiến khen, chê nhưng nhìn chung rất được quan tâm. Nó đặc biệt hấp dẫn giới trẻ với số lượng lớn. Hiếm có sản phẩnm nào trong thời gian ngắn đã hấp dẫn hàng nghìn người tham gia như sản phẩm công nghiệp nội dung số. Đây cũng là nhân tố thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước", ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, cũng theo Vụ trưởng Vụ công nghiệp CNTT, công nghiệp nội dung số mới khởi động ở Việt Nam và chỉ có trò chơi trực tuyến, giải trí trực tuyến đang bùng nổ. Còn những sản phẩm rất có triển vọng như đào tạo trực tuyến, các chương trình liên quan tới y tế... đang "đi" dò dẫm.
Ông Tuấn cho biết thêm, công nghiệp nội dung số cần nhân lực am hiểu cả công nghệ và nghệ thuật, hạ tầng truyền tải nội dung phải là băng thông rộng và hạ tầng pháp lý chặt chẽ. Nhưng ở Việt Nam, đội ngũ có chuyên môn theo yêu cầu còn mỏng và yếu, các cơ sở đào tạo chưa có chương trình chuyên sâu về ngành. Chất lượng đường truyền cũng chưa như mong muốn. Luật Sở hữu trí tuệ, hành lang pháp lý cơ bản chung, về lý thuyết thì tạm ổn song thực tế còn thiếu các văn bản dưới luật để quy định rõ các trường hợp vi phạm, thiếu các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thiếu các chế tài xử phạt.
Thống kê từ Vụ Công nghiệp CNTT, Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, về hiện trạng phát triển một số lĩnh vực thuộc công nghiệp nội dung số tại Việt Nam cho thấy: - Giáo dục trực tuyến: trên 50 công ty đăng ký sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về học tập điện tử. Khoảng 30 website cung cấp dịch vụ giáo dục... Doanh thu chừng 10 triệu USD một năm. - Trò chơi điện tử: xuất hiện từ những năm 1990, có hơn 10 công ty vừa phát hành vừa sản xuất. Hiện các trò chơi nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường. Dự kiến doanh thu năm 2006 khoảng 10-15 triệu USD. - Phát triển nội dung cho mạng di động: xuất hiện từ năm 2002, hiện có khoảng 40 công ty tham gia. Doanh thu năm 2005 khoảng 80 triệu USD. - Phát triển nội dung cho Internet: có 4 website lọt vào danh sách 10.000 website lớn trên thế giới, tổng doanh thu chừng hơn 20 triệu USD một năm... |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh