"/>"/>

Tin tức trực tuyến và vòng đời ...36 giờ

02:26 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Bảy, 2006

Vừa có một báo cáo kết quả nghiên cứu được công bố nhằm lý giải bí ẩn trong lòng các nhà xuất bản, quản lý toà soạn, biên tập và cả người đọc: "Khi nào thì tin mới được coi là tin cũ?"

36 giờ - không ngắn!

Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng đời trung bình của một tin tức trực tuyến (trên mạng Internet) là 36 giờ đồng hồ. Tức là cứ sau 36 giờ được đưa lên mạng, một tin tức trực tuyến sẽ được xem là tin cũ không còn là tin mới nữa.

Đây thực sự là một kết quả khá ngạc nghiên, vì theo những suy nghĩ truyền thống về cách con người sử dụng Internet thì các nhà khoa học cho rằng khoảng thời gian này ngắn hơn rất nhiều.

Nói một cách chính xác hơn, Báo cáo “The Dynamics of Information Access on the Web” (Tính động của việc tiếp cận thông tin trên Web) cho biết, 36 giờ đồng hồ là khoảng thời gian cần để một nửa trong tổng số lượng độc giả của một tin tức trực tuyến truy cập và đọc được cái tin đó. Ví dụ, một tin thu hút được 30.000 độc giả vào đọc, thì trong 36 giờ đầu tiên nó được đưa lên mạng sẽ có 15.000 người đọc được nó.

Nhà vật lý Albert-László Barabási của trường ĐH Notre Dame - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu về vấn đề này - cho rằng đây sẽ là một tin vui với những người làm báo điện tử trong kỷ nguyên tin tức tức thời.

Tổng biên tập và những người biên tập tin tức trực tuyến cũng đã khẳng định kết quả này nhờ vào kinh nghiệm hàng ngày của họ.

Tin nổi bật không tuyệt đối chiếm ưu thế

Jennifer Sizemore - Tổng biên tập của cổng thông tin điện tử MSNBC.com khẳng định "Cách thức mà người đọc tìm đến những gì mà họ quan tâm là rất đáng chú ý. Rõ ràng những tin tức nổi bật luôn thú hút được một số lượng rất đông người đọc. Nhưng đôi khi có những tin tức rơi xuống tận gần cuối trang lại không hề thua kém tin nổi bật trên phương diện số lượng người đọc. Có những đặc điểm, nét đặc trưng thu hút người đọc một cách rất mạnh mẽ trong vòng một tuần lễ hoặc hơn. Thậm chí là cả những tin không còn được đặt nổi bật trên trang chủ nhưng chúng vẫn có số lượng người vào xem rất đáng nể".

Neil F. Budde, Tổng biên tập của Yahoo News cho biết, trang web cần phải cân bằng giữa rất nhiều nhu cầu và sở thích của người đọc. Những người đọc thường xuyên truy cập vào trang lại thấy chán nản vì những tin cũ. Trong khi đó, những người ít truy cập vào trang hơn lại thường không biết những gì đang xảy ra trong thời gian gần đây. Người biên tập và làm tin phải biết cân bằng những tin tức cần thiết.

Budde cho biết, số lượng người truy cập vào trang Yahoo News quá lớn nên rất khó có thể tiến hành được một nghiên cứu cụ thể như của giáo sư Barabási. Tuy nhiên, Budde cũng cho biết, ông có những con số thực tế cho thấy số lượng người đọc những tin tức trên trang chủ giảm đi theo thời gian.

Tin mới ...chưa chắc đã mới

Giáo sư Barabási cho biết, một trong những trọng tâm trong cuộc nghiên cứu mà ông tiến hành chính là nhằm mục tiêu khẳng định người dùng Internet chưa chắc đã đọc những tin mới. Thậm trí là trong vài ngày họ vẫn chưa hề đọc những tin đó. Thay vào đó, họ đọc theo sở thích tức thời. Một tin tức có thể là cũ với một số độc giả nhưng với người khác thì nó lại mới, họ vừa mới biết đến và đang đọc nó.

Mô hình này là minh chứng cho thấy số lượng người đọc đối với một số tin tức không hề giảm đi sau một khoảng thời gian nhất định.

Cần có một chính sách để thúc đẩy các tin tức trên mạng - thậm chí là khi chúng đã mất đi "giá trị tin tức" - là một trong những khuyến nghị quan trọng nhất trong nghiên cứu của giáo sư Barabási. Trong khi đó, các công cụ tìm kiếm lại không cho người đọc biết được họ đã bỏ lỡ những gì

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Báo in điện tử sẽ xuất hiện cuối năm nay?

    15/06/2006Ý tưởng về những màn hình số có thể cuộn tròn và nhét vào balô như tờ báo in đã xuất hiện từ ba thập kỷ nay và cuối cùng, chúng cũng đã lộ diện...
  • Khi báo điện tử lên ngôi

    22/12/2005Hoài LinhVới lợi thế nhanh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc, báo điện tử đang ''tiếm ngôi'' của báo giấy. Ghi chép của phóng viên VietNamNet từ chuyến đi khảo sát báo chí Pháp...
  • Báo điện tử đang “nuốt dần” báo giấy!?

    10/11/2005Hoàng HảiSố lượng báo giấy phát hành đã giảm đều đặn trong suốt nhiều năm qua chủ yếu là do tin tức được cập nhật quá nhanh chóng qua truyền hình và Internet. Các phương tiện truyền thông điện tử ngày nay đã phát triển với mức độ cực kỳ nhanh chóng và đã giành giật được một số lượng độc giả khổng lồ từ báo giấy
  • Nguyên tắc viết bài cho báo điện tử

    21/07/2005Chúng ta đã có vài chục tờ báo điện tử nhưng phải thừa nhận rằng đa phần nội dung là bệ nguyên từ báo in, may ra thì được cắt gọt một chút. Ít ai trong chúng ta quan tâm đến một thực tế là người đọc báo điện tử khác hoàn toàn so với người đọc báo in - và báo điện tử cũng có nguyên tắc riêng.
  • Báo điện tử - điểm sáng của cuộc cách mạng thông tin

    21/06/2005Phan KhươngTháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu
  • Hầu hết báo điện tử Mỹ vẫn chỉ cập nhật 1 lần/ngày

    30/09/2004Phan KhươngWebsite tin tức ngày nay là một kênh lý tưởng để công bố các sự kiện nóng bỏng đủ loại diễn ra. Thế nhưng một khảo sát của Đại học Texas (Mỹ) lại phát hiện ra rằng, 10 năm sau ngày tờ báo trực tuyến đầu tiên ra đời, hầu hết trang tin online ở nước này vẫn chưa đạt tần suất cập nhật liên tục...
  • Thực trạng báo chí điện tử tại Việt Nam

    03/07/2004Đăng Bền2003 là năm xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao VN Online,.. xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng...
  • xem toàn bộ