Thấy gì từ cuộc Duy Tân Minh Trị lần hai của Nhật?

03:54 CH @ Thứ Bảy - 21 Tháng Chín, 2013
Cuộc “Duy tân Minh Trị lần thứ hai” này chắc chắn sẽ giúp nước Nhật tránh được nguy cơ đe dọa sự tồn vong của họ. Một lần nữa, mở cửa ra thế giới bao giờ cũng là phương kế cứu đất nước. Một dân tộc khôn ngoan thì cần biết tận dụng các lợi thế của quốc tế...

>>Cuộc Duy Tân Minh Trị lần thứ hai của nước Nhật...


Đổi mới hoàn toàn quốc sách nhập cư

Xuất phát từ thực tế số dân bị giảm và thiếu lao động, Nhật sẽ buộc phải chuyển đổi từ một quốc gia không tiếp nhận dân di cư trở thành quốc gia tiếp nhận dân di cư. Đây là một cuộc cải cách lớn chưa từng có, động chạm tới tập quán cả nghìn năm của dân tộc.

Bản kiến nghị của 80 nghị sĩ nói trên vạch rõ lý do của cuộc cải cách đó: lần đầu tiên trên thế giới, Nhật Bản bắt đầu trở thành xã hội già hóa và tiến sang thời đại số dân giảm dần. Theo ước tính của Chính phủ, 50 năm sau, số dân Nhật sẽ chỉ còn bằng 2/3 hiện nay; nếu như vậy thì đất nước sẽ biến đổi, sức sống của xã hội bị khô kiệt.

Sự thay đổi dân số một nước quyết định bởi ba yếu tố chính là tình hình sinh đẻ, tử vong của dân trong nước và sự di chuyển dân cư quốc tế.

Để đối phó với nạn số dân giảm dần, chính phủ cần ra sức nâng cao tỷ lệ sinh con và cung cấp đầy đủ dịch vụ nuôi dạy trẻ; nhưng theo các chuyên gia thì dù chính sách này có hiệu quả đi nữa cũng cần thời gian thực hiện rất lâu.

Bởi vậy, ngoài việc tiếp nhận dân nhập cư từ nước khác ra, Nhật Bản không còn biện pháp hữu hiệu nào khác để giải quyết cuộc khủng hoảng dân số.

Muốn tiếp tục sinh tồn, nước Nhật phải trở thành một “quốc gia quốc tế” được thế giới công nhận, mở cửa đón nhận dân nhập cư từ nước ngoài, tức thực thi chính sách “Di dân lập quốc”, biến Nhật thành quốc gia có sức sống bừng bừng.

Bản kiến nghị vạch rõ: - trong vòng 3 năm Quốc hội Nhật cần thông qua “Luật Nhập cư”, thành lập “Vụ Nhập cư” do Bộ trưởng Nội vụ chuyên trách; - trong vòng một năm cần tuyên bố trước thế giới là Nhật đã chuyển thành “Quốc gia dân nhập cư”.

Vụ Nhập cư gồm các bộ phận: - dự thảo chính sách chủ trương nhập cư; - quản lý việc xuất nhập cảnh; - xúc tiến việc làm cho người nhập cư thích nghi với cuộc sống ở Nhật.

Ngoài ra Nhật sẽ xóa bỏ giới hạn giữa “lao động phổ thông” với “lao động kỹ thuật”. Từ thập kỷ 80 tới nay, Nhật thực thi chính sách không nhận lao động phổ thông, chỉ nhận lao động có kỹ thuật.

Cách phân biệt như vậy là bất hợp lý, là không tôn trọng người lao động; có xóa bỏ ranh giới ấy thì mới dễ dàng nhận được người nhập cư. Từ nay trở đi Nhật sẽ nhận tất cả các loại lao động.

Trước đây Nhật không tiếp nhận người nước ngoài đến Nhật với mục đích kiếm việc làm và định cư; từ nay trở đi Nhật sẽ xây dựng chính sách tiếp nhận người nước ngoài, lập quy chế mới về đào tạo họ.

Sẽ sử dụng hệ thống trường phổ thông trung học và trường dạy nghề nhằm đào tạo nghề nghiệp cho người nhập cư; như vậy sẽ đồng thời giải quyết nạn thiếu nhân công và nạn thiếu học sinh của các trường học.

Sẽ mở các trung tâm văn hóa Nhật và trung tâm dạy tiếng Nhật trên khắp thế giới; trước năm 2025 thực hiện kế hoạch một triệu lưu học sinh (LHS) nước ngoài tại Nhật. Thực ra, từ năm 1980, Nhật đã đề “Chính sách 100 nghìn LHS” và cuối năm 2007 nước này đã có 120 nghìn LHS nước ngoài tốt nghiệp đại học ở Nhật.

Ngày 1-5-2008, Chính phủ Fukuda tuyên bố bắt đầu “Chính sách 300 nghìn LHS”, tăng tiếp nhận LHS, hoan nghênh người nước ngoài biết tiếng Nhật tới Nhật sống lâu dài. Hiện Nhật đang đơn giản hóa thủ tục xin học ở Nhật.

Ngoài ra, người nước ngoài định cư vĩnh viễn tại Nhật khi sinh con thì đứa trẻ lập tức được cấp quốc tịch Nhật cho tới khi đủ 22 tuổi thì cho phép có hai quốc tịch; rút ngắn niên hạn cần thiết tham gia chế độ dưỡng lão đối với người nước ngoài để khi họ về già có thể kịp thời nhận được lương hưu.


Phát động “Phong trào giáo dục xây dựng quốc gia dân nhập cư”

Dân số Nhật đang ngày một già đi
(Ảnh minh hoạ nguồn: cdn2.wn.com)

Nước Nhật thiếu kinh nghiệm tiếp nhận người nhập cư. Đã thế, đa số dân Nhật lại có thói quen tránh tiếp súc với người nước ngoài mà họ quen cho là mang đến nhiều thói xấu.

Bởi vậy, cần làm cho cho dân chúng nhận thức được sự cần thiết thực hiện mục tiêu trong vòng 50 năm tiếp nhận 10 triệu người nước ngoài.

Con số này lớn chưa từng có, cho nên cần có sự chuẩn bị về tinh thần, muốn vậy phải giáo dục cho dân chúng Nhật nhận thức được việc tiếp nhận dân nhập cư từ nước ngoài là nhằm để giải cứu nguy cơ của chính nước mình; người Nhật cần xây dựng một xã hội sống chung nhiều dân tộc, cần biết tôn trọng các dân tộc khác, sống hoàn toàn bình đẳng với họ, tôn trọng văn hóa của các cộng đồng thiểu số.

Thái độ của người Nhật đối với người nước ngoài chịu ảnh hưởng nhiều từ báo chí, truyền thông. Vấn đề này tồn tại hai quan điểm trái ngược. Một quan điểm cho rằng "tương lai Nhật Bản sẽ là một nước nhỏ, chấp nhận dân số giảm và sẽ tự điều chỉnh mà không cần thu hút thêm lao động nước ngoài"".

Một quan chức cao cấp Chính phủ Nhật nhận xét, nếu Nhật cho phép nhập cư lao động nước ngoài (LĐNN) thì người Nhật sẽ chẳng còn nhiều việc để làm, hoặc chỉ còn những việc nặng nhọc, bẩn thỉu và nguy hiểm mà thôi!

Quan điểm thứ hai lại cho rằng, Nhật cần duy trì vị trí nước lớn của mình và một nền kinh tế hùng mạnh bằng cách nhập khẩu LĐNN để đối phó với tình trạng lao động giảm. Chiến lược này được tập đoàn Nippon Keidaren và Chủ tịch tập đoàn Toyota rất ủng hộ. Họ đang vận động hành lang để thiết lập hệ thống cung cấp thẻ lưu trú với mục đích tăng số lượng LĐNN và tránh tình trạng để LĐNN sống bất hợp pháp tại Nhật.

Gần đây nhiều cơ quan truyền thông Nhật đã nhận thức được việc chuyển nước mình thành “quốc gia của dân nhập cư” là một tất yếu lịch sử và bắt đầu tuyên truyền cho “Phong trào giáo dục xây dựng quốc gia của dân nhập cư” do Chính phủ phát động.

Báo đài đang ra sức nêu cao nhận thức người nước ngoài “là vũ khí cuối cùng cứu vãn tình trạng thị trường tiêu dùng ở Nhật sút kém hiện nay”, “người Trung Quốc là chúa cứu thế của ngành bán lẻ Nhật, mức tiêu dùng của họ gấp 10 người Nhật”; dân nhập cư là nguồn cung cấp lao động cấp cao cho Nhật Bản.

Nhiều báo đài cũng nhấn mạnh việc hạn chế nhập cư sẽ làm cho ngành y tế và chăm sóc người già ở Nhật bị phá sản vì không có người làm việc này. Báo Asahi Simbun số ra ngày 29-6 vừa rồi đăng nhiều kỳ bài “Đã tới lúc phải lựa chọn con đường mở cửa đất nước”, với bài đầu tiên có đầu đề “Chuẩn bị tâm lý để đi tới một xã hội của người nhập cư”.

Dưới tác động của dư luận, gần đây nhiều nghị sĩ vốn không tán thành nhận dân nhập cư nay đã thay đổi quan điểm, chuyển sang ủng hộ chính sách “Quốc gia nhập cư”.

Trung Quốc là nguồn cung cấp dân nhập cư lớn nhất cho Nhật Bản

Hiện có 606.889 người Trung Quốc sống
có đăng ký tại Nhật Bản
(Ảnh minh hoạ nguồn: chinadaily.com.cn)
Bản kiến nghị cũng nêu lên vấn đề Trung Quốc (TQ) sẽ là nguồn cung cấp dân nhập cư lớn nhất cho Nhật Bản. Hiện nay có 606889 người TQ sống có đăng ký tại Nhật, đông nhất (28,2%) trong cộng đồng người nước ngoài ở đảo quốc này.

Quần thể người TQ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất: số lượng hiện nay gấp 4,4 lần năm 1989 và hàng năm tăng khoảng 7,8%, tức gấp hơn gấp đôi tỷ lệ tăng của người các nước khác. Cộng đồng người TQ cũng có độ tuổi trẻ nhất: số lượng người trong độ tuổi lao động (15-64) chiếm 91,8%, tức cao hơn 25,4% so với người Nhật.

Ngoài ra hàng năm có hơn 10 nghìn phụ nữ TQ lấy chồng người Nhật. Số lượng cô dâu TQ lấy chồng Nhật tăng nhanh chóng, trong hai chục năm qua các cặp vợ chồng này đã sinh được 60779 con, tạo ra một quần thể mới đầy sức sống cho nước Nhật.

Hai dân tộc Nhật Bản và TQ “đồng văn đồng chủng” dễ hòa đồng với nhau, gần đây quan hệ giữa hai quốc gia này đang được cải thiện, nhất là từ ngày ông Fukuda lên làm Thủ tướng Nhật. Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào mới đây đã làm chuyến thăm dài ngày nhất của ông tại xứ sở hoa anh đào.

Tiếp đó hai nước đã bước đầu giải quyết được sự tranh chấp kéo dài lâu nay về vấn đề khai thác tài nguyên trên biển Đông. Đó là những thuận lợi để người TQ di cư sang Nhật. Ngoài ra cũng cần nói thêm là người TQ vốn có truyền thống thích “xuất ngoại”, hiện nay hơn 60 triệu người Hoa đang sống ở khắp thế giới.

Từ Nhật Bản nghĩ về Việt Nam

(Hình minh hoạ nguồn: nguoivienxu.vietnamnet.vn)


Năm 2005, trong số 6,5 tỷ dân trên toàn thế giới chỉ có 1,2 tỷ sống tại các nước giàu. Trong thế kỷ XXI, số dân thế giới sẽ lên tới 10 tỷ người, tăng chủ yếu tại các nước đang phát triển. Rõ ràng sẽ xuất hiện làn sóng di cư dân từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển; xu thế này không thể đảo ngược. Chủ trương nhập cư mới của Nhật đáp ứng xu thế đó nên chắc chắn sẽ thành công.

Việt Nam hiện đang cần xuất khẩu nhiều lao động phổ thông, nhất là lao động nông thôn dư thừa sau khi dành ruộng đất cho công nghiệp hóa và đô thị hóa, dĩ nhiên không nên bỏ qua dịp thuận lợi này. Trình độ đào tạo nghề rất tốt và mức sống cao ở Nhật không những sẽ giúp người Việt làm việc Nhật có được tay nghề giỏi và đời sống tốt mà còn đem lại nhiều lợi ích cho nước ta (như gửi ngoại tệ về nước, viện trợ kỹ thuật …).

Chính sách dân số mới của Nhật, quyết tâm của Chính phủ Nhật tìm mọi cách làm cho dân nhập cư từ nước ngoài có thể sống thoải mái về tinh thần và vật chất ở Nhật nhất định sẽ thu hút nhiều người nước ngoài tới định cư.

Mới đây nước Nhật vừa kỷ niệm 100 năm di dân sang Brazil 2, và thấy việc di cư đó rất có lợi cho họ. Rõ ràng, nhiều nước phương Tây đã đi trước trong việc nhận dân nước ngoài tới nhập cư và kết quả cho thấy lợi nhiều hơn hại [1]

Cuộc “Duy tân Minh Trị lần thứ hai” này chắc chắn sẽ giúp nước Nhật tránh được nguy cơ đe dọa sự tồn vong của họ. Một lần nữa, mở cửa ra thế giới bao giờ cũng là phương kế cứu đất nước; một dân tộc khôn ngoan thì cần biết tận dụng các lợi thế của quốc tế. /.

------------

Ghi chú:

[1]. Một số nước vốn có tinh thần dân tộc rất cao như Đức cũng buộc phải nhận hàng triệu dân Thổ Nhĩ Kỳ. Nước Mỹ đang vất vả đối phó với dòng người nhập cư từ Mexico, nhưng nếu không có số nhân công Mexico ấy thì ai sẽ làm những việc người Mỹ ngày nay không muốn làm và không làm xuể, như thu hoạch mùa màng … Thói xấu bài ngoại hiện đang lan sang Nga, nơi số dân đang giảm mạnh; chắc là Nga sẽ cũng phải đi theo con đường mở cửa nhận dân nhập cư. Thực tế cho thấy giảm số dân không phải là cách tốt nhất để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

- Japan Moves To New Immigration Policy. www.theimpudentobserver.com.; - A new framework for Japan’s immigration policies. Hidenon Sakanaka; - The coming internationalization: Can Japan assimilate its immigrants? Arudou Bebito; - một số websites khác.

Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thoát Á luận

    08/06/2019Fukuzawa Yukichi - Hải Âu, Kuriki Seiichi dịchTừ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: "Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này".
  • Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản

    02/04/2018Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19...
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Học từ “văn minh hóa” của người Nhật

    26/06/2016Vu GiaLãnh đạo các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đều đánh giá cao sự nghiệp “văn minh hóa” của Nhật Bản, coi đó là tấm gương cho Việt Nam trong sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hướng tới cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc...
  • Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

    07/04/2014Cao Huy ThuầnNhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn.
  • Cuộc Duy Tân Minh Trị lần thứ hai của nước Nhật

    19/09/2013Nguyễn Hải HoànhCuộc “Duy Tân lần thứ hai” đầu thế kỷ XXI hoàn toàn do giới tinh anh Nhật Bản chủ động đề xuất tiến hành, xuất phát từ chỗ họ nhận thức được một nguy cơ mới đang đe dọa sự tồn tại của nước Nhật. Đó là cuộc khủng hoảng dân số, và nguy cơ ấy chỉ có thể giải quyết được bằng cách mở rộng cửa nhận thật nhiều dân nhập cư từ khắp thế giới...
  • 100 năm nhìn lại Duy Tân hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu

    25/06/2013Ðinh Kim PhúcSự thất bại của cụ Phan và sự thất bại của các phong trào do Cụ khởi xướng do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng hơn hết là có nhiều yếu tố lịch sử và thời đại đã vượt qua tầm nhìn của ông. Nhưng sự nghiệp mà ông để lại như hàng lớp con người yêu nước, các cơ sở cách mạng ở Hàng Châu, Quảng Ðông, Quảng Tây, Thái Lan... là những nền tảng cơ bản để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và nâng nó lên tầm cao mới vào những năm 20 của thế kỷ XX...
  • Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật Bản hiện đại

    15/12/2011Cuộc đời Hirohito gắn liền với sự phát triển và biến chuyển của Nhật Bản là một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng hầu như không được biết đến nhiều. Ở Việt Nam, chúng ta biết nhiều về sự Thần kỳ Nhật Bản...
  • Khuyến học: tự nhận thức để thành công

    11/05/2009Phạm Hữu Lợi dịch, tác giả Fukuzawa YukichiKhuyến học giúp độc giả không chỉ thấy thông tin không chỉ thấy thông tin hay hiểu về việc vì sao Nhật Bản đạt được những kỳ tích như ngày nay, mà thậm chí xa hơn có thể rèn luyện suy nghĩ, có được nhân sinh quan mới, phương pháp tư duy và hành động mới, khoa học hơn, quyết liệt để thành công trong cuộc sống.
  • xem toàn bộ