Thần, Phật linh thiêng xin phù hộ người Việt cứu lấy “hồn” dân tộc

10:23 SA @ Thứ Hai - 30 Tháng Giêng, 2017

Tâm linh là nhu cầu của mỗi người và nó là chuyện cá nhân. Nhưng khi câu chuyện tâm linh cá nhân được biểu hiện ra hành vi phản cảm của số đông và gây náo loạn xã hội thì quả là chuyện đáng nói và nó đã là câu chuyện văn hóa rồi. Lễ hội Khai ấn đền Trần diễn ra cảnh cướp ấn, leo trèo, chen lấn như năm nay khiến người ta liên tưởng giống như cảnh chợ búa. Chẳng lẽ chốn linh thiêng lại thô tục và bát nháo như vậy sao!

Việt Nam có hơn 8000 lễ hội, phần lớn các lễ hội đó có liên quan đến các tôn giáo (Phật giáo, Đạo giáo…), chẳng lẽ các lễ hội ấy chỉ để con người thỏa mãn cái danh lợi nào đó dưới cái vỏ bọc tâm linh. Tâm linh đích thực chắc hẳn phải hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ nhưng xem ra các lễ hội Việt Nam thời gian qua ít lễ hội có được điều này.

Tín ngưỡng và tôn giáo qua bao đời nay, rất coi trọng 3 yếu tố: ‘tâm’, ‘thực’, ‘tinh’. Điều đó có nghĩa là: đến với tín ngưỡng, với tôn giáo, đòi hỏi tâm phải thành, phải thực chất chứ không phải rùm beng, hoa hòe hoa sói; Một nén nhang thơm, một bó hoa tươi không có nghĩa là thấp kém hơn mâm lễ hàng chục triệu đồng, thỉnh cầu tốt đẹp phải đi với hành động cao đẹp; “tinh” là tinh hoa- nghĩa là con người cần phải nhận thức được những tinh túy, sâu sắc của lễ. Hồn dân tộc trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không dung chứa và dễ dàng chấp nhận cái hoa mỹ, hời hợt, hình thức sáo rỗng, vụ lợi.

Có thể thấy đi lễ ngày càng nhiều và không tỉ lệ thuận với tình hình phát triển kinh tế và đạo đức xã hội. Kinh tế mấy năm nay rơi vào khủng hoảng nhưng số người đi lễ lại có xu hướng tăng lên. Đạo đức xã hội xuống cấp nhưng tín ngưỡng tâm linh mà thực chất là không ít mê tín, dị đoan lại lên ngôi.

Xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhâp đang thu nhận những sắc thái văn hóa mới với không ít khả quan song cũng đang thể hiện những rạn nứt, xuống cấp văn hóa, thậm chí là loạn giá trị. Từ sinh hoạt đời thường đến nơi thờ tự, từ sinh hoạt cộng đồng đến biểu diễn nghệ thuật, đâu đâu cũng thể hiện những “lỗi” khó chấp nhận. Giải pháp cũng đã có nhiều nhưng chưa thực sự kiểm soát được phản giá trị; Chưa làm tăng trưởng cái tiến bộ, cái nhân văn để nó thấm, ngấm vào xã hội, vào mỗi người dân.

Cái loạn văn hóa về lâu về dài, hệ quả của nó sẽ là rất nặng nề và nghiêm trọng. Các nhà quản lí thường chú ý đến ổn định chính trị, sợ loạn chính trị, lo giữ thượng tầng kiến trúc mà coi nhẹ loạn văn hóa. Loạn giá trị, loạn văn hóa, nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến loạn chính trị.

Nhiều người đổ lỗi loạn văn hóa cho kinh tế thị trường. Thực ra, kinh tế thị trường có những tác động tiêu cực đến văn hóa, ít nhiều làm biến thái văn hóa, nhưng kinh tế thị trường không “giã nát” văn hóa mà chính con người lợi dụng kinh tế thị trường để giã nát văn hóa. Chạy theo lối sống thực dụng, thực dụng trong làm ăn kinh tế, thực dụng ngay cả tâm linh, con người trở nên u mê hoặc chộp giật, miễn sao kiếm được danh, giành được lợi, nhận được phần hơn cho mình.

Lâu nay chúng ta nói đến bản sắc dân tộc, nhưng dường như cứ cho rằng thấy bản sắc dân tộc của người Việt là một cái gì đó xa vời và sâu sắc hơn cuộc sống thường ngày của cộng đồng. Cái bản sắc này đôi khi được đẩy lên trong tìm kiếm của các nhà nghiên cứu văn hóa, chứ không phải là cái hiển hiện trên bề mặt và trong cuộc sống đời thường để ai ai cũng có thể cảm nhận được.

Một dân tộc có bản sắc, một cộng đồng coi trọng hồn dân tộc, có bản lĩnh thì nhất thiết con người trong cộng đồng dân tộc đó sẽ biết xấu hổ với nhau về những hiện tượng phản văn hóa, phải biết lên tiếng báo động và “nói không” với cái xấu, cái thấp kém tràn lan trong xã hội.

Về những hiện tượng phản văn hóa xẩy ra nơi đình chùa, lễ hội thời gian qua, nguyên nhân thì đã rõ nhưng các giải pháp chưa hiệu quả. Hàng rào cảnh sát 2000 người tại lễ Khai ấn đền Trần năm 2014 không chắn được cơn bão khát ấn, “khát” cái lợi, cái lộc; các văn bản, chỉ thị không ngăn chặn được cơn khát khát thực dụng của rất nhiều người.

Quản lý văn hóa không thể theo kiểu cấm lấy được hoặc khắc phục lỗi trên những sự vụ cụ thể mà phải có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, cái nhìn toàn cảnh, và giải pháp toàn thể.

Đầu năm đến với Thần Phật, với cái Thiêng là để cầu cái Thiêng minh giám và phù trì những khát vọng chính đáng của cả năm. Tuy nhiên, Thần, Phật chắc chắn không ủng hộ cho những vô cảm, bất nhân, danh lợi thấp kém… Con người tôn trọng Thần, Phật là tôn trọng chính mình, bởi trên bình diện nhận thức, Thần, Phật chính là biểu tượng cho khát vọng sống, năng lực cao đẹp của con người về thế giới của mình.

Nếu cứ phải chứng kiến những hiện tượng sinh hoạt lễ hội phản cảm nơi chốn linh thiêng thờ tự thần thánh như bỏ tiền lên ngai Phật ở chùa Bái Đính, như tranh cướp chen lấn ở Lễ hội khai ấn đền Trần… thì cũng phải bó tay và thắp hương mà khấn vái rằng: Thần Phật ơi, các chư vị có linh thiêng xin hãy phù trợ người Việt cứu lấy hồn dân tộc!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự hiểu mình hơn qua lễ hội

    03/02/2020Vương Trí NhànAi đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo bắt Tấm chọn xong mới được đi. Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh...
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Đi lễ hội để cầu may và cầu lợi?

    08/02/2019Vương Trí NhànLễ hội càng ngày càng bát nháo với đủ thứ biến tướng của mê tín, kinh doanh trục lợi, nguyên nhân sâu xa của nó từ đâu? Niềm tin mong manh, cuộc sống bất trắc, con người phải bám víu vào tâm lý cầu lợi để lấp đầy hố sâu ham muốn quyền lợi…
  • Hố đen Văn hóa

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhLà những ‘khoảng tối’ về Văn hóa tồn tại trong Cộng đồng xã hội, lâu dần, và mở rộng, phát triển đến một quy mô lớn hơn, nó sẽ trở thành một ‘lực lượng’ giống như ‘Black Hole’ trong Vũ Trụ, có thể hút được vào nó cả ‘ánh sáng lương tri’ , làm lệch lạc xiên xẹo các quỹ đạo có định hướng phát triển, nuốt chửng những nỗ lực đang theo những quy luật bình thường, làm vỡ vụn những chương trình hữu ích đang triển khai khác….
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Nỗi buồn lễ hội

    19/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaXuân đến, phồn thịnh và náo nhiệt, ấy cũng là mùa của những lễ hội. Tựa sợi dây nối tiền nhân với hậu thế, lễ nhắc người ta về đạo làm người. Hội là cuộc vui cộng thể để dồn sức cho cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Giúp gắn kết, tăng niềm tin và sức mạnh dân tộc, lễ hội là một phần thân thuộc và tự nhiên ngày qua ngày bồi bổ nên cốt cách văn hóa của con người Việt Nam.
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • xem toàn bộ