Hố đen Văn hóa

10:30 SA @ Chủ Nhật - 12 Tháng Tư, 2015
Là những ‘khoảng tối’ về Văn hóa tồn tại trong Cộng đồng xã hội, lâu dần, và mở rộng, phát triển đến một quy mô lớn hơn, nó sẽ trở thành một ‘lực lượng’ giống như ‘Black Hole’ trong Vũ Trụ, có thể hút được vào nó cả ‘ánh sáng lương tri’ , làm lệch lạc xiên xẹo các quỹ đạo có định hướng phát triển, nuốt chửng những nỗ lực đang theo những quy luật bình thường, làm vỡ vụn những chương trình hữu ích đang triển khai khác…. Rồi từ trong lòng chính nó phóng ra những ‘lực Âm’ khiến cho các quy luật trong một vùng không gian rộng không còn như trước nhưng là gì thì chịu….nhiễu nhương Vạn vật…
‘Hố đen Văn hóa’ hình thành bởi :
- Trong quan niệm của số đông , từ tâm lý tự bào chữa, làm nhẹ đi điều xấu của mình, nên đi đến sự lồng ghép, mặc định rằng điều gì có từ ‘văn hóa’ kèm theo sẽ được xem là cái lý phổ biến, là chấp nhận được, thậm chí còn trở nên sang hơn…ví như ‘văn hóa phong bì / văn hóa quà cáp / văn hóa làng xã / văn hóa bia rượu…. Lâu dần trở thành cư xử tất yếu

- Trong cách tạo môi trường sống, đưa vào phương thức quản trị tổ chức và xã hội , ‘Hố đen Văn Hóa’ được tạo nên bởi ‘những kẻ lớn mặt, với ‘thế lực đen tối ’ không ra mặt nhưng thực có ảnh hưởng và sức chi phối ko tích cực đến cách thiết định các chuẩn mực sai trái, bơm vào nhân quần những quan niệm hắc ám, những tín điều quái dị…làm hư hoại các tinh hoa

Nhưng lý do chính yếu, tôi đã mô tả trong hình vẽ dưới đây : nó bắt nguồn sâu xa và gốc rễ từ chính những hủ tục, thói xấu, tệ nạn trong lối sống, quan hệ, đối xử, lao động, học tập…đến mức trở thành những phong cách , tập tính rất xấu lan nhiễm vào cộng đồng ( từ Quan đến Dân ! Vì thế có câu Quan hạng Ba khó tạo ra Dân hạng Nhất, Dân hạng Ba thì Quan chỉ dưới hạng Ba mà thôi ! ) …lâu dần không được uốn nắn, chỉnh sửa, cải hóa bởi những tư tưởng Chính Đạo… ( vì ngay cả Chính Đạo cũng bị nó vùi dập, làm méo mó ngay từ khi manh nha ) …nên xã hội mất tính ‘đề nguyên kháng thể’ với bao nhiêu điều xấu…đến nỗi phải chung sống với muôn thứ cặn bã tâm lý, rác rưởi tinh thần… làm rối loạn tâm trí của muôn người, đến mức không sống được bình thường, tha hóa khỏi các giá trị nguyên khôi tuyệt vời vốn có, khó tiếp cận được các chuẩn chỉ văn minh của Nhân loại.


Tôi cho rằng sự tồn tại của ‘Hố đen Văn hóa’ thì không thể hiện thực được Tám điều dưới đây ! Và Văn hóa của xã hội, tổ chức nào ( dù có bề dày bao nhiêu năm, từng phổ biến đến cỡ không gian nào ) chỉ có giá trị khi hướng tới trả lời tốt được Tám câu hỏi đó :
  1. Từng người Chân / Thiện / Mĩ đến đâu? Có hiện thực được & chứng nghiệm được trong tổ chức và xã hội của mình được không?
  2. Có tạo nên năng lực phản tỉnh, sửa sai, cải hoá được những tập tính, thói quen xấu phổ biến của con người để tự hoàn thiện hữu ích như thế nào?
  3. Cộng đồng và xã hội tôn vinh , đề cao được những giá trị gì, chấp nhận được sự khác biệt đến đâu. Kết tụ được vào mình những tinh hoa gì cho kiến tạo Tương lai?
  4. Mỗi tổ chức, xã hội và từng người có thể chia sẻ, cộng hưởng, hợp tác được với chương trình hành động phát triển chung gì , quy mô nào với bên ngoài?
  5. Năng lực sử dụng hiệu quả các nguồn lực và hình thành được các giải pháp nội bộ, làm tốt cái nhỏ, theo đuổi thành công được mục tiêu lớn?
  6. Ngăn chặn, vượt qua được những rủi ro nào, loại trị được những bệnh tật bên trong và ngừa chống được bệnh xấu bên ngoài ? Có đóng góp tốt gì cho Môi trường chung?
  7. Xã hội, tổ chức, gia đình hình thành được những Gía trị thiêng liêng gì như Nghi Lễ, những Tín điều và tạo dựng phong cách làm việc mà mọi nơi khác muốn học tập?
  8. Trong bề dày lịch sử có tạo nên những thành tựu quản trị, kì tích kiến tạo, những công trình muôn đời là niềm tự hào của mình và là sự ngưỡng mộ của Nhân Loại?
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không có gì tử tế trên nền văn hóa kém

    05/04/2019Hoàng Hạnh (Thực hiện)Cchúng ta không hề xấu hổ, không đau khổ trước việc chúng ta chế biến thịt súc vật chết để bán cho mọi người. Chúng ta chỉ xấu hổ vì nghèo đi mà chúng ta quên mất xấu hổ vì sự xấu đi về mặt đạo đức...
  • Giữ cho văn hóa còn thì đất nước còn

    22/12/2016Nguyễn Thị Ngọc Hải phỏng vấnNổi tiếng vì nhận nhiều giải cao trong các cuộc thi “Những cuốn sách vàng” do TP. Hồ Chí Minh tổ chức, vị Chánh xứ Giáo xứ Tân Sa Châu
    (87 Lê Văn Sỹ, P.2,
    Q. Tân Bình) Nguyễn Hữu Triết có hẳn một “bộ sản phẩm cổ” liên quan đến
    Truyện Kiều và Nguyễn Du. Số đèn cổ ông sưu tầm đã lên tới 1.400 chiếc.
    Giáng sinh vừa qua, ông xuất hiện trong cuộc phỏng vấn độc đáo trên đài
    truyền hình trung ương...
  • GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là... không văn hóa!

    05/07/2016Hoàng Hạnh (thực hiện)Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa. – GS Chu Hảo thẳng thắn.
  • Đâu là bản sắc văn hóa Việt?

    23/06/2016Hồ HảiHôm trước có bạn làm kinh doanh hỏi: "Đâu là bản sắc văn hoá Việt Nam?". Mình suy nghĩ hơn một tháng và lục hết tất cả tàng kinh cát để đi tìm bản chất của câu hỏi này. Hôm nay thấy tạm ổn, nên viết bài để trả lời...
  • Suy nghĩ đôi điều về văn hóa Việt Nam

    23/06/2016Trần Quốc VượngVăn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Quốc, từ trong cội nguồn của nó, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp.
  • Đi tìm nét đẹp văn hóa ứng xử

    02/02/2016Lý Lam“Ngày xuân sang ta chúc nhau…”, “Con chúc ông bà sống lâu thật lâu…” – Lời ca rộn ràng nhân dịp xuân về cho thấy những câu chúc của chúng ta dành cho ông bà, bố mẹ, người thân, bạn bè, láng giềng… là một điều rất đỗi tự nhiên, quen thuộc. Đặc biệt trong dịp xuân về, khi mà Dù đi đâu ai cũng nhớ / Về chung vui bên gia đình, dường như ai cũng sống nhân ái hơn, mở lòng hơn với mọi người…
  • Phan Châu Trinh và một số vấn đề văn hóa tư tưởng hôm nay

    29/07/2014Vương Trí Nhàn... Phan Châu Trinh mang lại một cách nghĩ mới về các vấn đề quốc gia dân tộc. Sự phát triển tư tưởng ở ông đánh dấu một bước ngoặt trong việc tiếp nhận văn hóa tư tưởng phương Tây ở VN. Ông cũng có cách nhìn nhận hiện đại đối với các vấn đề thiết cốt như tình trạng đời sống tinh thần của dân tộc trong lịch sử, từ đó có quan niệm riêng về yêu nước về dân chủ -- những quan niệm sâu sắc tới mức mà xem ra ở vào thời điểm đầu thế kỷ XXI , nhiều người chúng ta vẫn còn chưa với tới được.
  • Tiêu cực trong chuyển dịch văn hóa

    24/07/2014Nguyễn HòaLâu nay, chúng ta thường tự hào, đề cao vai trò của yếu tố cộng đồng trong sự phát triển dân tộc. Quả thật, nếu không có vai trò của cộng đồng, người Việt sẽ không thể xây dựng, bảo vệ được một đất nước liên tục phải đương đầu với thiên tai và ngoại xâm. Hàng nghìn năm, các thế hệ người Việt gắn với cộng đồng từ gia đình đến làng, nước. Cả khi đô thị kiểu phương Tây ra đời, qua sinh hoạt, qua lối quan hệ, cung cách tổ chức cuộc sống, vẫn có thể nhận thấy hình ảnh của “làng trong phố”...
  • Phan Châu Trinh và công cuộc ly khai văn hóa Hán tộc

    24/03/2014Trần Gia PhụngĐể mở đầu cuộc khai dân trí nhằm chấn dân khí và hậu dân sinh, đầu tiên Phan Châu Trinh vận động từ bỏ “cái học cũ”. Muốn từ bỏ “cái học cũ”, việc đầu tiên Phan Châu Trinh chủ trương là bãi bỏ việc học chữ Hán, và bãi bỏ việc dùng chữ Hán, đồng thời từ bỏ luôn thi cử Hán học...
  • Văn hóa - thay đổi bắt đầu từ những cá nhân

    15/09/2013Phan Xuân Loan, Cẩm Phan thực hiệnVăn hóa bị bỏ quên, bị xuống cấp nghiêm trọng trong thời buổi kim tiền? Vì sao sự dửng dưng, vô cảm nhiều thế trong đời sống thường nhật và cái
    ác hiện diện ở ngay những nơi ít ngờ nhất?
  • “Văn hóa chợ” trên Facebook

    12/06/2013Tiểu QuyênMạng xã hội đang tồn tại, phát triển cùng với những biến tướng đầy hệ lụy đã phơi bày một “bộ mặt xấu thời đại” đáng báo động..
  • xem toàn bộ