Tham lam là tột bậc của sự bần cùng, ban tặng là sự giàu có chân thực nhất

08:04 CH @ Thứ Bảy - 30 Tháng Tư, 2016

Trước kia có một người bị mất phương hướng trên sa mạc mênh mông, anh ta vừa đói vừa khát, cận kề đến cái chết. Nhưng anh vẫn cố lê bước chân nặng nhọc, từng bước từng bước tiến về phía trước, cuối cùng anh phát hiện thấy một căn nhà mục nát. Căn nhà này không còn có ai ở, gió thổi nắng chiếu làm cho nó dường như lung lay sắp đổ. Trước căn nhà, anh phát hiện có một cái máy hút nước, anh bèn dùng sức bơm nước lên, nhưng chẳng có một giọt nước nào. Anh đau khổ đến tột cùng.

Bỗng nhiên anh thấy bên cạnh có một bình nước, vòi bình bị bịt bằng gỗ, trên bình có một mẩu giấy viết: “Trước tiên phải đổ bình nước này vào máy hút nước, sau đó mới hút được nước. Nhưng trước khi đi phải múc đầy bình nước này”. Anh cần thẩn mở cái bịt vòi nước, bên trong quả nhiên có nước. Bây giờ anh ta đứng trước một quyết định khó khăn, liệu có nên làm theo chỉ dẫn ghi trên mẩu giấy không, đổ nước trong bình vào máy hút nước? Nếu sau khi đổ vào mà không hút được nước thì sao, hóa ra lại uổng phí bình nước cứu mạng à? Ngược lại, chẳng thà uống hết bình nước này cũng có thể bảo tồn được mạng sống. Một linh cảm kỳ diệu đã tạo cho anh sức mạnh, anh quyết tâm làm theo lời chỉ dẫn của mẩu giấy. Quả nhiên máy bơm nước bơm được nước suối. Anh vui mừng khôn xiết, uống nước thật no nê, nghỉ ngơi một lát, anh lấy nước đóng đầy bình, bịt vòi bình lại, viết thêm trên mẩu giấy rằng: “Xin hãy tin tôi, lời viết trên giấy đúng là sự thật, bạn hãy bỏ qua toan tính mới có thể thưởng thức được sự ngọt ngào của nước suối”.

*

Một lần con người và Thượng đế đàm luận với nhau về vấn đề thiên đường và địa ngục. Thượng đế nói với người: “Đếm đây đi, ta sẽ cho ngươi xem thế nào là địa ngục.”. Họ bước vào gian phòng có một đám người đang quây quần quanh nồi canh thịt to tướng, mọi người xem ra có vẻ rất đói khát, tuyệt vọng. Mỗi người trong tay đều cầm một cái muôi có thể với tới nồi, nhưng cán của muôi lại dài hơn cánh tay họ, nên chẳng có cách nào múc canh cho vào miệng. “Đến đây đi, ta sẽ cho ngươi xem thế nào là thiên đàng”. Thượng đế dẫn người sang một phòng khác, căn phòng này không có gì khác với căn phòng dưới địa ngục, một đám người, một nồi canh, muôi múc canh như nhau. Nhưng mọi người đều rất vui vẻ, ăn uống rất hoan hỉ.

Người nói: “Tôi không hiểu, tại sao họ lại vui vẻ như vậy, mà trong phòng kia trông họ lại rất bi thương?”. Thượng đế mỉm cười nói: “Rất đơn giản, nơi đây họ đều vì người khác”.

*

Đối với kẻ chỉ biết Lấy, nhân gian không khác gì là địa ngục. Chỉ có những người dũng cảm dám Cho, nhân gian mới như Thiên đàng, bởi vì trong trái tim họ tràn đầy tình yêu thương, cuộc sống sáng lạn như ánh mặt trời. Hạnh phúc chính là được ban cho người khác.

Mỗi một hạt mầm đều hàm chứa lời hứa trăm cây sẽ mọc thành rừng. Nhưng không thể đem chúng đi dự trữ trong kho, mà cần phải gieo chúng trên mảnh đất màu mỡ. Mỗi một quan hệ đều có tính ban cho và tiếp nhận. Ban cho sẽ nảy sinh tiếp nhận, tiếp nhận lại nảy sinh ban cho. Vật lên cao rồi sẽ rơi xuống, cái ra đi rồi cũng sẽ trở về. Trên thực tế, nhận và cho là cùng một thể thống nhất, chúng chỉ là các mặt khác nhau của sự lưu động năng lươngj trong vũ trụ. Nếu như bạn dừng bất kỳ một sự lưu động nào trong chúng, bạn đã làm nhiễu đến sự thần trí của tự nhiên. Cũng như bạn cho càng nhiều, bạn sẽ nhận lại càng phong phú, bởi vì sự sung túc trong vũ trụ đang lưu chuyển trong số phận của bạn. Trên thực tế, tất cả những thứ có giá trị trong cuộc sống chỉ khi cho đi mới có thể biến chuyển thành muôn hình vạn trạng. Những thứ không biến đổi trong khi cho thì không có giá trị để cho, cũng không đáng để tiếp nhận. Nếu như khi cho người khác mà làm bạn mất mát, vậy thì sự cho ấy không phải là sự cho chân chính vì thế cũng sẽ không được thăng hoa. Nếu như bạn cho một cách miễn cưỡng, thì đằng sau sự cho ấy không có chút năng lượng nào tồn tại.

Trong khi cho và nhận, ý nguyện của tấm lòng là cực kỳ quan trọng. Ý nguyện của bạn nên tạo ra cho người cho và người nhận đều cảm thấy vui vẻ, bởi vì sự vui vẻ là chỗ dựa của sinh mạng, mà nó cũng là nhân tố kéo dài cuộc sống. Hơn nữa, sự vui vẻ là gốc rễ của sự tăng trưởng, khi bạn ban cho vô điều kiện và rất chân thành, thì sự báo đáp cũng trở nên tỷ lệ thuận với nó. Vì vậy, hoạt động cho ấy cần phải tràn đầy niềm vui, tinh thần của bạn lúc cho sẽ nảy sinh cảm giác vui sướng. Như vậy, đằng sau sự ban cho ấy, năng lượng sẽ tăng lên bội phần.

Luyện tập thói quen ban cho trên thực tế dễ như trở bàn tay; nếu bạn cần niềm vui, thì hãy cho người khác niềm vui; nếu bạn cần yêu thương, thì hãy học cách yêu thương; nếu bạn cần sự quan tâm và ngưỡng mộ của người khác thì hãy học cách quan tâm và ngưỡng mộ người khác; nếu bạn muốn giàu có vè mặt vật chất, thì trước tiên hãy giúp người khác giàu có.

Sinh mạng là vũ điệu vĩnh hằng của trí thức, nó luôn luôn trao đổi năng lượng trí tuệ của sự sống trong thế giới vĩ mô và vi mô, giữa nhân thế và vũ trụ, giữa tư tưởng của nhân loại và tư tưởng của vũ trụ, đồng thời từ đó mà thể hiện bản thân.

Khi bạn học được cách bỏ ra cái mà bạn theo đuổi, đó là lúc bạn đã dệt nên được vũ điều đầy sức sống, sinh động và nho nhã, nó cấu tạo nên quy luật vận động sinh mạng của vĩnh hằng.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiền tham nhũng: Của Cesar phải trả về cho Cesar

    10/07/2019Hiệu MinhTheo World Bank (WB) và Liên hợp quốc (UN) ước tính, hàng năm có khoảng từ 20 đến 40 tỷ đô la bị ăn cắp do tham nhũng từ các nước đang phát triển. Số tiền khổng lồ đó gấp đôi nhu cầu của chính các nước này để tồn tại trong khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
  • Hãy lao động đi!

    07/07/2016Chungta.com sưu tầmĐi làm việc đi, đồ nhác ! Đừng có ăn không nữa, quân ăn bám. “Hãy tìm nghề mà sinh nhai, làm một công việc, thực hiện một bổn phận, mày không muốn à ? Làm việc như mọi người mày cho là chán phải không ? Làm việc là một quy luật. Kẻ nào chốn tránh lao động vì cho là buồn chán thì sẽ phải lao động như một hình phạt...
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Tham vọng “vượt người”

    23/09/2013KTS Nguyễn Hữu TháiBiết tôi hay đi đây đó, các bạn trẻ gặp tôi thường hỏi: So sánh với lớp trẻ các nước, thanh niên ta có những ưu - khuyết gì? Tôi không ngần ngại trả lời: thế mạnh của họ là tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể và lòng quyết tâm cao. Bạn trẻ mình phải biết vượt qua chuyện thiếu đoàn kết, nóng vội chụp giựt, mặc cảm tự ti...
  • Hai chữ lao động

    16/08/2009Huỳnh Thúc KhángTừ văn hóa đông tây tiếp xúc nhau, trên thế giới mỗi ngày mỗi sinh ra chuyện mới. Xem như văn tự Trung Hoa là một thứ xuất hiện trên đời đã rất cổ, nay bị triều lưu Âu Mĩ cảm xúc chùi mài, mà tự nhiên nẽ ra cái vẻ mới. Trên ba bốn mươi năm nay danh từ mới xuất hiện đã nhiều (như dân quyền, tự do, xã hội chánh đảng v.v... ) mà từ nay về sau, trong kho chữ Hán cũ rích kia, có lẽ còn nhiều thứ lần lần trồi đầu ra mà mang cái huy hiệu mới. Hai chữ “lao động” cũng là một hạng trong danh từ mới đó, truyền sang nước ta đã trên mười năm nay và bây giờ đã thành một tiếng thông thường, ai cũng quen tai cả.
  • Vật chất hấp dẫn nên lòng tham ngự trị

    30/10/2008Phan BìnhGiá trị không đo bằng giàu sang, quyền lực
    Giàu sang, quyền lực thường mắc vòng bất chính.
    Cuộc đời trong sáng và công lao cống hiến ...
  • Chương 2. Phong cách khoa học trong lao động

    14/07/2005
  • Xin đừng "tham giỏ bỏ hom"

    10/09/2003Như Lao Động đã đưa, Bộ Giáo dục Đào tạo đang trình Chính phủ một đề án Điều chỉnh khung giá học phí - hay nói nôm na là: Tăng tiền học. Theo lập luận của ngành giáo dục, lý do phải tăng là vì học phí hiện nay quá thấp, không phù hợp với giá cả thực tế, không bù đắp đủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Tăng học phí sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục, xác lập một cơ chế công bằng hơn trong dạy và học...
  • xem toàn bộ