Tham vọng “vượt người”

08:30 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Chín, 2013

Biết tôi hay đi đây đó, các bạn trẻ gặp tôi thường hỏi: So sánh với lớp trẻ các nước, thanh niên ta có những ưu - khuyết gì? Tôi không ngần ngại trả lời: thế mạnh của họ là tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể và lòng quyết tâm cao. Bạn trẻ mình phải biết vượt qua chuyện thiếu đoàn kết, nóng vội chụp giựt, mặc cảm tự ti...

Trên đường trở lại quê hương sau mấy năm xa cách, tôi cố tình đi chầm chậm, nán lại nhiều nơi trên đất Mỹ và Trung Quốc. Tôi muốn nhìn kỹ lại lớp trẻ ở các nước này, mong làm một cuộc đánh giá và so sánh khách quan giữa họ và mình. Nhất là gặp gỡ lớp trẻ người mình ở nước ngoài.

Ở Mỹ, tôi có dịp báo cáo một đề tài nghiên cứu khoa học tại thành phố Boston ở miền đông, cái nôi của các đại học nổi tiếng hàng đầu, như Harvard, MIT... Tôi ngạc nhiên nhìn thấy rất nhiều gương mặt sinh viên châu Á. Nhìn một lớp trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có không ít người VN mình, rõ ràng là họ quyết tâm tranh thủ được những kiến thức tiên tiến nhất để quay về phát triển đất nước.

Bên phía kia, ở miền Viễn Tây, là các đại học lớn Stanford, Berkeley, Caltech... cũng xuất hiện những người trẻ châu Á đó, đang chiếm đa số trong tập thể sinh viên năng động vào bậc nhất nước Mỹ này. So sánh, tôi nhận thấy sinh viên Nhật có ý thức trách nhiệm và tự trọng cao nhất trong tập thể du học sinh nước ngoài. Người Hoa, Hàn, Ấn nay cũng tỏ ra không thua kém người Nhật.

Cho nên tôi không lấy lạ khi sinh viên các nước này làm mọi người vị nể, vì rõ ràng họ đoàn kết, xuất sắc. Chỉ có điều đáng buồn là so sánh với họ, người trẻ Việt ở nước ngoài tuy cũng xuất sắc không kém, có khi còn hơn, nhưng sao một số vẫn còn chia rẽ, ít tự tin hơn.

Tham quan lại dài ngày trên đất nước Trung Quốc, không khỏi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về sự phát triển thần kỳ của họ, nhưng riêng tôi lại chú ý hơn đến ý chí vươn lên của lớp trẻ mới. Ở Trung Quốc, do lớp người tuổi trên 45 bị thiệt thòi trong một thời gian dài xáo trộn, chưa bắt kịp được thế giới, cho nên lớp tuổi dưới 40 hiện nay là những chủ nhân thật sự của đất nước mở cửa và phát triển.

Gặp gỡ bàn luận với một số cán bộ kỹ thuật và quản lý trẻ công tác tại các công ty liên doanh nước ngoài ở Thượng Hải, Thâm Quyến, Hàng Châu..., tôi nhìn thấy ở họ toát lên sự lạc quan hướng về tương lai và nhất là một lòng kiên định vượt qua phương Tây. Họ nói với nhau: chúng ta đã bị bỏ lại đằng sau năm thế kỷ so với thế giới phương Tây rồi, nay ta nhất định phải vươn lên, chẳng những bằng mà phải vượt cả người.

Có thật nhiều điều đáng học hỏi ở lớp trẻ mới Trung Quốc. Không ai nói rằng họ không thực dụng, tham vọng và náo nức kiếm tiền, nhưng vẫn làm ăn lương thiện, tiết kiệm và biết tự trọng, tôn trọng luật pháp. Các đặc điểm của giới trẻ này là tinh thần học hỏi, tính kỷ luật, ý thức tập thể cao và nhất là ý chí vượt khó, tham vọng vượt hơn người.

Nguồn:Tuổi Trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Sức trẻ của tư duy

    23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
  • Dịch giả Cao Xuân Hạo: Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt

    04/11/2012Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói ngô ngọng giống mấy ông Tây học tiếng Việt 3 tuần mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa - nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã phải thốt lên như vậy trước bi kịch ngôn ngữ Việt Nam hiện đại...
  • xem toàn bộ