Xin đừng "tham giỏ bỏ hom"
Như Lao Động đã đưa, Bộ Giáo dục Đào tạo đang trình Chính phủ một đề án Điều chỉnh khung giá học phí - hay nói nôm na là: Tăng tiền học. Theo lập luận của ngành giáo dục, lý do phải tăng là vì học phí hiện nay quá thấp, không phù hợp với giá cả thực tế, không bù đắp đủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Tăng học phí sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục, xác lập một cơ chế công bằng hơn trong dạy và học... Thôi thì thiếu hay đủ, hợp lý hay chưa hợp lý là chuyện của các nhà chuyên môn, không dám lạm bàn. Nhưng nhìn từ góc độ những người dân, thấy cái việc tăng học phí này sao gây nhiều băn khoăn quá!
Ai cũng biết gia đình nào có con đi học cũng trăm thứ phải lo: nào tiền sách, tiền trường, tiền thí nghiệm, tiền trọ, tiền học thêm, học phí... Đặc biệt, những gia đình nông dân làm ruộng quần quật cả một vụ được mấy tạ thóc, vậy mà vẫn phải cắn răng chi mỗi tháng dăm - bảy trăm nghìn cho một người con học đại học ở thành phố. Tình cảnh đó cơ cực lắm! Vậy mà bây giờ học phí lại tăng. Cho dù "không lớn" như ngành giáo dục nói, nhưng chẳng khác gì bồi thêm một cú nữa lên đôi vai của người dân.
Số tiền thêm được từ việc tăng học phí bất quá chỉ như mỗi năm làm rốn thêm một cây cầu, một đoạn đường. Số tiền đó không lớn so với những "dự án đại học", "dự án tiểu học" trị giá cả trăm triệu USD mà mấy năm qua ngành giáo dục điều hành yếu kém, gây nên bao điều tiếng. Nó cũng chẳng bõ bèn gì so với số tiền khổng lồ hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm quốc gia dành cho giáo dục. Chỉ cần chi tiêu tiết kiệm, khoa học, hợp lý hơn một chút, ngành giáo dục làm gì chẳng có được khoản tiền đó mà lại không phải "đổ lên đầu dân".
Nhưng còn đối với mỗi gia đình, mỗi người đi học, số tiền đó - dù chỉ năm, bảy chục nghìn mỗi tháng - lại là rất lớn, là nỗi lo, là mồ hôi nước mắt. Quốc hội vừa qua đã có một quyết định rất hợp lòng dân là bãi bỏ thuế nông nghiệp, dãn sức dân, kích thích lao động. Mong rằng tới đây, khi xem xét vấn đề học phí, các cơ quan liên quan cũng sẽ đưa ra quyết định sáng suốt. Xin đừng vì cái lợi trước mắt mà gây hại lâu dài cho sự nghiệp "trồng người", chẳng khác gì "tham giỏ bỏ hom".
Lưu Quang,Lao động số 250 Ngày 07.09.2003
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm