Những điều cần suy ngẫm trước khi kết hôn
Nếu cho rằng điều duy nhất cần thiết để được cùng sống với người mình yêu là một chiếc áo cưới thật đẹp và tờ giấy hôn thú, thì... bạn hãy suy nghĩ lại! Hôn nhân là chuyện đại sự của hai người yêu nhau cùng muốn hạnh phúc và vun đắp cho hạnh phúc của mình. Vậy thì, làm sao chúng ta biết rằng mình đã sẵn sàng đón nhận một cuộc sống mới hay chưa?
Bốn điểm dưới đây sẽ giúp bạn ý thức được điều đó trước khi quyết định hạnh phúc chung thân.
1. Lối thoát
Ðối với nhiều phụ nữ, hôn nhân chỉ là một cách giải thoát họ khỏi áp lực xã hội, gia đình và nỗi lo sợ trở thành "một bà cô không chồng". Cũng có người chỉ đơn thuần muốn rời khỏi gia đình và với phần lớn gia đình Á châu, cách danh chính ngôn thuận để rời khỏi nhà là kết hôn. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng một cuộc hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi sự trưởng thành và chững chạc của cả hai người. Vì thế, hãy lưu ý khi có đôi lần trong bạn xuất hiện những câu nói đại loại như "rồi mối quan hệ này sẽ tốt hơn" hoặc "trời ơi cách nói chuyện của anh ấy thật thô lỗ, và thiếu tế nhị, nhưng... có lẽ mình chỉ nghĩ quá thôi".
Cố gắng bỏ qua những cảm xúc thật và những "dấu hiệu cảnh báo, chính là khi bạn chỉ đơn giản cố tìm một lối thoát, chứ không phải tìm bạn đời. Có lẽ là khó, nhưng bạn nên tự hỏi mình "cuộc hôn nhân này có đúng không? Tại sao tôi lại quyết định như thế, hay chỉ vì tôi muốn trốn chạy khỏi những vấn đề khác trong cuộc sống?". Trước khi đi đến quyết định chính thức hãy ngồi lại và cùng nhau bàn bạc về nhu cầu, ước mơ, tương lai và mục tiêu sau này.
2. Bạn đã kết hôn với đúng người chưa?
Bạn nên tự hỏi mình một số câu hỏi sau:
- Anh ấy chỉ đối xử tốt với bạn còn với mọi người xung quanh thì... tệ không chịu được?Hãy chắc chắn rằng phẩm chất tốt của anh ấy phải biểu hiện cả với mọi ngườí, chứ không riêng gì với bạn. Nên xem xét lại nếu anh ấy đối xử với bạn tốt, nhưng với người khác thì tỏ ra khinh khi, xúc phạm.
- Anh ấy có nhiều bạn bè không, hay chỉ có bạn là người duy nhất trong đời? Nếu là trường hợp thứ 2 thì có nguy cơ mối quan hệ này sẽ làm bạn cảm thấy nghẹt thở sau này.
- Khi anh ấy đi xa bạn có nhớ anh ấy không? Nếu "xa mặt cách lòng" thì không thể có một mối quan hệ bền lâu.
- Anh ấy nói về người bạn gái cũ với thái độ thế nào? Thái độ của anh ấy khi nói về người bạn gái trước đây có thể giúp bạn hiểu hơn về con người anh ấy. Nếu anh ấy tỏ ra thù ghét họ thì có lẽ bạn nên suy xét kỹ hơn.
- Anh ấy có hiếu với mẹ không? Cách đối xử của anh ấy với mẹ, em gái và cả nữ đồng nghiệp, có thể giúp bạn hình dung cách đối xử của anh ấy với bạn trong tương lai.
3. Gia đình hai bên nên hay không nên làm
Hãy quan sát cách bố anh ấy đối xử với mẹ anh ấy, vì rất có thể anh ấy sẽ trở thành nguyên mẫu của bố mình. Tương tự, hãy nhìn vào cuộc hôn nhân của bố mẹ bạn để đừng trở thành phiên bản của họ, mà phải biết cách tạo ra một đời sống mới cho riêng mình. Ðiều này đòi hỏi khả năng nhận thức cao, sự đồng tâm nhất trí của nhau.
4. Một số điều nên và không nên làm
Nên:
* Bày tỏ cho nhau rõ những mong đợi của các bạn với cuộc hôn nhân.
* Thảo luận những vấn đề quan trọng như con cái, tình dục và tài chính trước ngày kết hôn.
* Tìm hiểu kỹ gia đình anh ấy, vì điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn con người của anh ấy.
* Tự hứa sẽ hạnh phúc với chọn lựa của mình.
* Kết hôn với người có thể khiến bạn cười vui ngay cả trong tình huống xấu nhất, vì sự hài hước rất cần cho hôn nhân.
Không nên:
* Kết hôn với một người mà bạn không hề có cảm xúc. Hy vọng có thể thay đổi được anh ấy. Một là chấp nhận anh ta hoặc là không kết hôn với anh ta.
* Bỏ qua những vấn đề liên quan đến bạo lực, ghen tuông và ích kỷ xuất hiện ngay khi mới yêu nhau, vì thường tình hình sẽ càng tệ hơn sau khi kết hôn.
* Ngần ngại kết thúc một cuộc tình có quá nhiều vấn đề. Hãy quan tâm đến trực giác và cảm xúc của bạn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường