Tầm nhìn văn hóa
Đặc trưng chung của đô thị ngày nay không chỉ là văn minh, hiện đại mà phải nhân văn đậm đà bản sắc và phát triển bên vững.
Tầm nhìn văn hóa trong phát triển đô thị cần cả tầm nhìn tổng hợp xã hội kỹ thuật, xã hội kinh tế và xã hội chính trị mang tầm thế kỷ.
Tầm nhìn văn hóa là yêu cầu cơ bản trong mọi vấn đề phát triển, nhất là trong phát triển đô thị theo hướng bền vững như TP Hồ Chí Minh hiện nay.
Mô hình đô thị nào?
Tầm nhìn văn hóa là tầm nhìn thấm nhuần các giá trị văn hóa trên nền tảng khoa học phản ánh xu hướng khách quan của sự phát triển, thể hiện trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong tiến trình hiện đại hóa, đô thị hóa xã hội mà chúng ta xây dựng.
Tầm nhìn này có thể 20 năm, 50 năm hay 100 năm là tùy theo các kế hoạch phát triển của từng thời kỳ...
Trong thực tế hiện nay, tuy đã có những định hướng nhưng thiếu tầm nhìn xa, thiếu tầm nhìn văn hóa, thiếu cơ sở khoa học. Đang diễn ra nhiều bất cập và rối loạn, trong thực tế phát triển và quản lý đô thị. Chẳng hạn, vấn đề ùn tắc giao thông đô thị đang trở thành điểm nóng, thành "cơn ác mộng", hiện tượng ngập nước, rồi xây dựng các khu công nghiệp gia công sử dụng nhiêu lao động phổ thông… là những bằng chứng. Và "thủ phạm" chính là "thiếu tầm nhìn" quy hoạch dài hạn và quản lý đô thị kém, như một số chuyên gia qua các Hội thảo khoa học thực tiễn đã nêu lên.
Các nhà khoa học trên thế giới về đô thị học đã phân tích nhiều kiểu đô thị và nhiều mô hình của nó như: Đô thị thủ công nghiệp bán nông thôn, đô thị thương mại, đô thị kinh tế hành chính... đô thị công nghiệp, hay đô thị sinh thái... Vậy TP. Hồ Chí Minh đang là mô hình hay kiểu đô thị nào?
Lúng túng triết lý phát triển
Dù có định hướng phát triển đô thị, phát triển thành phố và quy hoạch cho vài thập niên, nhưng nhìn chung vẫn là tầm nhìn ngắn hạn, thậm chí "tầm nhìn nhiệm kỳ", tầm nhìn chưa có đầy đủ thông tin và cơ sở khoa học. Hơn nữa, triết lý phát triển ở TP. Hồ Chí Minh như thế nào cũng đang lúng túng và chưa được nghiên cứu và khẳng định.
Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh gắn với sông nước nhưng thực sự quá trình xây dựng đã vi phạm cân bằng sinh thái, làm hỏng hệ sông nước.
Việc xác định cơ cấu kinh tế thì chưa chú trọng kinh tế dịch vụ và kinh tế công nghệ cao, nên đã sai lầm trong việc bố trí các khu công nghiệp. Việc xác định là trung tâm tài chính thì quá muộn. Về cơ cấu kiến trúc, quy hoạch và thiết kế sai, bất cập, nên hệ thống giao thông và hạ tầng lộn xộn, gây ách tắc giao thông ngập nước.
Cơ cấu xã hội dân cư bố trí không hợp lý nên di dời hoài. Dân cư vào đô thị tự phát và quản lý mang tính hành chính nên lúng túng, gây lãng phí và kém an dân. Cơ cấu văn hóa thì lắp ghép, không rõ bản sắc Việt Nam và phương Nam. Cơ cấu quản lý đô thị lại nặng kiểu nông thôn, bao cấp và tính thời chiến. Rõ ràng, đô thị của chúng ta kém phát triển và không bền vững.
Các quy hoạch thường ngắn hạn, các nhà quy hoạch thiếu cái nhìn đồng bộ và tiên tiến. Khi các nhà quy hoạch nước ngoài vào trao đổi ý kiến và tham gia quy hoạch, càng thấy yếu kém của chúng ta.
Đô thị là một hệ thống, một cơ thể sống gồm 5 thành phần: hệ sinh thái tự nhiên mà đô thị dựa vào và tạo nên môi trường của nó, hệ kiến trúc, hệ cấu trúc kinh tế, cấu trúc xã hội dân cư và văn hóa xã hội, hệ thống quản lý (chính trị hành chính). Phát triển đô thị không bền vững.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn