Cách mạng học tập
Tác giả : Gordon Dryden và Jeannette Vos
Dịch giả : Phạm Anh Tuấn
Số trang : 328 trang
Khổ sách : 27,6x21 cm
Loại bìa : Mềm, tay gập
Phát hành : Công ty CP Đại lý xuất bản VNN
Năm xuất bản : 2010
Tình trạng : Còn Sách
Độc giả đang cầm trên tay cuốn sách có thể được coi là dễ đọc. Song, những vấn đề được đề cập trong cuốn sách lại có phạm vi ý nghĩa rất lớn, và điều thú vị nằm ở chỗ là những vấn đề thực ra rất rộng và nhiều vấn đề có thể trái ngược với niềm tin xưa nay của không ít người. Hai tác giả, Gordon Dryden và Jeannette Vos, đã sử dụng văn phong báo chí, vì vậy nhiều vấn đề sâu sắc đã được trình bày thật dễ hiểu, và đồng thời nhiều ví dụ và số liệu cụ thể đã được cung cấp để người đọc có thể thậm chí vận dụng ngay cho mục đích cá nhân. Độc giả của cuốn sách này có thể là bất cứ ai – một giáo sư đại học hoặc một giáo viên mẫu giáo, một người làm việc trong bất cứ lĩnh vực gì cho tới một học sinh phổ thông. Một cô gái, chàng trai trẻ tuổi hoặc một phụ nữ nội trợ, một bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Cuối cùng, bản thân cuốn sách còn có thể được dùng để soạn những bản trình chiếu rất tiện lợi (powerpoint presentation): cuốn sách được trình bày theo cách mỗi trang chữ đều có một trang hình ảnh bên cạnh để minh hoạ.
Gordon Dryden, một người New Zealaland rời ghế nhà trường khi ông mới 14 tuổi, một điều bị coi là trái luật tại New Zealand, thế nhưng sau đó ông đã tự học và trở thành người rất nổi tiếng tại New Zealand: nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình, viết sách và chuyên gia về truyền thông đa phương tiện. Năm 1990, ông đã thuyết phục một quỹ từ thiện tại New Zealand tài trợ 2 triệu đô la để thành lập Quỹ Thái Bình Dương (Pacific Foundation) nhằm phát động một cuộc tranh luận về giáo dục trong thế kỷ XXI. Ông đã cùng một nhóm quay phim truyền hình đi tới nhiều nơi trên thế giới và ghi lại 150 tiếng băng hình tư liệu để biên tập thành sáu cuốn phim tài liệu mỗi cuốn dài một tiếng.
Jeannette Vos, một phụ nữ Hà Lan di cư tới Mỹ trong Thế chiến II. Bà làm giáo viên, song đã sớm thất vọng với hệ thống giáo dục của nước Mỹ, đến nỗi bà đã suýt từ bỏ nghề dạy học. Bà quyết định tạm dừng công việc dạy học để tập trung vào công trình luận văn tiến sĩ giáo dục học kéo dài bảy năm.
Gordon Dryden và Jeannette Vos gặp nhau tại một hội nghị quốc tế về học tập được tổ chức tại Mỹ vào năm 1990. Trong lần gặp lại nhau tại một hội nghị quốc tế khác, họ đã trao đổi với nhau các công trình nghiên cứu: sáu cuốn phim tài liệu của Gordon Dryden và luận văn tiến sĩ giáo dục học của Jeannette Vos.
Sau đó hai người đã quyết định viết chung cuốn Cách mạng học tập. Cuốn sách được xuất bản lần thứ nhất vào năm 1993, được dịch sang 20 thứ tiếng và được xuất bản tại 26 nước với số lượng tiêu thụ kỷ lục tại Trung Quốc: 10 triệu cuốn chỉ trong bảy tháng ra mắt. Kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1993 cho tới lần tái bản sau cùng vào năm 2009 mà bản dịch tiếng Việt bạn đang cầm trên tay, Cách mạng học tập đã được tái bản năm lần có cập nhật.
Gordon Dryden và Jeannette Vos thông qua Cách mạng học tập đã lên tiếng cảnh báo sự lạc hậu thấy rõ của nhiều trường học trên thế giới so với sự phát triển kỳ diệu của những lĩnh vực khác của đời sống. Hai tác giả kêu gọi nhà trường hãy làm một cuộc cách mạng học tập để nhà trường và giáo dục xứng tầm với sự phát triển của nền văn minh nhân loại.
[…]
Hai tác giả của Cách mạng học tập kêu gọi một sự thay đổi trường học và giáo dục và thay đổi ngay lập tức. Động lực để tạo sự thay đổi là các cuộc cách mạng đang diễn ra theo hướng hội tụ với nhau, trong đó có cuộc cách mạng Web 2.0. Khác với quan niệm của Thung lũng Silicon, hai tác giả cho rằng Web 2.0 không đơn thuần như thể là một phiên bản nâng cấp của một phần mềm nào đó. Web 2.0 thực sự là một triết lý mới: giờ đây, một sự thay đổi được khởi phát từ những cá nhân ở cấp cơ sở (grassroots) có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục (Chương 10) – thay đổi không diễn ra từ trên xuống mà là từ dưới lên: sự cá nhân hoá đại chúng (mass personalization) (Chương 11). Nhờ Web 2.0, khi một thay đổi đi đến điểm tới hạn (tipping point), thì sự thay đổi đó dù rất nhỏ cũng có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục. Tác giả Gordon Dryden có niềm tin vững chắc như vậy cũng là điều dễ hiểu: đất nước New Zealand của ông cách đây hai mươi năm đã giải tán Bộ Giáo dục Quốc gia, giải tán các Khu học chính (tương đương với các sở giáo dục của Việt Nam), chuyển đổi toàn bộ các trường học, dù công lập hay trường tư, thành trường bán công và ban giám hiệu của mỗi trường sẽ do phụ huynh, giáo viên và học sinh bầu ra: các ban giám hiệu sẽ là những tác nhân thay đổi (Chương 12).
Năm 2006, Gordon Dryden đã được Đại học Phát triển Công nghệ Arizona trao tặng bằng tiến sĩ danh dự vì những đóng góp cho công nghệ giáo dục (educational technology).
[...] Xin mời bạn đọc “thưởng thức trước” phát biểu của Bill Gates tại hội nghị các trường trung học của nước Mỹ năm 2005:
“Các trường trung học của nước Mỹ đã quá lạc hậu. Khi tôi nói lạc lậu tôi không nhất thiết định nói rằng nhà trường trung học của chúng ta đã đổ vỡ, rạn nứt và không được cấp đủ kinh phí – mặc dù mỗi điểm nói trên đều có thể là đúng như vậy. Khi tôi nói lạc hậu tức là tôi muốn nói rằng các trường trung học của chúng ta – ngay cả khi chúng đem lại hiệu quả đúng như mục đích đề ra – thì các trường học đó cũng không thể dạy cho con em chúng ta những gì mà chúng cần phải biết ngày hôm nay. Các trường trung học của chúng ta được thiết kế cách đây 50 năm và chúng đã đáp ứng những nhu cầu của thời đại ấy. Nếu như chúng ta không thiết kế những trường học đó để đáp ứng những nhu cầu của thế kỷ XXI, chúng ta vẫn tiếp tục ngăn cản, thậm chí đánh hỏng cuộc đời của hàng triệu người Mỹ mỗi năm. Đó không phải một sự cố hoặc một thiếu sót trong hệ thống: chính bản thân hệ thống cần phải được thay đổi” (Chương 9).
Hi vọng quan niệm về thế nào là “thay đổi” của người sáng lập tập đoàn Microsoft và thông điệp của Cách mạng học tập sẽ đến được những ai có trách nhiệm với công cuộc cải cách nền giáo dục của nước nhà.
Trích Lời người dịch, Phạm Anh Tuấn, Hà Nội 2009.
Mục lục sách
Lời người dịch
Gordon Dryden tự giới thiệu: Tôi đã bỏ học ở tuổi 14 và rốt cuộc đã viết cuốn sách bán chạy nhất về chủ đề học tập
Jeannette Vos tự giới thiệu: Một giáo viên thất vọng với nền giáo dục và đã dành bảy năm để nghiên cứu một cách làm khác
Lời tựa của Gordon Dryden: Chào mừng đến thế giới của khả năng tiếp cận không giới hạn những cơ hội vô hạn
Lời tựa của Jeannette Vos: Công nghệ càng phát triển thì con người lại càng cần có sự cân bằng thể xác-tâm hồn
Lời giới thiệu
Cuộc cách mạng mới nhất trong lịch sử và bảy chìa khóa để mở nó:
1. Khả năng cá nhân hóa
2. Khả năng tương tác
3. Tính toàn cầu
4. Khả năng truyền thông tức thời
5. Chủ yếu là miễn phí
6. Dễ dàng chia sẻ
7. Sáng tạo cộng đồng
PHẦN MỘT: TƯƠNG LAI
Chương 1: Hội tụ các cuộc cách mạng
Bảy cách thức Web 2.0 đang làm thay đổi tương lai của tất cả, tại bất cứ nơi nào
Định luật Moore và Định luật Metcalfe
Hội tụ các cuộc cách mạng
1. Tính toàn cầu
2. Tính tức thời, dù bạn ở bất cứ nơi nào, vào bất kỳ lúc nào
3. Tính chất mở, miễn phí hoặc hầu như miễn phí
4. Tính di động và cá nhân
5. Tương tác và vui
6. Đồng sáng tạo: kỷ nguyên của sáng tạo đại chúng
7. Dễ dàng chia sẻ - với hàng triệu người
Chương 2: Cuộc cách mạng nối mạng
Một nền tảng mới của giáo dục trong thế giới nối mạng
1. Một số bài học lịch sử
2. Nền tảng mới của học tập
3. Bảy mạng học tập liên kết với nhau
PHẦN HAI: TƯƠNG LAI CỦA BẠN
Chương 3: Cuộc cách mạng tài năng
Cách phát triển tài năng độc nhất của riêng bạn dựa vào tự nhiên, nuôi dưỡng và các nơ-ron thần kinh
1. Cấu trúc cơ bản của bộ não người
2. Điều gì làm cho mỗi cá nhân khác với những người khác
3. Các mạng chính của bộ não
4. Cách giải phóng khả năng vô hạn của bộ não
Chương 4: Mỗi người có một cách lĩnh hội riêng
Cách tìm ra phong cách học tập và dựa vào tài năng độc nhất của bạn
1. Mô hình trí khôn đa thành phần của Howard Gardner
2. Xác định phong cách học tập của bạn
3. Bốn kiểu tư duy
4. Những cách lưu giữ và nhớ lại thông tin
5. Những gợi ý dành cho học tập tại nhà, tại trường và dành cho giáo viên
Chương 5: Học cách học
Cách để biết được mình có tài năng và say mê gì và không ngừng bổ sung kỹ năng và khả năng
1. Hãy bắt đầu bằng các bài học của lĩnh vực thể thao
2. Dám mơ ước - và tưởng tượng tương lai
3. Đặt ra một mục tiêu cụ thể - và đề ra những thời hạn
4. Nhanh chóng tìm một người thầy có nhiệt tình
5. Hãy bắt đầu bằng một bức tranh tổng thể
6. Đừng ngại đặt câu hỏi - và bắt đầu bằng Web
7. Tìm ra nguyên lý cơ bản
8. Tìm ba cuốn sách hay nhất được viết ra bởi những người đã thành công trong thực tiễn
9. Học cách đọc nhanh hơn, tốt hơn và dễ dàng hơn
10. Dùng hình ảnh và âm thanh để tăng cường lĩnh hội
11. Học bằng cách thực hành
12. Để ghi nhớ hãy vẽ Lược đồ Tư duy thay vì ghi chép theo lối tuyến tính
13. Những cách đơn giản để nhớ lại những gì bạn đã học
14. Học nghệ thuật của thư dãn nhưng tỉnh táo
15. Thực hành, thực hành và thực hành
16. Ôn lại và suy nghĩ
17. Sử dụng các công cụ liên kết làm cái đánh dấu trí nhớ
18. Vui vẻ, chơi các trò chơi
19. Dạy người khác
20. Những cách tốt nhất để tìm kiếm thông tin trên Web
Chương 6: Cuộc cách mạng sáng tạo
Một giáo trình tư duy sáng tạo dành cho giáo viên, học sinh và những nhà cách tân
1. Xác định vấn đề của bạn
2. Xác định giải pháp lý tưởng và hình dung giải pháp đó
3. Thu thập mọi dữ kiện
4. Phá vỡ mô thức
5. Thoát ra khỏi lĩnh vực chuyên môn của bạn
6. Hãy thử nghiệm với những sự kết hợp khác nhau
7. Hãy sử dụng tất cả các giác quan
8. Ngừng làm việc - hãy để cho trí óc ở trạng thái nghỉ ngơi
9. Dùng âm nhạc hoặc thiên nhiên để thư dãn
10. Nhắm mắt lại và suy nghĩ về vấn đề đang giải quyết
11. Eureka! Đây rồi!
12. Kiểm tra lại
Dùng phương pháp tập kích não [brainstorming] để tìm ra các ý tưởng
PHẦN BA: CUỘC CÁCH MẠNG 1.0
Chương 7: Cuộc cách mạng giai đoạn thơ ấu
Cách chăm sóc khả năng học tập của con cái bạn trong giai đoạn từ lúc chào đời cho đến 8 tuổi
1. Tầm quan trọng bậc nhất của vận động theo từng giai đoạn
2. Sử dụng hiểu biết thông thường của bạn
3. Học bằng tất cả các giác quan
4. Coi cả thế giới như là lớp học
5. Nghệ thuật giao tiếp vĩ đại
6. Cha mẹ như là những người thầy đầu tiên
7. Mô hình trung tâm giáo dục mẫu giáo
Chương 8: Cuộc cách mạng dạy học
Bảy chìa khóa của dạy hiệu quả: cơ sở để thay đổi nhà trường
1. Trạng thái có lợi nhất cho việc học
2. Bài giảng phải dựa vào sự khám phá và tìm tòi
3. Tư duy, và trí nhớ lâu dài
4. Kích hoạt kiến thức cũ
5. Hãy vận dụng kiến thức
6. Ôn lại, đánh giá và khen ngợi
7. Giao thoa và hoàn chỉnh
Biến đổi toàn bộ một trường học
Chương 9: Cuộc cách mạng trường trung học
Công thức mới cho cải cách trường trung học: muốn học điều gì, hãy thực hành - nhà trường phải gắn liền với cuộc sống thực
- Những trường học xuất sắc nhất đã thành công như thế nào
- Cuốn hút học sinh bằng các bài học của cuộc sống thực
- Công việc tại trường phải có giá trị thể hiện tài năng của học sinh
- Các học viện liên kết nhà trường - công ty
- Cách làm của Singapore
- Phương pháp học bằng dự án đang ngày càng trở nên phổ biến
- Hãy bắt đầu bằng kinh nghiệm thực hành
- Thành lập các công ty của trường học
- Các môn học tích hợp sử dụng thế giới bên ngoài như là lớp học
- Các môn học kinh doanh của trường trung học
- Bill Gates nói về tương lai của các trường trung học
PHẦN BỐN: CUỘC CÁCH MẠNG 2.0
Chương 10: Cuộc cách mạng đồng sáng tạo
Web Mở sẽ đóng vai trò quyết định thế nào trong kỷ nguyên học tập dựa vào không gian máy tính
1. Tính toàn cầu
2. Tính cá nhân
3. Tính tương tác
4. Tính tức thời
5. Miễn phí - hoặc gần như miễn phí
6. Tính dễ dàng chia sẻ
7. Tính đồng sáng tạo
Chương 11: Cuộc cách mạng trong cách tân
Bảy lĩnh vực kinh doanh đang tạo ra ngành công nghiệp tăng trưởng lớn trong tương lai: học tập suốt đời
1. Apple là ví dụ tiêu biểu của Web dành cho giới trẻ
2. Cyworld dẫn đầu cuộc cách mạng mạng xã hội
3. Cách để bán tài năng của bạn qua Web
4. Thế giới của trò chơi học tập thực sự
5. Những xu hướng mới trong lĩnh vực huấn luyện doanh nghiệp
6. Những bài học của lĩnh vực kinh doanh
7. Học tập suốt đời: cơ hội lớn
Chương 12: Cuộc cách mạng số
Sử dụng công nghệ tương tác như chất xúc tác làm thay đổi nhà trường
1. Sự đổi mới bắt đầu từ New Zealand
2. Mô hình trường trung học của Vương quốc Anh
3. Chương trình học tập toàn cầu nối mạng của Singapore
4. Trường Master’s Academy tại Canada
5. Trường Thomas Jefferson tại Mexico
6. Công nghệ kết hợp với giáo dục toàn diện
7. Thách thức của việc mở rộng những bài học nói trên tới tất cả những trường học
Chương 13: Cuộc cách mạng toàn cầu
Cách giải phóng tài năng của hàng tỉ người để làm thay đổi thế giới
1. Đó chính là BẠN
2. Tính toàn cầu
3. Tính tương tác
4. Tính tức thời
5. Miễn phí hoặc gần như miễn phí
6. Dễ dàng chia sẻ
7. Tính đồng sáng tạo
Nhưng điều kỳ diệu nhất vẫn còn chưa xảy ra
Lời cảm ơn
Thư viện Cách mạng Học tập
Nội dung khác
Một cuốn sách có thể thay đổi cuộc đời bạn
03/04/2017Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì
06/12/2016Bùi Quang MinhBí mật hành trình tình yêu
28/06/2016David NivenHappy book: Hạnh phúc mỗi ngày
05/06/2016Thiện Đức Nguyễn Mạnh HùngTốc độ của niềm tin
28/03/2010Trai nước Nam làm gì?
30/01/2010Hoàng Đạo ThúyTư duy tối ưu
22/01/2010"Bài giảng cuối cùng" - Khát vọng nở hoa trên cái chết
30/10/2009Vũ Duy MẫnHành trình lý giải những vướng mắc trong mối quan hệ không tốt đẹp của bạn
28/10/2009Suy ngẫm & Lựa chọn
16/10/2009Bùi Tiến Quý