Tâm linh và 'tảng đá lạ' ở Đền Hùng

04:55 CH @ Thứ Sáu - 07 Tháng Sáu, 2013
Tôi tự hỏi: vì lẽ gì một Pháp sư không chính danh (về vai trò xã hội), không chính thống (về mặt tổ chức tin cậy), không chính chuẩn ( về mặt nghiệp vụ khoa học), không chính quy (về mặt phương pháp), không chính tắc (về thông tin cứ liệu)… lại có thể khiến cho những người có trách nhiệm cao ở Tỉnh Phú Thọ chấp thuận ‘lý thuyết và giải pháp tâm linh’ của ông ta mà đặt 'hòn đá lạ' đó ở nơi như Đền Hùng ( nơi người ta gọi là linh thiêng nhất, khởi nguồn nhất…của hồn khí chí của các Dân Tộc Việt Nam ) ! Cho nên 'tảng đá lạ' thêm nữa 'ân ban Phúc của Vua Hùng' là Tâm linh gì? Ai đã dám bằy đặt ra những thứ đó để mê hoặc nhân gian?

‘Lý thuyết và giải pháp Tâm linh’ cùng với những lời biện giải ( của những người có trách nhiệm liên quan trước và bây giờ về ‘hòn đá lạ’ đang ngự ở đó ) mạnh đến như thế nào? Mức độ đại diện cao đến đâu? Tư cách mọi điều bao trùm được xã hội đến quy mô nào mà không chỉ bỏ qua được sự phân tích vật lý, các chứng cứ lịch sử, các quy tắc thiết yếu của bảo tồn di sản…. để hành động ngang nhiên và quá tự tin mà đặt ‘hòn đá lạ’ đó với mục đích ngăn chặn sự ‘trấn yểm của một đạo sĩ phương Bắc’ vu vơ nào đó? Tù mù, âm u, vô lối… đến mức không thể tưởng tượng được ! Thậm chí một trong những người liên quan lớn trong việc này còn than lên rằng: ‘đã gọi là tâm linh mà cứ đem khoa học ra làm gì, hội thảo khoa học mà hơn được chăng’? !

Tôi không cho rằng hội thảo khoa học sẽ là giải pháp duy nhất hay ngay lập tức tìm ra lời giải cho sự việc đó, nhưng rất không đồng tình với ý kiên than lên như vậy ! Nhưng làm một việc ‘đại sự’ như thế mà các vị lại từ chối những biện pháp chính đáng được hàng tỉ người lương chính, được các xã hội văn minh tin dùng? ! Thì các vị đang điều chỉnh ‘ giá trị của đất nước là di sản Đền Hùng’ trên cơ sở nào? Các vị là ai mà đứng trên tất cả, dám có thể bỏ qua các phương pháp khoa học và lịch sử…? Dựa vào cái mồm bẻo lẻo ma thuật, hay tự cho mình có quyền thế tín ngưỡng xuyên thủng mọi giá trị ! Giáo hội Vatican phải thừa nhận những bằng chứng khoa học của tín điều hàng bao nhiêu thế kỷ của họ, rằng: ‘Trái đất không là trung tâm’ cơ mà!

Hòn đá lạ ở đền Hùng thu hút sự chú ý của người dân. Hòn đá cao khoảng 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm đặt trên bệ được gia cố khá đẹp, đặt trong đền Thượng. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi rằng, hòn đá lạ này là một dạng bùa yểm không tốt. Ảnh: Tiền Phong.


Vả lại cái 'hòn đá lạ' có phải là hiện vật gốc gì đâu? Từng có giá trị kinh tế, lịch sử...tầm cỡ quốc gia, quốc tế gì đâu.... Khổ ! Vài vị mới đây đã tự ý đặt nó vào đó sao lại từ chối các ý kiến xây dựng xác đáng của cả xã hội như thế?? ? Cái thiển ý hẹp hòi, cố chấp của các vị như thế có xứng với tầm cỡ 'Tâm Linh' của Đền Hùng, của cả nước không? Tôi nghi ngờ các vị lắm lắm !!!??? Mang từ đâu đặt được nó vào đấy, sao không thể lý giải về nó cho Nhân dân nước Việt biết được? Nhà nước bổ nhiệm các vị vào Ban quản lý Di sản Đền Hùng với tư cách là quan chức, nhà khoa học, hay pháp sư hay là tăng lữ? Đại diện cho ai? Cho những giá trị gì?

Xin hỏi các vị:

- Hòn gạch cũ mà đạo sĩ phương bắc nào đó trấn yểm ( như các vị có và nói về nó ): là gì? Từ đâu? ai làm? Ý nghĩa gì? Thời gian nào? Tác hại đã có ra sao? Tôi tin các vị không trả lời được, hoặc không dám to giọng như việc khẳng định cần đặt ‘tảng đá lạ’ của các vị

- Cái nhà pháp sư Việt’ nào cùng những người liên quan kia có dám trình bày rộng rãi trước bàn dân thiên hạ về căn cớ, nguyên lý, ý tưởng, ý nghĩa, tác dụng của ‘tảng đá lạ’ mà các vị bày đặt ra như thế không? Hay các vị từ chối trả lời bằng việc chê bôi đại đa số dân tình không hiểu được? Vậy các vị có thực hiểu về Lịch sử? hiểu về Quy luật? Hiểu về Tâm linh? Hiểu về phong thủy …không?

- Các vị đưa ra các khái niệm lạ làm rối trí nhân gian …nào là ‘khí thiêng’ / ‘long mạch’ / ‘địa linh’…nhiều lắm…xin giải thích cho cặn kẽ được không? Và định vị, chỉ rõ…nó ra làm sao cho chúng sinh được thấy? Các vị có gắn những khái niệm đó được với cấu trúc địa chất, đặc điểm địa chính trị, những quy luật của khí hậu của vùng miền Phú Thọ không?

- Tôi và nhiều người muốn hỏi thêm nhiều lắm…chưa kể có quyền yêu cầu các vị kể cho rõ 18 đời Vua Hùng kế tục ra sao với các bằng cớ, chứng tích, văn khố tàng thư, hiện vật về các công trình vật chất, phi vật chất, các sự kiện xác thực về thời và sự nghiệp của các Vị Vua như thế? Các vị có nên huyên thuyên ma mị dân chúng mãi bằng thuần kí sinh vào ‘đời sống tâm linh’ của nhân dân mà tự tiện làm nhiều điều mà nhân tâm không hiểu, khó thông cảm như hiện nay được không?

Tâm linh rất gần với tín ngưỡng ! Dân Tộc nào cũng có ! Nhưng nên nhớ là phải hướng Đạo ! tức là tôn trọng các quy luật của Thiên nhiên, xã hội, những giá trị truyền đời…xây đắp lên đời sống tình cảm, tư tưởng, tinh thần, khí chất cao cả, hay ho, minh sáng, chân thiện mĩ của Nhân dân, của Dân tộc ! Do đó Thế giới văn minh mới tôn vinh, mới thừa nhận là di sản văn hóa ! Tâm Linh phải Chính Đạo vì thế ! Cho nên ‘hòn đá lạ’ thêm nữa là ‘ấn ban phúc của Vua Hùng là tâm linh gì?

Cái gọi là ‘tảng đá lạ’ của các vị, tôi có hai điều sau về Nó:

- Rõ ràng, bản thân Nó là khối vật chất ! Chịu ảnh hưởng và tuân theo các quy luật vật lý đối với vật chất ! ( như chính cách vị thừa nhận: có trọng lượng đo được, nhiệt động học: hấp thụ nhiệt… bức xạ… này nọ…)! Do đó, chính Nó không phải ‘thần bí, thần kì’ gì cả ! Nếu không phải thế thì sẽ là điều gì? xin chỉ ra hộ và giải thích hộ? Nhớ rằng: hễ Nó đã là khối vật chất vật lý thì các quy luật vật lý khác là ở trong Nó, các biểu hiện của nó phải giải thích được bằng các quy luật vật lý ! Và đo lường được các tác động, cũng như ảnh hưởng của Nó đối với các thực thể khác xung quanh Nó !

- Các vị đã khoa trương về Nó nhiều lắm….Vậy có dùng được các hiện tượng bình thường, phổ biến trong cuộc sống và Thế giới này để diễn đạt về Nó, cho những điều gọi là ‘thần bí’ của nó không? …Vì cả Thế giới công nhận rằng: mọi hiện tượng có thể giải thích nếu không trực tiếp được thì liên thông qua ‘cái khác’/ điều khác’ / ‘vật khác’. Chính trên ‘tẳng đá lạ’ đó các vị đã sử dụng nhiều quy ước, biểu tượng khác đấy thôi, có ý nghĩa gì? ! Ví dụ: lấy hình ảnh, quy luật dòng sông mô tả được đời người đấy thôi ! Sử dụng thuật ngữ khoa học ‘năng lượng / vật chất sáng tối’ để giải thích được về ‘vong hồn’ con người đấy thôi ! Cách như thế truyền tải được ý nghĩa được những điều phức tạp

Ngay cả khía cạnh cách vị nói là ‘Tâm linh’ đi ! Thì xin về nhà riêng của các vị mà hành , ai cũng tôn trọng cả ! Nhưng đây không phải là nơi riêng tư như thế, là nơi tụ lại tín ngưỡng và tâm linh của gần 90 triệu con người, và xuyên không gian, xuyên thời gian….thì không thể áp đặt tùy tiện cái cách hiểu, suy đoán, tưởng tượng, tô vẽ của các vị! Các vị nói là việc bày đặt hòn đá ở đó được cả những cấp này nọ đồng ý, Vậy là những ai? Hiện diện đi? Chính đạo luôn có bộ mặt của mình! Bồ Tát cũng hiện diện! Hàng tỉ người đều biết khuôn mặt thiện nhân mang đức từ bi bác ái của Thích Ca Mâu Ni! Đừng hỗn lão mà nói là Phật thần bí nên không hiện diện! Vậy Nhân gian đang thờ cái gì?! Tâm linh hướng đến đâu? Các vị cho mình siêu nhiên, siêu lý, nhưng có siêu hình không? Nói bằng ngôn ngữ gì, chi phí bằng tiền gì… ( những thứ đó có thần bí tâm linh không?) mà thuyết phục được cả Ban quản lý di tích cấp Một Quốc Gia chấp nhận ‘hòn đá lạ’ ý? Các vị đốt vàng mã, đặt hòn đá gì ở sân nhà các vị, thì tùy và tôn trọng, nhưng không được phép mang cách nghĩ với cái Trí, cái Tâm nhỏ bé của các vị mà bày diễn, thao túng tâm linh ở những nơi như Đền Ngọc Sơn, hay nơi giỗ Tổ Vua Hùng!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Giữ gìn góc tâm linh Việt

    24/08/2013Nguyễn Hữu TháiTôi nhận thấy người mình vào những ngày giỗ, Tết, dẫu ở nơi đâu cũng cố gắng quay tìm về cái góc tâm linh của mình. Đó có thể là ngôi nhà cũ với bàn thờ tổ tiên, nơi nhà thờ tộc họ, ngôi đình, nếp chùa quen thuộc, hoặc một đền đài tưởng niệm vào thời đại mới...
  • Thử giải thích hiện tượng tâm linh

    12/12/2010Đào Thanh OaiCách hiểu thông thường nhất về thế giới tâm linh là một thế giới ở bên kia, thế giới ở đằng sau cái chết, thế giới của các linh hồn, thế giới của thần linh và ma quỷ... khoa học ngày nay cần phải trả lời là cái thế giới đó có thật không?
  • Giải mã thế giới tâm linh

    03/03/2009Trà LongTừ lâu, nhân loại vẫn có lòng tin về sự có mặt của một không gian có thể đồng hành với thế giới của chúng ta. Và sự suất hiện những khả năng đặc biệt của một số người càng củng cố cho chúng ta niềm tin về sự có mặt của thế giới “bí ẩn”đó. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này dưới giác độ khoa học, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (NCTNCN) đã ra đời.
  • Nghi thức tâm linh - sự bi hài của đền chùa Việt

    12/02/2009Ngô Mai PhongĐã nói đến văn hóa lễ hội đền chùa, tất phải nói tới nghi thức tâm linh. Nhưng nghi thức tâm linh tại các đền chùa Việt như thế nào? - "Còn nhiều lộn xộn" - đó là nhận xét của nhà báo Hoàng Hưng - một người vốn để nhiều tâm căn nghiên cứu về văn hóa đền chùa.