Ta đang theo lý thuyết quy hoạch nào?

09:51 SA @ Thứ Hai - 07 Tháng Sáu, 2010

Ngày xưa các cụ thường nói "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" - nước thịnh hay suy, người thợ cày cũng có trách nhiệm. Bắt chước cách nói ấy, quy hoạch hay, hay dở, người dân chịu ảnh hưởng. Không những thế, con người dân, cháu người dân, chật người dân, mấy đời sau còn chịu ảnh hưởng.

Nhưng, ai là người "hữu trách" - có trách nhiệm?. Đó là các nhà quản lý, các nhà quy hoạch. Vạch con đường tiến cho Kiến trúc Việt Nam (thường gọi là "Chiến lược kiến trúc Việt Nam" - nói chữ như vậy), chấn hưng cho kiến trúc Việt Nam, trước hết phải trông vào quy hoạch. Vì vậy, ngay cả người dân, nữa là kiến trúc sư công trình cũng hay "tham luận" (góp lời bàn) về quy hoạch. Chúng tôi cũng vậy, mấy chục năm nay, lúc thiết kế công trình, khi giảng dạy, khi nghiên cứu, lúc làm dự án, kể cả khi dong xe trên đường, lúc nào cũng men theo dòng quy hoạch, suy tư về quy hoạch.

Suốt mấy chục năm, ta gửi nhiều thế hệ đi học tập nghiên cứu ở các nước có trình độ phát triển hơn nước ta, chủ yếu là Liên Xô (Liên Xô là Liên Xô bây giờ không có Liên Xô thì có nước Nga, làm gì có Liên Xô mới mà nói "Liên Xô cũ”), các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Trung Quốc và cả CHDNCD Triều Tiên, Cu Ba...Những thế hệ đó trở về nước giảng dạy, công tác, đã hình thành cả đội ngữ, cả lý luận, cả tiêu chuẩn quy phạm, nói gọn lại, toàn bộ hình ảnh nền kiến trúc xã hội chủ nghĩa Việt Nam những năm đó. Ta đã mang về kiến trúc công nghiệp có cột bê tông, cầu trục, dàn thép, mái phibrôximăng rất phổ biến những năm 60 - 70 thế kỷ XX. Nay đã thay bằng kiểu kiến trúc khung thép tiền chế bao che và lợp bằng vật liệu nhẹ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên như nấm khắp đất nước.

Ta đã mang về kiểu nhà ở tập thể cao tầng, căn hộ tối thiểu, chỉ có một vài phòng ở, còn bếp núc, vệ sinh, tắm…thì chung 2 - 3 - 4 hộ một khu thường được gọi là nhà "công xã" và thực hiện ở các khu tập thể Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Trần Quốc Toản - Hà Nội. Lúc đó, được một căn hộ "công xã" cũng là sung sướng rồi. Kiểu kiến trúc này bị lật đổ khá sớm, vào những năm 1969 - 70 - 71. Nhà ở lắp ghép tấm lớn là kẻ đột nhập đầu tiên "dám" cả gan vượt qua tiêu chuẩn nhà "công xã", để cho mỗi căn hộ đều có bếp, vệ sinh, tắm riêng biệt. Nay thì căn hộ đã rất hoàn chỉnh, rất "nhân bản", nhất là mấy năm nay, trong các dự án khu đô thị mới, căn hộ đã nhảy vọt lên trình độ sang trọng, gần như ngang bằng với châu Âu rồi.

Riêng quy hoạch thì có vẻ không được may mắn như thế. Có phải vì quy hoạch "không sát sườn", "không đời sống", không bức bách, không dễ nhìn ra như nhà ở, nhà công nghiệp?.
Các kiến trúc sư quy hoạch được đào tạo ở Liên Xô, Đông Âu và trong nước, công tác ở Bộ Xây dựng và ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước (sau là Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước), chủ yếu là Viện Quy hoạch đô thị- nông thôn và Vụ Quản lý Quy hoạch Kiến trúc đã có công lớn nghiên cứu và hình thành để Nhà nước ban hành một hệ thống hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh về công tác quy hoạch. Đó là hệ thống quy hoạch 3 cấp: Quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết. Đó là một hệ thống quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn rất chuẩn mực và chi tiết, rất cụ thể, tới từng tiêu chí, từng bản vẽ, từng tỷ lệ tương ứng.

Tuy nhiên, dường như hệ thống quy hoạch ấy đi theo lý thuyết quy hoạch "Khu và tiểu khư” (rayon và mikrorayon) rất thịnh hành trong những thập niên 50 - 60 thế kỷ XX. Từ bấy đến nay, lý thuyết quy hoạch đã phát triển rất nhanh, rất phong phú, rất đa dạng. Nền kinh tế - xã hội trên thế giới đã thay đổi rất nhiều. ở nước ta càng có những thay đổi lớn. Từ nền kinh tế sản xuất, phân phố.i có tính chất tập trung, phân chia, tới nền kinh tế thị trường. Quy hoạch trước đây rất sát sao, quan tâm tới các nhóm, tiểu khu, khu…với các nhu cầu thường nhật (kim chỉ, rau dưa, gạo muối, . . .), tới các nhu cầu hàng tuần (quần áo, sách vở...), tới các nhu cầu hàng tháng (xe cộ, máy móc, nhà hát...). Còn với nền kinh tế - sản xuất - phân phối có tính chất thị trường (không khỏi bao gồm cả tính tự phát theo luật cung cầu) thì mọi việc không hẳn là theo bố cục nói trên. Và cả hệ thống giao thông đô thị cũng thay đổi nữa. Tất cả những điều đó đúng ra phải làm đảo lộn toàn bộ khái niệm quy hoạch.

Vấn đề là hiện nay chúng ta đang đi theo lý thuyết quy hoạch nào?

Nỗi băn khoăn của chúng tôi đã được gặp nỗi băn khoăn của đồng nghiệp, KTS. Nguyễn Luận: "Từ bao giờ, bằng văn bản nào, kiến trúc Việt Nam, quy hoạch Việt Nam chính thức công nhận lý thuyết tiểu khu và cấu trúc đô thị tầng bậc như một nền tảng lý luận cơ bản, có tính pháp lý để từ đó vạch ra các công nghệ và tiêu chí biên soạn tiêu chuẩn - quy chuẩn quy hoạch, công nghệ và phương pháp thiết kế quy hoạch, thiết kế đô thị, để định hướng nghiên cứu quy hoạch Việt Nam và đào tạo cấp đại học, trên đại học với các nội dung quy hoạch ? Nếu tôi thiết kế đô thị hay quy hoạch đô thị mà không theo cơ sở lý thuyết tiểu khu (mà có thể chứng minh rằng lý thuyết này đã lạc hậu), thì đồ án của tôi có tính pháp lý không, có được chấp nhận và phê duyệt không và nếu được phê duyệt thì theo tiêu chí và công nghệ quy hoạch nào?".

Vậy thì phải chăng ta nên bắt đầu (đã muộn hay quá muộn? nhưng muộn còn hơn không) đầu tư (chính sách, lý luận, kinh phí) từ khâu lý thuyết, lý luận, tỉnh táo nghiên cứu và xem xét tiếp thu những thành tựu khoa học quy hoạch trên thế giới, tìm ra hướng chủ đạo, từ đó mới sản sinh ra các tiêu chuẩn, quy 'phạm, tiêu chí phù hợp, để nền quy hoạch của chúng ta không bị lạc hậu. Vì một sai lầm kiến trúc có thể sửa đổi sau 10, 20 năm, chứ một sai lầm về quy hoạch biết đến bao giờ mới sửa được?

Cái khó nhất của nghề quy hoạch là phải phù hợp với xã hội, với kinh tế, với cuộc sống. Phải phù hợp với hiện tại, không phải 100 phần trăm, nhưng cũng phải 90 phần trăm. Lại phải phù hợp cũng ít nhất là 70 phần trăm ở thời điểm năm mươi năm về sau nữa, ngữ thập dư niên hậu.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tạ Quang Bửu, "kiến trúc sư" của nền Toán học Việt Nam

    31/12/2009Hàm ChâuCó người cho rằng “Tạ Quang Bửu là một bộ óc Lê Quý Đôn thời nay”. Nhận định ấy cần có thêm thời gian để bình tĩnh kiểm chứng. Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng đó không phải là điều thiếu căn cứ.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Bắt đầu từ nhà chức trách công

    04/09/2009TS Nguyễn Ngọc ĐiệnCông sức, tiền bạc đã được đổ nhiều cho những gì gọi là cần thiết, từ làm luật, tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức tự giác trong ứng xử, đến mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng hoàn thiện bộ máy kiểm soát, trấn áp, răn đe. Nhưng rồi giao thông công cộng vẫn mang bộ mặt nhếch nhác, hỗn độn và chứa đầy bất trắc, rủi ro.
  • Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp

    10/07/2009Văn NgọcCó một hiện tượng tưởng như chẳng có một ý nghĩa gì quan trọng lắm mà ta thường chứng kiến trong đời thường, và khiến cho ta phải ngạc nhiên, đó là hiện tượng một đứa bé mới chỉ ở tuổi vừa biết nói thôi, nhưng đã biết thích thú khi nhìn thấy một bông hoa, hay một vật thể có màu sắc, mà chắc hẳn người lớn đã bảo cho nó là “đẹp”. Đứa bé đã biết lồng cái cảm giác mà nó có được trước hiện tượng nó nhìn thấy với lời khen “đẹp” mà nó nghe được từ người lớn, cũng như khi nó ngắt được một bông hoa dại, nhặt được một hòn cuội, một vỏ sò, vỏ hến, hay khi nó được phép dùng bút chì màu để vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy.
  • Hậu hiện đại: Vũ khí chống hậu hiện đại

    08/07/2009S. Kornev - Ngân Xuyên dịchChủ nghĩa hậu hiện đại đem lại cho con người phương Đông cơ hội chiến thắng văn hóa Tây phương trong chính mình, chiến thắng tính duy lý Tây phương đã bóp méo ý thức hắn, nhờ chính thuốc trị Tây phương. Không tốn quá nhiều thời gian, dưới mặt nạ “cuộc trình diễn hậu hiện đại”, logic học tự nhiên của phương Đông đã được phát sáng.
  • Nhàn nhã như Tết

    31/12/2008Nguyễn Vĩnh NguyênGiật mình vốn là cảm trạng có thật khi một năm đi qua. Giật mình là để được trở về. Trở về với góc sống, không gian và trạng thái thanh thản của mình. Giật mình là cái buốt nhói trống rỗng hoang lạnh tâm thức sau tháng ngày bươn bả rồi nhận ra cái vô nghĩa của thời gian nhân sinh thường nhật.
  • Bàn về các yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc đô thị

    04/05/2007Lương Bửu HoàngKhi đi tìm những bước đầu tiên của kiến trúc, có lẽ trước hết chúng ta thường liên tưởng đến những câu chuyện mang dấu vết của cái hang, cái lều, cái nhà, thành lũy... Những hình thức đó đáp ứng nhu cầu thiết thực của đời sống hàng ngày: nơi cư ngụ, sinh hoạt và mọi hoạt động của đời sống định cư.
  • Mode và sự hoàn thiện thẩm mỹ (phần 6)

    29/09/2006Hà Yên thực hiện
    Với ý nghĩa con người và xã hội của nó, có thể coi mode là một sinh hoạt văn hoá thường nhật, sinh động của xã hội hiện đại, nên có thể tiếp cận mode từ những phương diện văn hoá khác nhau. Trong số này, chúng ta tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên với cây bút lý luận - phê bình văn học Nguyễn Hoà về modetrong kiến trúc...
  • Cái đẹp trong khoa học, kỹ thuật

    16/05/2006Tạ Quang BửuCó hai ngành mà quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện khá rõ nét là ngành chế tạo máy và ngành xây dựng, vừa có nhiều thành tựu vừa được đầu tư ngày càng lớn. Ở hai ngành này, quan hệ giữa cái đẹp và cái chính xác không phải để tự phát và phải được chuẩn bị ngay từ trường học...
  • Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ

    19/07/2005Hồ Ngọc ĐạiNgười thiết kế toà nhà phải có trong tay các cứ liệu của mặt bằng, gồm có phần lộ thiên (diện tích, danh giới, phương hướng...) và phần chìm sâu trong lòng đất, độ rắn của chất đất.
    Mặt bằng cho toà nhà giáo dục có phần lộ thiên là nền sản xuất hiện đại (kinh tế tri thức) có tính toàn cầu và phần chính trị hội nhập. Phần chìm của nó là nền văn hoá bản địa và chất nhà trường hiện hành...
  • xem toàn bộ