Suy nghĩ theo hướng tích cực là một phép mầu kỳ diệu
Hãy đến và chạm tay vào, thì phép màu sẽ xảy ra...
Vì nếu Chúa mà đóng cửa này, thì Ngài sẽ mở ra những cánh cửa khác.
Vì thay đổi suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực, là một phép màu kỳ diệu nhất trên trần gian này. Chứ không phải là sự biến hóa, hay linh ứng gì trong thế giới vô hình, của các loài phi nhơn, ma quỷ, thánh thần gì đó đối với con người đâu.
Vì tất cả phép màu đều nằm ở đây, chính là trong tâm lý của con người chúng ta.
Vì thực tại là vô thường luôn luôn thay đổi, nhưng tâm ý (tâm lý và ý thức) của chúng ta lại bám riết vào nó không hề thay đổi. Và cho đến khi nó thay đổi thì chúng ta đau khổ vô cùng. Do đó chúng ta luôn có suy nghĩ tiêu cực, trước mọi hoàn cảnh sống của mình. Và đó là điều không tốt, cho dù bạn có là cái gì đi chăng nữa...
Vì trên toàn bộ cuộc sống thực này của chúng ta, là luôn luôn được bao phủ bởi một lớp ảo tưởng mù mịt không ngừng, do sự mong cầu và ước muốn mọi sự phải theo ý mình. Do đó chúng ta lầm lạc và đau khổ hoài. Bởi vì mình mãi cứ như con tằm, vẫn còn nằm trong cái tổ kén ảo tưởng, hoang tưởng đó hoài…
Vậy ở đây chúng ta cần phải thay đổi dòng suy nghĩ của mình, để thích ứng với bản chất của thực tại, thì mới được yên thân.
Vì hiện thực xảy ra trong đời sống chúng ta, là những sự vật, và sự việc cụ thể. Nhưng tất cả các sự chuyễn động đó, đều bắt nguồn từ trong sâu thẳm của một thế giới vô hình khác rất trừu tượng, gọi là niết bàn vô vi tịch diệt. Do đó niết bàn chính là đạo, và nếu ai đã chạm tới niết bàn rồi, thì có thể biết được mọi hoạt động vô thường, trên cái bề mặt thực tại này đã xảy ra như thế nào. Vì những hoạt động đó là tự do, tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí chấp thủ của con người.
Cho nên tất cả những gì nếu chúng ta có thể nhận biết, một cách cụ thể, rõ ràng, về thực chất của thế giời này, thì nó sẽ sai hết với cái gốc tinh thần trừu tượng đã sinh ra nó. Vì chắc chắn rằng, chúng ta chỉ lướt đi trên bề mặt của cuộc sống này thôi, thì thử hỏi làm sao, chúng ta có thể thấu hiểu hết tất cả thế giới này được.
Do đó trong suy nghĩ của con người, là luôn có một câu hỏi rằng, chúng ta đang sống như thế này và rồi sẽ đi về đâu? Và nếu như những câu hỏi đại loại như vậy cứ nhiều lên mãi, mà không có lời giải đáp, thì dần dà nó sẽ dồn ép chúng ta đi vào hoang mang bế tắt, và bi kịch xảy ra là không tránh khỏi rồi.
Vì căn bản chúng ta sống trên đời, mà không thể nào hiểu được phía trước là cái gì cả. Và chúng ta cảm thấy mình bất lực, trước khả năng sinh tồn của chính mình, trong một thế giới vô hình rộng lớn sâu thẳm nào đó. Vì rằng trước mặt chúng ta, tất cả đều là hư vô, là vô nghĩa. Và đó chính là dòng suy nghĩ tiêu cực của con người, như chính các dòng triết học hiện sinh, hay siêu hình học hiện đại của Phương Tây đã chỉ ra…
Do đó bạn phải sống vượt qua tất cả những cái tầm thường của đời sống này, thì bạn sẽ thấy rằng con người sống trên đời, sẽ là không đơn giản chỉ gắn liền với những nhu cầu vật chất, và danh tiếng thôi đâu. Vì những cái đó cũng rất cần, nhưng nó chỉ cần như những bộ cánh lấp lánh đủ màu, ở bên ngoài mà thôi. Mà cái chính là bạn phải biết giải thoát cho cái sinh mệnh đang đau khổ, ẩn sâu trong tâm khảm của mình kìa.
Vì nói cho cùng, thời đại này thì ai cũng có những băng khoăng rất trừu tượng, trong chính cái ý nghĩa sống của mình hết. Vì chúng ta sống nhanh và sống mạnh hơn ngày xưa rất nhiều rồi. Cho nên không phải chỉ vật chất thôi là đủ thõa mãn cho chúng ta được. Vì ngày nay, muốn làm giàu thì phải là người có tư tưởng lớn thì mới làm được. Mà người có tư tưởng lớn, thì thường là những kẻ bế tắt với chính cái tư tưởng lớn đó của mình…
Vậy thì cao hơn hết tất cả các nhu cầu của con người, thì đó là nhu cầu thay đổi chính dòng suy nghĩ của mình, từ tiêu cực sang tích cực là cấp thiết nhất…
Khi một đứa bé vừa sinh ra, thì chúng ta đưa vào tay nó một cái gì, thì nó sẽ cầm giữ chặc cứng lại ngay, và nó sẽ không buông thả ra nữa. Và đó là dấu hiệu đầu tiên cho cái “tâm lý chiếm hữu” của con người.
Vì thực chất theo thuyết tiến hóa, thì con người cũng từ con vật mà tiến lên, để trở thành con người như ngày nay. Và khi xưa trong đời sống hoang dã tự nhiên, thì nhu cầu sinh tồn là cao nhất cho tất cả các loài động vật. Do đó ngày nay con người có “tâm lý chiếm hữu”, như một nhu cầu của bản năng sinh tồn, thì cũng là điều đương nhiên rồi…
Vậy nên căn bản tinh thần con người là có “tâm lý chiếm hữu”. Và đó chính là cái “gia tài nghiệp chướng” mà chúng ta phải nhận lấy. Và chính cái “gia tài nghiệp chướng” này, chính là động lực thúc đẩy chúng ta đấu tranh, chiếm hữu cho thật nhiều danh lợi về cho mình. Vì rằng điều đó đã khẳng định cho sự tồn tại của chúng ta trong xã hội này.
Vì đại gia phải tồn tại trong thế giới của đại gia, chính khách cũng cần tồn tại trong thế giới của chính khách, và các văn nghệ sĩ, nhà tư tưởng gì cũng thế thôi. Vì chúng ta luôn muốn vượt lên cao hơn nữa, bất chấp đời sống ngắn ngũi và khả năng hữu hạn của chính mình…
Và trong cuộc đua đó, thì chỉ có những ai giàu có nhất, hoặc có tư tưởng lớn nhất, thì sẽ được xếp vào giới tinh hoa của xã hội. Là được đặt trên cái đỉnh chóp kim tự tháp của xã hội loài người. Và từ đây xã hội con người đã được định hình như có giai cấp, theo khả năng phấn đấu của mỗi người mà thành ra cao thấp như vậy.
Và chính trong ý nghĩa tự do phấn đấu này, mà xã hội con người sẽ có công bằng. Vì ai cũng có cơ hội thay đổi vận mệnh của mình hết. Cho nên số phận của con người, là tùy thuộc vào chính sức phấn đấu của con người đó, trong cái cộng đồng xã hội mà nó đang sống.
Tuy nhiên cái khả năng phấn đấu tranh đoạt thắng thua này, cũng chính là do cái “suy nghĩ chiếm hữu” mà ra hết. Có nghĩa là khi chúng ta càng thành đạt theo kiểu này (hữu vi) thì nghiệp chướng của chúng ta càng lớn lao hơn. Và đó là khi bạn đang ở trên cái đỉnh của kim tự tháp của giới tinh hoa, thì bạn đã tự nhận thức ra rằng, mình có một khối khổ đau lớn hơn rất nhiều người.
Vậy là bạn dù cho có thành đạt đến cở nào đi nữa, thì bạn vẫn còn mang suy nghĩ tiêu cực. Vì căn bản bạn vẫn mang nặng cái “tâm lý chiếm hữu” trong mình mà. Và cái đó theo thuật ngữ nhà Phật thì gọi là “tham, sân, si”. Vì “tham” là tham vọng muốn nhiều mãi hơn cho mình. Còn “sân” là ý thức đấu tranh hơn thua tới cùng. Và “si” là si mê một cách mù quáng, trước cuộc đời nhỏ bé của mình mà không biết dừng lại. Và đa số ít ai có khả năng từ bỏ tất cả, để sống hài hòa với thiên nhiên lắm. Vì lúc nào chúng ta cũng khát khao thõa mãn chính mình, và chứng tỏ thể hiện mình…
Do đó trong tâm khảm một người thành đạt, bao giờ cũng có một nỗi cô đơn hụt hẩng mà không biết nói rõ cùng ai. Vì chính họ cũng không thể hiểu được nỗi cô đơn thần thánh đó là cái gì. Cho dù họ đã lấy rất nhiều cái mề đay của đời sống để che đậy nó, nhưng nó vẫn hiển hiện ra đây. Vì rằng chúng ta vẫn đang sống, với những toan tính vụn vặt trong đời sống này mãi không rời.
Vì đó là khi chúng ta sống như là định mệnh, đã gắn chặc chúng ta vào cái “guồng máy” hoạt động của cuộc đời này rồi. Chúng ta biết cái “guồng máy” đó sẽ kéo chúng ta đi mãi mà không dừng lại được. Vì bây giờ trách nhiệm của cuộc sống này, đối với chúng ta quá lớn. Cho dù bây giờ chúng ta có mệt mõi đến mấy đi nữa, thì chúng ta cũng không thể nào buông bỏ nó ra được…
Và thế là chúng ta cứ mãi suy nghĩ tiêu cực hoài…
Vì nếu biết đúng sai rồi mà chúng ta sửa được ngay, thì trên đời này có điều gì đáng nói nữa đâu.
Vì chúng ta biết rất rõ rằng mình đang sai đó, nhưng vì bị ràng buộc bởi “guồng máy”, cho nên chúng ta không thể nào sửa được. Người đời thì bảo là “đâm lao phải theo lao” Còn trong nhà Phật thì nói đó là do nghiệp chướng nặng nề. Và cái nghiệp chướng này thay đổi thì rất chậm, nhưng ý thức chúng ta suy nghĩ (biết đúng biết sai) thì rất nhanh. Nên căn bản là hai cái này không thể ăn khớp với nhau được rồi…
Vì ý thức thì làm sao mạnh bằng ý chí được.
Vì rằng nghiệp lực là nó nằm trong vô thức của con người. Nó là cái gốc của tinh thần hữu vi rồi, cho nên chúng ta có làm gì đi nữa, thì cũng không thoát được nó đâu. Cái đó gọi là định mệnh, trong sự khống chế của cái bản ngã của chúng ta.
Vì kẻ si mê mù quáng thì rất khó quay đầu trở lại được lắm. Và dĩ nhiên cho dù anh si mê cái gì đi nữa, và nếu mà anh cứ thế mà đi tới mãi, thì kết cục cũng là bi kịch mà thôi. Tuy nhiên trong thời gian chúng ta “đắm đuối si mê” trong đó, thì nó có khả năng “xoa dịu và quên đi” nỗi thống khổ lồng lộng của kiếp người…
Cho nên người nào thay đổi được nghiệp chướng của mình nhanh hơn, thì người đó sẽ có khả năng có được hạnh phúc nhiều hơn. Vì đầu óc của chúng ta dù cho có giỏi đến đâu đi chăng nữa, thì cũng không thể thắng nỗi nghiệp chướng trùng trùng bũa vây quanh mình được đâu. Vì rằng đầu óc của chúng ta là ở cái ngọn, còn nghiệp chướng là ở cái gốc, trong cái bản ngã của chính mình.
Vậy nếu chúng ta có thời gian rãnh rỗi như đã về hưu rồi, thì chúng ta nên tập trung “theo dõi tâm” của mình đi là tốt nhất. Và đó là một cách để hiểu mình muốn gì, mà dần dần phá bỏ nghiệp chướng đi, và lúc đó nếu chúng ta thay đổi được cái nhận thức “chiếm hữu – tiêu cực” sang nhận thức “buông bỏ - tích cực”, thì chúng ta sẽ nhận thấy được thế nào là hạnh phúc đích thực ngay thôi.
Vì trước kia còn nằm trong “guồng máy” cho nên chúng ta không buông bỏ được. Và bây giờ chúng ta đã về hưu rồi, thì buông bỏ trong “khả năng nhận thức chấp thủ” của mình là đủ rồi. Chứ không cần phải bỏ đi một sự vật cụ thể nào đó đâu.
Vì rằng ở đời cái gì cũng có nhân quả của nó, và tất cả mọi người đều dính chặc trong cái nghiệp chướng của nó hết. Thành bại lúc này là tùy vào nó, chứ không phải là tùy thuộc vào ta, mà ta cứ ra sức cưỡng cầu cái sự việc kia phải đi theo ý mình hoài. Vì rằng nhiều khi trước kia chính ta, đã tạo ra nghiệp chướng xấu cho nó quá nhiều rồi. Và cũng chính bây giờ là lúc chúng ta, muốn chặt bỏ nó đi ngay lập tức, thì làm sao mà làm cho được đây…
Do đó phép màu chính là khi chúng ta thay đổi được nghiệp chướng của mình, chứ không phải là do chúng ta biết nó đúng hay sai đâu. Vậy nên nếu bạn thay đổi được nghiệp chướng của mình, thì bạn cũng sẽ thay đổi được suy nghĩ của mình, từ tiêu cực sang tích cực rồi…
Vì rằng con người nói chung vốn là xấu tính lắm, bởi lòng ngã mạn tự đắc mà ra.
Ngày xưa khi đức Phật Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa, thì có năm ngàn người bỏ về. Và đức Phật nói rằng, năm ngàn người đó là những kẻ tăng thượng mạn. Có nghĩa là năm ngàn người đó, có nghiệp chướng nặng nề quá, cho nên sẽ cảm thấy bị tổn thương, bởi những gì Thế Tôn đã nói. Vì Thế Tôn nói rằng, đây là cơ duyên hy hữu trên đời, và kinh Pháp Hoa này là vĩ đại như sấm sét trên trời, cho nên bọn người tăng thượng mạn kia đã không chịu nỗi, với những lời nói mạnh mẽ như thế.
Do đó trong thời kỳ văn minh vật chất, nhắm vào các khoái lạc dục vọng, nhục cảm này, thì phải nói con người bây giờ, là tăng thượng mạn dữ lắm, kể cả người đi tu trong chùa cũng vậy hết. Vì khi chúng ta gặp các Ngài ở đâu, thì ôi thôi phải nghe giới thiệu chức này chức nọ một tràng dài muốn mệt luôn. Và đó chính là mầm mống của cái sự tăng thượng mạn đó. Do đó kẻ tăng thượng mạn, thì suốt đời cũng không có khả năng tạo ra một chút phép màu nào cả đâu. Và chính vì không có cái khả năng đó, cho nên nó mới bày vẽ ra nhiều thứ bùa phép huyễn hoặc lung tung để gạt người…
Vì dòng nghiệp lực của chúng ta rất mạnh ầm ầm như thác đổ, và nó luôn luôn trì kéo chúng ta xuống thấp. Do đó chúng ta phải say mê sáng tạo không ngừng, Chúng ta đau khổ nhiều, thì chúng ta phải dấn thân hy sinh nhiều. Và đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta là tài giỏi.
Mà phải nghĩ rằng chúng ta đang chiến đấu đây, là để cứu mình thôi. Ai bàn tán. tính toán so kè gì cũng mặc kệ, mà chúng ta chỉ cần biết mình làm gì cho mình thôi. Do đó sống trên đời giữ được mình là rất khó, và khi chúng ta giữ được mình rồi, thì chúng ta mới chuyễn nghiệp được. Và khi chuyễn nghiệp được, thì chúng ta sẽ thay đổi được dòng suy nghĩ của mình.
Và khi thay đổi được dòng suy nghĩ của mình, thì chúng ta sẽ thay đổi được cuộc đời của mình.
Vậy nên trong những thời gian rãnh rỗi sanh nông nỗi, này kia là rất đáng tiếc. Vì rằng mình phải có trách nhiệm với chính mình trước tiên, thì sau đó chúng ta sẽ có trách nhiệm với cộng đồng. Có nghĩa là chúng ta đừng nên lãng phí thời gian và chạy trốn chính mình. Chúng ta phải kiếm cái gì mà làm, và phải cần suy nghĩ thấu đáo mọi việc đến nơi đến chốn.
Chứ nếu chúng ta cứ để đời mình trôi theo những việc vô bổ thì thật uổng phí quá. Vì dù cho chúng ta có quyên sinh đi chăng nữa, thì cũng không thể chạy trốn được chính mình đâu. Vì sâu bên trong cái chết là thần thức của chúng ta vẫn còn sống, và nó cứ suy nghĩ hoài cho đến khi nó đi đầu thai, cho một kiếp sống khác…
Vì nếu chúng ta đã tạo nghiệp chướng quá nhiều rồi, thì chúng ta phải trả cái nghiệp chướng đó thôi, chứ chạy đi đâu cho khỏi bây giờ. Vì trong cuộc đời, có vinh nhục thành bại là bình thường. Vì bạn không tu tập để chuyễn nghiệp, và xả nghiệp được, thì bạn phải trả nghiệp thôi. Và khi bạn phải trả nghiệp, thì đau thương tràn trề kéo tới là khổ lắm đó...
Do đó nếu có gì đó xảy ra trong cuộc đời mình, thì đó âu cũng là do nghiệp của mình đã tạo từ lâu rồi. Và khi bạn đã thay đổi suy nghĩ của mình sang hướng tích cực hơn, thì lần lần bạn sẽ chuyễn được nghiệp xấu ác, trở thành nghiệp thiện lành tốt đẹp. Còn nếu như bạn tu tập mà phá bỏ được cả cái bản ngã của mình đi, thì bạn sẽ xả được hết nghiệp chướng đau khổ bấy lâu nay luôn. Và chính khi đó, nếu có mọi việc khó khăn gì xảy ra trong cuộc sống của mình, thì nó cũng không thể làm bạn phiền phức được đâu…
Vậy sống trên đời, mỗi người đều có một không gian nội tâm riêng của mình. Và khi bạn trả nghiệp hay xả nghiệp, thì cái không gian nội tâm đó sẽ thay đổi. Vì rằng đôi khi chúng ta phải trả nghiệp quá nặng nề, cho nên chúng ta đau khổ quá mà căm thù cuộc đời. Và dần dần làm cho chúng ta suy nghĩ lệch lạc luôn.
Do đó ở Phương Tây có những người sống ở đây, mà không muốn làm người, mà chỉ muốn làm loài ác quỷ thôi. Vì thế họ đi trồng răng nanh, rồi tự rạch miệng sẻ môi cho rộng ra, rồi xăm lên mặt mình, hình ảnh của cái mặt ác quỷ thật rùng rợn, gớm ghiết nhất. Và cứ thế họ sống và thách thức cộng đồng xung quanh. Vì rằng những người này chính là ma quỷ hiện hình, trên trần gian này rồi đó…
Cho nên cuộc sống làm người của chúng ta, là một cuộc chiến đấu bất tận để hướng về phía ánh sáng...
Và chỉ cần chúng ta không quá hoang tưởng, thì chúng ta có thể đi đúng hướng rồi. Vì nhận thức về cuộc sống trần gian này là vũng lầy đau khổ quá chừng chừng. Vì thế chúng ta sống, thì phải nhìn rộng ra xung quanh một chút, mà sống cho hài hòa với mọi người.
Và trong cuộc sống cộng sinh đó, nếu như chúng ta không làm được gì lợi ích cho người khác, thì chớ nên làm hại người khác nhé!. Vì việc thay đổi nhận thức của mình đây, cũng làm chưa xong mà. Vì nỗi đau của chúng ta chưa đủ lớn, cho nên chúng ta chưa đủ trưởng thành, để làm người tử tế được.
Và khi bạn trưởng thành, thì thế giới này sẽ có đầy những phép màu kỳ diệu nhất luôn xảy ra xung quanh bạn đó...
…………………………………………
Chính vì dòng suy nghĩ của chúng ta là bất tận, cho nên chúng ta suy nghĩ mãi cũng không ra…
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015