, thế giới lại sôi động lên vấn đề dân tộc và điều này càng nhắc ta gợi nhớ đến công lao to lớn của NguyễnTrãi. Những bài học của lịch sử về vấn đề dân tộc, trong đó có sự đóng góp to lớn của NguyễnTrãi, vẫn giữ nguyên giá trị đối với hậu thế."/>Nam, thế giới lại sôi động lên vấn đề dân tộc và điều này càng nhắc ta gợi nhớ đến công lao to lớn của NguyễnTrãi. Những bài học của lịch sử về vấn đề dân tộc, trong đó có sự đóng góp to lớn của NguyễnTrãi, vẫn giữ nguyên giá trị đối với hậu thế."/>
Thế giới đã biết đến các nhà lãnh đạo quân sự tài ba của Việt Nam. Một số trong họ đã được ghi vào bộ sử biên niên các nhà quân sự nổi tiếng thế giới như Trần Quốc Tuấn, NguyễnHuệ, VõNguyênGiáp...Không chỉ đánh giặc giỏi mà người Việt Nam còn đóng góp cho nhân loại nhiều nhà tư tưởng, nhiều nhà văn hoá lớn tầm cỡ thế giới. Và không phảingẫu nhiên mà UNESCO, khi liệt kê các nhà văn hoá lớn của thế giới, đã phải dành chỗ để ghi tên tuổi các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam như NguyễnTrãi, Nguyễn Du, HồChíMinh. Lịch sử dân tộc ta thật là vĩ đại, Cho nên việc "...tiếp tục khai thác, nghiên cứu sâu hơn, tổng kết khoa học hơn di sản tư tưởng, trước hết là tư tưởng triết học, của ông cha ta, chỉ ra cho được những giá trị lâu bền trong di sản đó, cố gắng tìm trong đó bản sắc,những khía cạnh độc đáo cần kế thừa và phát triển, giải thích cho được cái làm nên bản sắc độc đáo đó... Mặt khác, cũng chính việc tổng kết di sản này, rút ra những bài học, những kinh nghiệm của quá khứ sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt đất nước hiện nay và sắp tới". Tư tưởng của Nguyễn Trãi là một trong những đóng góp lớn cho di sản vĩ đại đó, đáng để cho chúng ta khai thác, nghiên cứu.
Giới lý luận và những người quan tâm đến chính trị thế giới đã từng biết đến một khái niệm dân tộc nổi tiếng mang tính phổ quát, lần đầu tiên được Stalin đưa ra trong tác phẩm "Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, song điều mà các học giả thế giới ít biết đến là, người đầu tiên trong lịch sử thế giới cố gắng tìm kiếm và đã đưa ra được một định nghĩa dân tộc "tương đối có hệthống và toàn diện" lại là một người Việt Nam. Đó chính là NguyễnTrãi, nhà văn hoá lớn đã được thế giới công nhận và xếp hạng.
Trong tập kỷ yếu "Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi", nhiều tác giả đã chỉ ra rằng Nguyễn Trãi là nhà quân sự, chính trị, ngoại giao...nhà văn hoá lớn.Cống hiến của NguyễnTrãi đã được một số tác giả nói tới. Chẳng hạn, theo Giáo sư Nguyễn Tài Thư, NguyễnTrãi "đã đề cập tới các yếu tố hình thành dân tộc mà khoa học chính trị của thế kỷ XX này ít nhiều phải nhắc tới". TheoGiáo sư Trần Văn Giàu, "Dân tộc ta có gần 5 thế kỷ độc lập lâu dài từ thời Ngô Quyền năm 938 đến đầu thế kỷ XIV. Chính là 5 thế kỷ này, dân tộc Việt Nam (theo ý nghĩa khoa học tiến bộ nhất của khái niệm dân tộc) được hình thành chỉ còn đợi điều kiện để hoàn chỉnh. Đó là sự tham gia tích cực, bền bỉ của quảng đại nhân dân vào việc cứu nước và đựng nước. Điều kiện đó đã xuất hiện với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lãnh thổ chung, văn hoá chung, tập quán, nhất là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đủ làm ra thứ keo sơn kết thành một dân tộc , một quốc gia dân tộc bền vữngngay trong thời Trung đại phong kiến mà không phải chờ đến chủ nghĩa tư bản phát triển tạo thành một thị trường chung. Có đủ điều kiện cho sự hình thành dân tộc song ý thức một cách rõ rệt nhất, đầy đủ nhất về sự hình thành đó là cống hiến tinh thần của Nguyễn Trãi, người có trình độ văn hoá cao, có kiến thức quốc học lớn....
Như vậy, các tác giả Việt Nam đã đề cập ít nhiều đến đóng góp về khái niệm dân tộc của NguyễnTrãi, song đáng tiếc là chưa có những bài chuyên sâu về vấn đề này. Bài viết nhỏ này không có tham vọng làm điều đó, mà chỉ dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu quan niệm về dân tộc của Nguyễn Trãi với các quan niệm về dân tộc có trước và sau Nguyễn Trãi để thấy được sự cống hiến của ông về vấn đề này, một sự đóng góp mang tầm cỡ thế giới, ở thế kỷ XV, mà thế giới ít biết đến.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, trước Nguyễn Trãi đã có nhiều nhà tư tưởng tìm cách đưa ra định nghĩa về dân tộc, các quan niệm đó có những giá trị nhất định. Mầm mống của nó phải chăng đã có từ thời LýBí. Dân tộc lúc đó thường được gọi là thành hay bang, quốc hay nước. Sau khi quét sạch quân xâm lược ở thế kỷ VI, Lý Bí đã vứt bỏ luôn tên gọi mà Trung Quốc đã áp đặt cho nước ta như Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ… và đặt tên nước là Vạn Xuân (sau này nhà Đinh gọi là Đại Cồ Việt, nhà Lý gọi là Đại Việt) để chứng tỏ sự cùng tồn tại ngang hàng với các nước lớn ở Trung Hoa. Cùng với việc đổi tên nước là việc đổi tênhiệu người đứng đầu từ Vương sang Đế: từ Trưng Vương, Triệu Việt Vương sang Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Đinh TiênHoàng Đế. Điều đó thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của người Việt. Sau này, "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn đã thể hiện rõ Việt Nam là một quốc gia dân tộc độc lập về chính thể, có quốc hiệu, niên hiệu, đế hiệu và kinh đô riêng. Thời Bắc thuộc, để chống lại sự thống trị: "...trong bộ tộc Việt lúc đó đã có nhiều điểm chung về nguồn gốc tộc người, về kinh tế, tiếng nói, phong tục, tập quán… nhưng họ không thể biết hết các điều đó vì trình độ kiến thức hạn chế. Dân tộc là một phạm trù lịch sử, gắn liền với một giai cấp nhất định trong lịch sử. Ở Việt Nam, trước và sau khi giành được độc lập, phạm trù dân tộc nằm trong hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Cùng với thời gian, khái niệm dân tộc được mở rộng cả về bề rộng lẫn bề sâu, cả về không gian và thời gian, cả về đất đai và văn hoá cho phù hợp với đối tượng mà nó khái quát. Ở Lý Thường Kiệt, quan niệm đó còn khoác cái vỏ thần bí và trừu tượng:
"Nam quốc sơn hà Nam Đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư".
Điều đó có nghĩa là Việt Nam phải được độc lập vì “sách trời" đã ghi... Nhưng đến Trần Quốc Tuấn, quan niệm đó đã có sự thay đổi: phải đánh đuổi giặc để bảo vệ quyền lợi cho gia tộc, đất nước, để rửa nhục cho nước. Sử gia Lê Văn Hưu (thế kỷ XII) quan niệm tổ quốc, dân tộc là "nhà tông miếu, nền xã tắc" , còn Trần Quốc Tuấn (thế kỷ XIII) quan niệm đó là "thái ấp, bổng lộc, đền đài, miếu mạo...". Đến NguyễnTrãi thì chúng ta đã có được "một quan điểm khá toàn diện, hoàn chỉnh về vấn đề dân tộc".
Trong Đại cáo BìnhNgô (1428), NguyễnTrãi viết: “Xét nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Bờ cõi sông núi đã riêng. Phong tục Bắc, Nam cũng khác. TrảiTriệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước. CùngHán, Đường, Tống, Nguyên, đều làm đế một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Song hào kiệt vẫn không hề thiếu”.
Đọc áng văn trên, có thể thấy NguyễnTrãi đã tiến một bước dài trong việc tìm kiếm khái niệm dân tộc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh chống xâm lược. Quan niệm đó được hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, là cơ sở cho lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền. Khái niệm dân tộc có quan hệ gần gũi với một loạt các khái niệm khác như tổ quốc, xã tắc non sông, lãnh thổ, bờ cõi… đến mức mà trong những trường hợp nhất định, chúng có thể thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi đều nói đến xã tắc. Vậy xã tắc là gì? "Xã tắc chính là thần đất
phối hợp với thần lúa để tượng trưng cho toàn thể gọi là xã tắc”. TrongLễ hiến phù ở ChiêuLăng, Trần Nhân Tông đã viết:
“Xã tắc hai phen phiền ngựa đá. Non sông ngàn thuở vững âu vàng".
ChínhNhuyễnTrãi đã dùng từ này để khẳng định quyền độc lập của dân tộc:
"Xã tắc từ đây bền vững. Non sông từ đậy đổi mới. Để mở nền muôn thuở thái bình. Để rửa nỗi ngàn thu sỉ nhục".
Khái niệm "Tổ quốc" có mối quan hệ mật thiết với khái niệm dân tộc. Chúng "là hai khái niệm hầu như ngang nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhân vì trong khái niệm thứ nhất có bao hàm những yếu tố không nằm trong khái niệm thứ hai, ví dụ: các yếu tố thuộc về thiên nhiên". Đã là con người thì phải thuộc một tổ quốc, một dân tộc nào đó. Không có tổ quốc và không thuộc một dân tộc nào là người bất hạnh. Tổ quốc của Khổng Tử là HoaHạ, nhưng nó bị xâu xé bởinhiều thế lực khác nhau nên ông phải đi hết nước này đến nước khác để mong muốn xây dựng nên tổ quốc dân tộc thống nhất. Hàng chục năm "đi mòn cả dép", song ông vẫn khôn thể nào làm được điều mong muốn. TrungQuốc thời xưa không có tên nước, mà theo tên triều đại thống trị. Nho giáo không có khái niệm tồ quốc, dân tộc, cũng chẳng có khái niệm nào gắn với khái niệm dân tộc, có chăng chỉ là khái niệm xã tắc. NguyễnTrãi là nhà nho đích thực, nhưng là nhà nho của Việt Nam có tổ quốc, có dân tộc.
Quan niệm về dân tộc của ông đã vượt xa Nho giáo để tiếp cận đến những tri thức hoàn toàn mới. Đó là sư kế thừa và phát triển tư tưởng dân tộc của các vị tiền bối, tù Lý Bí, Lý Thưởng Kiệt nên Trần Quốc Tuấn, là sự nhận thức một cách tự giác, có sự bổ sung những tri thức mới khi lịch sử đã thay đổi. Đó còn là kết quả của sự suy ngẫm, của những phút giây thao thức, trăn trở "đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông", của những thể nghiệm, những mất mát lớn lao, thậm chí phải đổi bằng máu của biết bao “dân đen, con đỏ". SauNguyễnTrãi, NguyễnHuệ đã cố gắng bổ sung thêm cho khái niệm dân tộc:
"Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen. Đánh cho nó chích luân bất phản".
Song sự bổ sung này cũng không có gì mới hơn. Theo nhận xét của Giáo sư Phan Ngọc, công thức ấy (công thức về dân tộc), ra đờinăm 1428, bốn trăm năm trước công thức dân tộc của giai cấp tư sản và năm trăm năm trước công thức dân tộc của Stalin rõ ràng là một cống hiên thế giới".
Năm 1913, Stalin đưa ra định nghĩa: “Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hoá". Định nghĩa dân tộc của Stalin nêu lên 4 yếu tố: kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, tâm lý trong đó yếu tố kinh tế được coi là đặc trưng quan trọng nhất.
Xem xét định nghĩa dân tộc của NguyễnTrãi, chúng ta thấy, ông đã nêu lên 5 yếu tố thống nhất: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, nhân dân mà đại biểu là người anh tài, hào kiệt. Định nghĩa của Nguyễn Trãi không nói đến yếu tố kinh tế, vì ông xuất phát từ thực tế hình thành dân Việt Nam có những nét độc đáo không giống như quy luật phổ biến của sự hình thành các dân tộc khác trên thế giới.Do đặc điểm riêng mà sự hình thành dân tộc ta không cần đến vai trò của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, không cần phải đợi đến quá trình thống nhất thị trường, thuế quan là "tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tàisBản vào trong tay một số ít người". Nguyên nhân của sự hình thành dân tộc ta là do nhu cầu chống ngoại xâm và các thế lực thiên nhiên hà khắc, buộc các tộc người sống trên lãnh thổ phải liên kết lại thành một khối.
Sự đối chiếu nói trên cho thấy, NguyễnTrãi đã xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để khái quát nên khái niệm dân tộc. Chúng ta không thể đòi hỏi cái mà ngườiđờitrước không có vì hiện thực lịch sử là thế, không thể đảo ngược được. Có thể nhận thấy, ngoài những yếu tố trùng hợp vời khái niệm dân tộc của Stalin như lãnh thổ, tâm lý, khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi còn có những yếu tố khác, trong đó nổi bật nhất là yếu tố nhân dân. Công lao của ông là ở chỗ, ông là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra được một khái niệm dân tộc tương đối hoàn chỉnh, nêu ra được vấn đề để người đời sau tiếp tục giải quyết. Chính vì vậy, khái niệm dân tộc của NguyễnTrãi vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó.
Đã có một thời, vấn đề dân tộc tưởng chừng như đã được giải quyết xong xuôi, nhưng ngày nay nó lại nổi lên như một văn đề thời sự nóng hổi nhất. Đây là vấn đề cực kỳ phức tạp và rắc rối. Trên thế giới, hàng ngày hàng giờ chiến sự vẫn tiếp tục nổ ra xoay quanh việc tranh chấp lãnh thổ, thanh lọc sắc tộc mà thực chất là vấn đề dân tộc. Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục làm đau đầu các nhà lãnh đạo tại các quốc gia đa sắc tộc. Nếu không giải quyết tốt thì tại mỗi quốc gia này sẽ tiềm ẩn "nhưng thùng thuốc nổ" của chiến tranh, chết chóc. Trên chính trường thế giới, các cuộc chiến tranh Iran - Irắc và Irắc - Côoét vừa mới nguội tắt, khói lửa của cuộc xung đột sắc tộc ở Nam Phi chưa kịp tan thì cuộc chiến tranh "huynh đệ tương tàn" ở Nam Tư lại tiếp tục. Thậm chí, ngay cả khi đã dẹp xong Taliban, ở Apganítan vấn đề sắc tộc vẫn có nguy cơ bùng phát trong việc cai quản đất nước.
Do sự phức tạp của vấn đề dân tộc nên hiện nay các học giả trên thế giới đang tìm cách xác định lại khái niệm này. Chính vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề này vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi và cấp bách. Trước tình hình đó, chúng ta càng nhận thấy giá trí của khái niệm dân tộc của NguyễnTrãi, tầm vĩ đại của sự tiên tri vượt trước thời đại của ông. Đã gần 600 năm trôi qua kể từ khi xuất hiện khái niệm dân tộc ở Việt Nam, thế giới lại sôi động lên vấn đề dân tộc và điều này càng nhắc ta gợi nhớ đến công lao to lớn của NguyễnTrãi. Những bài học của lịch sử về vấn đề dân tộc, trong đó có sự đóng góp to lớn của NguyễnTrãi, vẫn giữ nguyên giá trị đối với hậu thế. Có được sự hiểu biết đúng đắn và vận dụng linh hoạt vấn đề này sẽ giúp cho các nhà chính trị hàng đầu thế giới có thể tránh được những bước đi sai lầm làm phương hại đến sự thống nhất dân tộc làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực và thế giới.
26/12/2017Lê Thị LanChủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu được hình thành trên những nguyên lý triết học mà ông coi là nền tảng, như lẽ sống chết, quan hệ giữa lý và khí, tự do và bình đẳng, độc lập và tự cường dân tộc... Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu đã vượt qua giới hạn tầm nhìn Nho giáo, tiếp thu các giá trị tư tưởng phổ biên của thời đại để đi đến hai mục đích lớn là giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam mới...
13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
25/06/2014Nguyễn Trần BạtTrong lịch sử phát triển đầy những khúc quanh của nhân loại, chủ nghĩa dân tộc và quyền lợi dân tộc luôn luôn là một trong những vũ khí chính trị hiệu nghiệm cho mục đích tuyên truyền. Điều đó được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng, mà cả tính phức tạp của vấn đề. Và trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm, nó thường bị lạm dụng hoặc hiểu nhập nhằng...
06/04/2007PGS, TS Bùi Xuân ĐỉnhTấm vé thành viên WTO cho thấy đây là lần đầu tiên, nền kinh tế Việt Nam gia nhập kinh tế toàn cầu với tư thế bình đẳng. Như vậy, Việt Nam hiện đã có được những điều kiện cần và đủ cho cuộc vượt biển lớn đang ở phía trước...
29/06/2006Kim HạnhCùng với xu thế hội nhập ngày càng gia tăng, mối lo ngại về sự đánh mất dần bản sắc dân tộc cũng gia tăng. Mối lo ngại ấy là tự nhiên thôi. Ông cha mình canh cánh muôn thuở về điều ấy. Rốt cuộc ta vẫn là ta...
10/03/2006Võ Thu TịnhTheo các nhà biên khảo thì các câu tục ngữ là một "quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh" giúp cho dân gian ta "có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời"...
31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?