Nghĩ về Sống và Đạo Đức

05:20 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Mười Hai, 2017

Tôi ngẫm thấy : ai thực hành được cuộc đời mình theo nguyên lý : Làm việc cần theo đuổi tính Đạo của mình, và sống nên phổ biến tính Đức của mình! Thì tuyệt hay !
Sống cũng như làm việc, cần có phẩm chất , kỉ luật và tu rèn khả năng…để không bị động, chính mình giải quyết được những đòi hỏi và thách thức xứng đáng của nó chứ không bị nó hối thúc, bắt buộc…để ta mang những thứ hữu ích, tích cực và nhẹ nhàng, có phương pháp

Sống phải hiểu những nguyên tắc cơ bản về giao tiếp ứng xử với mọi sự bên ngoài là: Tôn trọng…thấm nhuần vào mình một cách tự nhiên tự tại, để mình thường xuyên hay ho, đạt được sự tinh tế trong lối sống và thăng hoa được trong các hoàn cảnh, bất luận như thế nào

Sống nên thoát được khỏi cái gì thêm sướng vì thế ! Cần hướng đến hưởng thụ tinh thần của chính mình hơn là chạy đua với tham sân si. Tạo ra được môi trường sống quanh ta hài hòa, giao cảm được các giá trị làm mình sống thú vị hơn chứ không phải là bị bao vây bởi gánh nặng của u mê, vị kỷ

Sống mà tạo ra được những dòng thời khắc ko phải suy tư về bất cứ điều gì , chẳng tiếc ngày qua, không lo đến ngày mai thì tuyệt vời! Gọi lên và mang được những hình ảnh tươi đẹp, những cảm xúc hay… từ mọi không gian và thời gian đặt nguyên vào hiện tại như đang sống với nó

Sống càng ngày càng bị nguy cơ không chỉ là tích bệnh lý, mà là mang mắc nhiều tính xấu cũ không đổi, lại thêm nảy nòi .. đến mức trở thành định mệnh của chính mình, còn kinh sợ hơn bệnh tật ! Hãy luôn nghĩ rằng mỗi người luôn có cơ hội đẹp theo tuổi..được vậy chính là phúc lộc của họ


Tôi từng thấy:

. Nhiều kẻ mở miệng ra chào hỏi người khác đã mang đầy ngụ ý xấu, cách nghĩ xấu, sự áp đặt xấu, thói quen xấu của họ vào hoàn cảnh, đời tư, quan niệm riêng của người gặp gỡ. Ngôn ngữ và cái lưỡi như thế với uế xú ghê gớm thì trong lòng họ đã tích độc nhiều biết nhường nào. Đến cây hoa nghe họ nói mà muốn hôi đi và rũ héo ….

. Nhiều kẻ huênh hoang với bon chen hơn người, sự phì gia trọc phú ,những lý luận ma mị…rồi hô phong hoán thủy rối loạn, cư xử bẩn tưởi… nhưng bản thân thì buông tuồng với thói tật, không thực hiện được điều hay tối thiểu , vô cảm với chuẩn mực xung quanh,…lại phù phiếm cố cùng dùng vật chất chít chát những khiếm khuyết văn hóa thê thảm

.


Ở đời chết vì thuốc độc, vì bị tai nạn hiểm, hay vô cớ bị giết…. muôn điều có thể…thì trong hàng vạn người mới có hy huu một mắc phải! Những kẻ bị tàn lụi trong sống lười biếng, bị đọa đày trong sự khốn nạn chính họ gây ra…thì thấy có nhiều lắm…rồi quay ra báo hại người khác…. Thảm họa ở chính chỗ của kẻ đó là : chúng không tin, không thực hành được việc tốt

Người ta sống đi trong đời thì luôn mang cái bóng và để lại những dấu chân của mình… Hãy nhớ : mọi điều đã xảy ra luôn còn dấu vết, mọi điều sẽ xảy ra luôn có dấu hiệu…. Nhẹ lòng với công quả và tinh thần tốt đã reo rắc trên những chặng đường. Sự xấu ai thải ra, gây nên lại có hiệu ứng để lại trong chính tâm hồn kẻ đó vì luôn phải lo sợ và bị sự Lành rời xa

Nhân Loại nghĩ ra muôn thứ …rất nhiều sản phẩm tốt, đó là thành quả của làm việc muôn người… nhưng cần hơn, mạnh hơn và cao hơn phải tìm được cách sử dụng chúng cho an lành, an hòa, an phúc…đừng làm mất mát những điều đó, mà thêm xung đột cuộc sống của chính mình. Làm việc cần theo đuổi tính Đạo của mình, và sống nên phổ biến tính Đức của mình!


Tôi kể chuyện :

Một người làm việc lái đò, khi trở lại bến ở phía trên sông, nước chảy xuống tạo nên sức cản , thế mà hành động cứ nhẹ như không! Người khách đi đò hỏi, ông ta trả lời : đó là tôi hiểu cái Đạo của việc chèo thuyền.

Một con thuyền khác đi hướng ngược lại, tuy thuận theo dòng nhưng người cầm chèo lúng túng nên đâm phải, làm hư hỏng chút ít thuyền của ông ta. Không hề giận, ông neo thuyền mình nhảy sang bên thuyền kia tận tình giúp họ. Người khách hỏi, ông ta nói : đó là tôi thực hành cái Đức của nghề, nếu không thuyền đã bị hại, quan hệ con người còn hỏng hơn!

Người khách cảm tình quý hóa, thêm vào tiền trả công một món và trân trọng nói: bấy lâu tôi chỉ mong hiểu được thế nào là Đạo Đức, nay đã thấy và có duyên cớ để dùng đồng tiền cho có ý nghĩa với việc mình kiếm tiền, thì xin ông đừng từ chối ! Ông lái đò cảm tạ mà rằng: một việc nhỏ mà tôi làm hay, anh thấy quý, người kia không bị thiệt, tất cả coi đó là niềm sống thì tiền này đáng nên nhận mang về cho con tôi lắm…để nó thấy nghề lái đò của bố nuôi nó khôn lớn hơn bởi nhiều nhẽ, vượt lên những gian khổ mà chúng tôi từng trải…

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Người giàu có xu hướng thiếu đạo đức”?

    26/06/2017Đoan TrangTheo một kết quả nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu ĐH California và ĐH Toronto, thì những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu - những người có nhiều tiền nhất, có thu nhập cao nhất, học vấn tốt nhất và công việc danh tiếng nhất - lại có xu hướng thể hiện hành vi thiếu đạo đức hơn. (VietNamNet, ngày 1-3)
  • Cái nhìn lệch lạc về văn hóa và đạo đức xã hội Việt Nam

    24/09/2014Thiện VănTừ quan điểm được đề cập ngay từ đầu bài viết: “Tôi cố gắng không để mình bị hạn chế vào một cách nhìn cột chặt vào một chuyên ngành đó, chẳng hạn như nhìn văn hóa, đạo đức hoặc sự xuống cấp văn hóa và đạo đức từ góc nhìn của đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, tội phạm học, luật học, v.v.. là những lĩnh vực mà tôi thực ra không có kiến thức trường ốc chuyên sâu”, tác giả đã “quan sát một con người bình thường trong xã hội hôm nay” với những góc nhìn ảm đạm, lệch lạc...
  • Đạo đức và luân lý Đông Tây

    13/06/2014Phan Châu Trinh (1925)Bài diễn thuyết của Cụ Phan Chu Trinh diễn tại nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19.11.1925
  • Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội

    08/02/2013Trần Hữu QuangĐâu là những nguồn gốc sâu xa của tình trạng xuống cấp và suy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay? Bài này đề ra một giả thuyết để trả lời cho câu hỏi này bằng cách dựa trên khái niệm hệ thống và khái niệm “tự trị” của Immanuel Kant. Giả thuyết này bao gồm hai vế chính, đó là tính chất “ngoại trị” của nền đạo đức xã hội, và tình trạng “nhà nước hóa” xã hội dân sự trong xã hội Việt Nam hiện nay...
  • Từng bước phát triển trên nền tảng đạo đức

    06/12/2011Uyên ViễnBài Thực dụng hay đấu tranh sinh tồn?
    của tác giả Đông Nguyễn trên TBKTSG ngày 27-10-2011, cho rằng môi
    trường làm ăn khó khăn và kém minh bạch hiện nay khiến lớp doanh nhân
    trẻ không tránh khỏi khuynh hướng thực dụng vì mục đích sinh tồn. TBKTSG
    đã ghi lại những phản hồi của các doanh nhân nhiều thế hệ về vấn đề
    này.
  • Nạn nhân của sự mục ruỗng đạo đức

    04/01/2011Lê Chân NhânBản cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Giang không buộc được 16 người trong “danh sách đen” có hành vi mua dâm. Nhưng hai nữ sinh đáng thương lại bị buộc tội bán dâm và môi giới mại dâm với mức án từ 7 - 15 năm tù giam...
  • Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ

    30/11/2010Trần TuấnNhư Báo CAND đã đưa tin,ngày 24/10/2009, tại khu vực trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) xảy ra một vụ đâm chém nhau giữa 2 nhóm thanh niên, hậu quả khiến một sinh viên bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều đáng nói trong vụ án này chính là việc các đối tượng có liên quan đến vụ án chiếm đa phần là các học sinh THPT có độ tuổi 9X. Vụ việc thêm một lần nữa cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay…..
  • Đồ vật và đạo đức, luân lý

    12/08/2010Nguyễn Bỉnh QuânSự xuất hiện quá nhanh của các đồ vật mới kiến người ta phải rượt đuổi theo chúng. Các đồ vật trở thành “chủ thể” của sự giàu có và điều khiển người sở hữu! Mà đồ vật tự nó không biết tới đạo lý nên cũng vô tội khi đẩy các ông bà chủ của chúng tới chỗ vô đạo, vô luân, thành tội phạm hay vướng cảnh lao tù.
  • Các định đề cơ bản trong đạo đức học I. Kant

    05/08/2010Vũ Thị Thu LanTrong bài viết này, tác giả tập trung phân tích 3 định đề cơ bản trong đạo đức (lý tính thực tiễn) của I.Kant – Có một linh hồn bất tử ở thế giới bên kia, có tự do tuyệt đối ở thế giới bên kia và có Thượng đế ở thế giới bên kia – với tư cách những định đề đóng vai trò như những giả thiết tất yếu cho mọi hành vi đạo đức của con người trong quá trình vươn tới sự Thiện – tối cao, như những mệnh đề mà sự tồn tại của các quy tắc đạo đức phải phụ thuộc vào chúng, còn bản thân chúng sở dĩ có giá trị như những định đề là nhờ sự tồn tại của các quy tắc đạo đức.
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • xem toàn bộ